Công nghệ phát triển năng lượng bền vững
Thứ ba, 09/05/2017
Nâng cao hiệu suất tại các nhà máy nhiệt điện than là một giải pháp hữu hiệu nhằm gia tăng hiệu quả hệ sinh thái năng lượng, ông Massimo Gallizioli, Giám đốc kinh doanh, Steam Power Systems, khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn GE nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư.
Nâng cao hiệu suất tại các nhà máy nhiệt điện than là một giải pháp hữu hiệu nhằm gia tăng hiệu quả hệ sinh thái năng lượng, ông Massimo Gallizioli, Giám đốc kinh doanh, Steam Power Systems, khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn GE nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư.
Ông đánh giá thế nào về thực trạng phát triển nhiệt điện than tại Việt Nam hiện tại và các kế hoạch từ nay tới năm 2030?
Không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới, nhiệt điện than vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Nhiệt điện than vẫn đang chiếm khoảng 40% tổng công suất điện trên toàn thế giới và trong thập kỷ tới, con số này có thể giảm xuống mức 30%. Tuy vậy, nhiệt điện than vẫn là nguồn năng lượng thiết yếu, để đảm bảo cung cấp điện ổn định với chi phí hợp lý.
Tôi được biết, Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu cung cấp đủ điện để đáp ứng mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm. Theo đó, công suất nhiệt điện than vẫn chiếm hơn 40% trong tổng cơ cấu nguồn điện. Trong bối cảnh đó, các công nghệ, giải pháp mới cần phải được ứng dụng để đảm bảo hai mục tiêu: nâng cao hiệu suất và giảm phát thải.
Là đơn vị có những công nghệ mới giúp tăng hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện than, khả năng triển khai các công nghệ này của GE ở Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Tăng hiệu quả của các nhà máy điện là rất quan trọng, không chỉ vì những cải tiến cho phép các đơn vị vận hành tiết kiệm chi phí đáng kể, bằng cách sử dụng ít nhiên liệu để sản xuất cùng một sản lượng điện, nó cũng cho phép họ giảm đáng kể lượng khí thải carbon. Sự gia tăng hiệu suất lò hơi, từ 0,5 đến 1,5 điểm phần trăm tiết kiệm nhiên liệu, lên đến 2 tấn mỗi giờ, hay 18.000 tấn than mỗi năm, trong khi một điểm phần trăm cải thiện hiệu quả bằng 2 điểm phần trăm giảm trong lượng khí thải CO2.
Chúng tôi tin rằng, những công nghệ mới sẽ giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành điện nói riêng và cho Việt Nam nói chung. GE vẫn đang làm việc rất tích cực để đạt được các dự án ở quan trọng ở châu Á và cả Việt Nam nữa. Chúng tôi cam kết, sẽ luôn hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng một ngành năng lượng phát triển bền vững.
GE có quan tâm tới việc nâng cấp một số nhà máy nhiệt điện than hiện có tại Việt Nam để gia tăng hiệu suất. Điều này có khó khăn và thuận lợi ra sao, thưa ông?
Việt Nam là một trong những thị trường có nhu cầu năng lượng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia cởi mở với những ý tưởng và giải pháp mới để cung cấp nguồn năng lượng ổn định, bền vững với chi phí hợp lý hơn.
Nâng cấp các nhà máy cũng chính là định hướng để phát triển các giải pháp năng lượng mà GE đang hướng tới. GE có những giải pháp giúp hiện đại hóa các thiết bị như tua-bin, lò hơi, cũng như các ứng dụng kỹ thuật số và phân tích dữ liệu vào quản lý hoạt động. Đây sẽ là những giải pháp toàn diện giúp các doanh nghiệp trong ngành dễ dàng nắm bắt các cơ hội tăng thêm doanh thu, giảm chi phí và đáp ứng các quy chuẩn về khí thải.
Mới đây, phía Nhật Bản có nhắc tới câu chuyện hỗ trợ Việt Nam xây dựng một nhà máy nhiệt điện than siêu tới hạn với tư cách là dự án thí điểm để quảng bá công nghệ tiên tiến của họ. Vậy GE có giải pháp nào để xúc tiến bán được công nghệ của mình, trong điều kiện Việt Nam đang phát triển mạnh nhiệt điện than cùng với yêu cầu nâng cao môi trường…
Năng lực cũng như danh mục sản phẩm của GE không chỉ trong lĩnh vực nhiệt điện than, mà còn trong lĩnh vực năng lượng nói chung đã được khẳng định trên toàn cầu. Chúng tôi làm việc với các khách hàng để cùng họ tìm ra giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Mỗi dự án tại mỗi quốc gia sẽ góp phần khẳng định cam kết của GE trong việc hỗ trợ phát triển ngành năng lượng bền vững.
Mới đây, chúng tôi đã bàn giao nhà máy điện Manjung 4 có công suất 1.000 MW cho Công ty Điện lực Tenaga Nasional Berhad (TNB – Malaysia), sau hai năm vận hành thương mại thành công. Việc sử dụng công nghệ đốt than siêu tới hạn của GE, giúp nhà máy có thể sản xuất điện năng với lượng phát thải thấp hơn đến 10% so với các lượng phát thải trung bình từ các nhà máy nhiệt điện than trên toàn thế giới.
Các chủ đầu tư khi dùng thiết bị của GE cũng đang tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ tài chính nhất định. GE có giải pháp nào không, thưa ông?
