[In trang]
Đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo giúp kìm hãm phát thải khí nhà kính toàn cầu
Thứ tư, 24/08/2016
Việc giảm sử dụng than tại Trung Quốc, Mỹ và sự chuyển dịch toàn cầu về năng lượng tái tạo đã giúp kiềm chế mức phát thải khí nhà kính trong năm thứ hai liên tiếp, một trong những nhà phân tích năng lượng hàng đầu thế giới cho biết.

Việc giảm sử dụng than tại Trung Quốc, Mỹ và sự chuyển dịch toàn cầu về năng lượng tái tạo đã giúp kiềm chế mức phát thải khí nhà kính trong năm thứ hai liên tiếp, một trong những nhà phân tích năng lượng hàng đầu thế giới cho biết.

Theo dữ liệu sơ bộ năm 2015 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng khí thải cacbonic từ ngành năng lượng đã chững lại ở 32,1 tỷ tấn ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng hơn 3%.

Điện năng tạo ra từ nguồn năng lượng tái tạo đóng một vai trò chủ chốt, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng điện mới trong năm 2015. Hơn một tổng sản lượng điện mới là được sản xuất từ năng lượng gió, IEA cho biết.

Những con số trên là rất quan trọng, bởi nó chứng minh một điều rằng hoàn toàn có thể phát triển nền kinh tế mà không làm gia tăng lượng khí phát thải.

"Những số liệu mới khẳng định: chúng ta đã được nhìn thấy hai năm liên tiếp mà sự tăng trưởng kinh tế không đi kèm với phát thải khí nhà kính. Đạt được chỉ một vài tháng sau thỏa thuận COP21 tại Paris, điều này là một cú hích cho cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu”, Giám đốc IEA, ông Fatih Birol cho biết.

Hai nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất, Trung Quốc và Mỹ, đều giảm lượng phát thải liên quan đến năng lượng vào năm 2015. Tuy nhiên, khí thải tuy giảm ở hai quốc gia này nhưng lại tăng lên ở những nước đang phát triển tại châu Á và Trung Đông.

Trong 40 năm mà IEA báo cáo về khí thải CO2, chỉ có bốn giai đoạn ngắn mà lượng phát thải đứng yên hoặc giảm so với năm trước. Ba trong số đó - những năm đầu 1980, năm 1992 và 2009 – đều là thuộc thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Nhưng lần này, sự suy giảm phát thải lại diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP toàn cầu tăng 3,4% vào năm 2014 và 3,1% vào năm 2015. Đó là một điều vừa đáng ngạc nhiên vừa đáng mừng.

Một báo cáo riêng biệt của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) đã cho thấy tỷ trọng năng lượng tái tạo của toàn EU đã tăng từ 14,3% năm 2012 lên 15% vào năm 2013. Nhờ đó, nhu cầu của EU đối với nhiên liệu hóa thạch đã giảm đi 110 triệu tấn dầu tương đương trong năm 2013. Theo EEA, điều này là tương đương với giảm 362 triệu tấn khí thải CO2.

Văn phòng CPSI
Theo Theguardian