Bình Dương: Sản xuất sạch hơn góp phần đưa công nghiệp phát triển bền vững
Thứ ba, 16/08/2016
Triển khai kế hoạch sản xuất sạch hơn (SXSH) từ năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song, nhờ sự nỗ lực, cố gắng của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN tỉnh Bình Dương (TTKC) nên hoạt động SXSH trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành công nhất định, giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp (SXCN) quan tâm, chú trọng tới SXSH, góp phần tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.
Triển khai kế hoạch sản xuất sạch hơn (SXSH) từ năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song, nhờ sự nỗ lực, cố gắng của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN tỉnh Bình Dương (TTKC) nên hoạt động SXSH trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành công nhất định, giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp (SXCN) quan tâm, chú trọng tới SXSH, góp phần tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.
Cùng với xu thế hội nhập, SXSH đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng của ngành công nghiệp vì nó không chỉ giúp cho các doanh nghiệp (DN) xây dựng hình ảnh, nâng cao hiệu quả SXKD, mà còn giúp bảo vệ môi trường nơi làm việc, cải thiện sức khỏe cho CBCNV và đưa công nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, do ý thức bảo vệ môi trường của nhiều DN còn kém, hoặc chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về lợi ích của việc áp dụng SXSH;...
Để Chương trình SXSH giai đoạn 2012-2015 đạt hiệu quả theo kế hoạch đề ra, TTKC tỉnh Bình Dương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Phối hợp với các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh thực hiện các phóng sự tuyên truyền về SXSH; phát tờ rơi, áp phích... Qua đó, phổ biến các văn bản pháp luật, các phương pháp áp dụng SXSH; nâng cao sự hiểu biết, nhận thức và kỹ năng quản lý, kỹ thuật cho các Hiệp hội ngành hàng, các DN vừa và nhỏ, giúp cho DN hiểu rõ về SXSH, từ đó mạnh dạn triển khai áp dụng tại chính DN của mình.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tổ chức 08 lớp tập huấn, hội thảo chuyên ngành về SXSH và TKNL, nhằm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành cho cán bộ làm công tác quản lý, tư vấn và DN trên địa bàn tỉnh; Mở lớp tập huấn cho hơn 300 cán bộ kỹ thuật vận hành của nhà máy; Hỗ trợ thực hiện khảo sát, tư vấn, lập báo cáo đánh giá nhanh và chi tiết SXSH cho 22 DN trên địa bàn tỉnh; Tư vấn và hướng dẫn các phương pháp áp dụng SXSH phù hợp với quy mô của DN với chi phí đầu tư thấp...
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nên việc áp dụng SXSH trong các cơ sở SXCN trên địa bàn tỉnh bắt đầu có sự chuyển biến tích cực. Hầu hết các DN đã nhận biết được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong quá trình sản xuất. Đến nay có khoảng 96% KCN đi vào hoạt động đã và đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; 25% cơ sở SXCN thực hiện các bước SXSH và ước thực hiện tiết kiệm được từ 5-15% tiêu thụ năng lượng. Việc hỗ trợ DN thực hiện đánh giá nhanh, chi tiết SXSH đã mang lại hiệu quả thiết thực cho DN, đặc biệt, nó có sức lan tỏa sâu rộng đến cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh.
Ông Lê Minh Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Gạch ngói cao cấp M&C (huyện Tân Uyên), cho biết: Trước đây chúng tôi đốt lò bằng than đá. Do có lưu huỳnh nên phát thải khí CO2, không tốt cho môi trường. Sau thời gian nghiên cứu, đặc biệt, nhờ được TTKC tư vấn, hướng dẫn các giải pháp SXSH phù hợp nên chúng tôi đã thay thế thành công với công nghệ đốt lò nung gạch bằng trấu. Vừa làm trong lành môi trường, vừa tận dụng được phế phẩm của cây lúa, đồng thời giúp bà con nông dân có thu nhập”.
Có thể thấy, những lợi ích mà SXSH đem lại là rất lớn. Để áp dụng tốt hơn SXSH vào DN, trong thời gian tới, bên cạnh sự nỗ lực của Trung tâm thì rất cần sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Bình Dương trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ để khuyến khích DN áp dụng SXSH, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN; tạo được lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, thúc đẩy công nghiệp phát triển bền vững./.
Để Chương trình SXSH giai đoạn 2012-2015 đạt hiệu quả theo kế hoạch đề ra, TTKC tỉnh Bình Dương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Phối hợp với các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh thực hiện các phóng sự tuyên truyền về SXSH; phát tờ rơi, áp phích... Qua đó, phổ biến các văn bản pháp luật, các phương pháp áp dụng SXSH; nâng cao sự hiểu biết, nhận thức và kỹ năng quản lý, kỹ thuật cho các Hiệp hội ngành hàng, các DN vừa và nhỏ, giúp cho DN hiểu rõ về SXSH, từ đó mạnh dạn triển khai áp dụng tại chính DN của mình.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tổ chức 08 lớp tập huấn, hội thảo chuyên ngành về SXSH và TKNL, nhằm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành cho cán bộ làm công tác quản lý, tư vấn và DN trên địa bàn tỉnh; Mở lớp tập huấn cho hơn 300 cán bộ kỹ thuật vận hành của nhà máy; Hỗ trợ thực hiện khảo sát, tư vấn, lập báo cáo đánh giá nhanh và chi tiết SXSH cho 22 DN trên địa bàn tỉnh; Tư vấn và hướng dẫn các phương pháp áp dụng SXSH phù hợp với quy mô của DN với chi phí đầu tư thấp...
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nên việc áp dụng SXSH trong các cơ sở SXCN trên địa bàn tỉnh bắt đầu có sự chuyển biến tích cực. Hầu hết các DN đã nhận biết được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong quá trình sản xuất. Đến nay có khoảng 96% KCN đi vào hoạt động đã và đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; 25% cơ sở SXCN thực hiện các bước SXSH và ước thực hiện tiết kiệm được từ 5-15% tiêu thụ năng lượng. Việc hỗ trợ DN thực hiện đánh giá nhanh, chi tiết SXSH đã mang lại hiệu quả thiết thực cho DN, đặc biệt, nó có sức lan tỏa sâu rộng đến cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh.
Ông Lê Minh Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Gạch ngói cao cấp M&C (huyện Tân Uyên), cho biết: Trước đây chúng tôi đốt lò bằng than đá. Do có lưu huỳnh nên phát thải khí CO2, không tốt cho môi trường. Sau thời gian nghiên cứu, đặc biệt, nhờ được TTKC tư vấn, hướng dẫn các giải pháp SXSH phù hợp nên chúng tôi đã thay thế thành công với công nghệ đốt lò nung gạch bằng trấu. Vừa làm trong lành môi trường, vừa tận dụng được phế phẩm của cây lúa, đồng thời giúp bà con nông dân có thu nhập”.
Có thể thấy, những lợi ích mà SXSH đem lại là rất lớn. Để áp dụng tốt hơn SXSH vào DN, trong thời gian tới, bên cạnh sự nỗ lực của Trung tâm thì rất cần sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Bình Dương trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ để khuyến khích DN áp dụng SXSH, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN; tạo được lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, thúc đẩy công nghiệp phát triển bền vững./.