Tại hội thảo “Hệ sinh thái các giải pháp năng lượng cho Việt Nam” lần này, chúng tôi cùng các đối tác ở Việt Nam đã bàn nhiều về vấn đề này. Cam kết hỗ trợ mục tiêu quốc gia về năng lượng của Việt Nam, GE sẵn sàng hỗ trợ các phương án tài chính để Việt Nam có điều kiện phát triển cơ sở năng lượng hạ tầng trong 10 năm tới, bao gồm hình thành nguồn vốn giai đoạn đầu và tiếp cận vốn của bên thứ ba từ các cơ quan tín dụng xuất khẩu, các tổ chức tài trợ phát triển, và các tổ chức khác.
Không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới, nhiệt điện than vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Nhiệt điện than vẫn đang chiếm khoảng 40% tổng công suất điện trên toàn thế giới và trong thập kỷ tới, con số này có thể giảm xuống mức 30%. Tuy vậy, nhiệt điện than vẫn là nguồn năng lượng thiết yếu, để đảm bảo cung cấp điện ổn định với chi phí hợp lý.
Tôi được biết, Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu cung cấp đủ điện để đáp ứng mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm. Theo đó, công suất nhiệt điện than vẫn chiếm hơn 40% trong tổng cơ cấu nguồn điện. Trong bối cảnh đó, các công nghệ, giải pháp mới cần phải được ứng dụng để đảm bảo hai mục tiêu: nâng cao hiệu suất và giảm phát thải.
Là đơn vị có những công nghệ mới giúp tăng hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện than, khả năng triển khai các công nghệ này của GE ở Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Tăng hiệu quả của các nhà máy điện là rất quan trọng, không chỉ vì những cải tiến cho phép các đơn vị vận hành tiết kiệm chi phí đáng kể, bằng cách sử dụng ít nhiên liệu để sản xuất cùng một sản lượng điện, nó cũng cho phép họ giảm đáng kể lượng khí thải carbon. Sự gia tăng hiệu suất lò hơi, từ 0,5 đến 1,5 điểm phần trăm tiết kiệm nhiên liệu, lên đến 2 tấn mỗi giờ, hay 18.000 tấn than mỗi năm, trong khi một điểm phần trăm cải thiện hiệu quả bằng 2 điểm phần trăm giảm trong lượng khí thải CO2.
Chúng tôi tin rằng, những công nghệ mới sẽ giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành điện nói riêng và cho Việt Nam nói chung. GE vẫn đang làm việc rất tích cực để đạt được các dự án ở quan trọng ở châu Á và cả Việt Nam nữa. Chúng tôi cam kết, sẽ luôn hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng một ngành năng lượng phát triển bền vững.
GE có quan tâm tới việc nâng cấp một số nhà máy nhiệt điện than hiện có tại Việt Nam để gia tăng hiệu suất. Điều này có khó khăn và thuận lợi ra sao, thưa ông?
Việt Nam là một trong những thị trường có nhu cầu năng lượng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia cởi mở với những ý tưởng và giải pháp mới để cung cấp nguồn năng lượng ổn định, bền vững với chi phí hợp lý hơn.
Nâng cấp các nhà máy cũng chính là định hướng để phát triển các giải pháp năng lượng mà GE đang hướng tới. GE có những giải pháp giúp hiện đại hóa các thiết bị như tua-bin, lò hơi, cũng như các ứng dụng kỹ thuật số và phân tích dữ liệu vào quản lý hoạt động. Đây sẽ là những giải pháp toàn diện giúp các doanh nghiệp trong ngành dễ dàng nắm bắt các cơ hội tăng thêm doanh thu, giảm chi phí và đáp ứng các quy chuẩn về khí thải.
Mới đây, phía Nhật Bản có nhắc tới câu chuyện hỗ trợ Việt Nam xây dựng một nhà máy nhiệt điện than siêu tới hạn với tư cách là dự án thí điểm để quảng bá công nghệ tiên tiến của họ. Vậy GE có giải pháp nào để xúc tiến bán được công nghệ của mình, trong điều kiện Việt Nam đang phát triển mạnh nhiệt điện than cùng với yêu cầu nâng cao môi trường…
Năng lực cũng như danh mục sản phẩm của GE không chỉ trong lĩnh vực nhiệt điện than, mà còn trong lĩnh vực năng lượng nói chung đã được khẳng định trên toàn cầu. Chúng tôi làm việc với các khách hàng để cùng họ tìm ra giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Mỗi dự án tại mỗi quốc gia sẽ góp phần khẳng định cam kết của GE trong việc hỗ trợ phát triển ngành năng lượng bền vững.
Mới đây, chúng tôi đã bàn giao nhà máy điện Manjung 4 có công suất 1.000 MW cho Công ty Điện lực Tenaga Nasional Berhad (TNB – Malaysia), sau hai năm vận hành thương mại thành công. Việc sử dụng công nghệ đốt than siêu tới hạn của GE, giúp nhà máy có thể sản xuất điện năng với lượng phát thải thấp hơn đến 10% so với các lượng phát thải trung bình từ các nhà máy nhiệt điện than trên toàn thế giới.
Các chủ đầu tư khi dùng thiết bị của GE cũng đang tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ tài chính nhất định. GE có giải pháp nào không, thưa ông?
Tại hội thảo “Hệ sinh thái các giải pháp năng lượng cho Việt Nam” lần này, chúng tôi cùng các đối tác ở Việt Nam đã bàn nhiều về vấn đề này. Cam kết hỗ trợ mục tiêu quốc gia về năng lượng của Việt Nam, GE sẵn sàng hỗ trợ các phương án tài chính để Việt Nam có điều kiện phát triển cơ sở năng lượng hạ tầng trong 10 năm tới, bao gồm hình thành nguồn vốn giai đoạn đầu và tiếp cận vốn của bên thứ ba từ các cơ quan tín dụng xuất khẩu, các tổ chức tài trợ phát triển, và các tổ chức khác.