Tăng cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại cho doanh nghiệp Việt Nam
Thứ năm, 30/11/2017
Tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Công ty TNHH Yamazaki Mazak Việt Nam và Công ty TNHH Sandvik Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Tầm nhìn công nghệ tương lai và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới”.
Tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Công ty TNHH Yamazaki Mazak Việt Nam và Công ty TNHH Sandvik Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Tầm nhìn công nghệ tương lai và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới”.
Hội thảo này nhằm giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí - chế tạo máy và công nghiệp phụ trợ cũng như giúp cán bộ giáo viên và sinh viên ngành cơ khí cập nhật những xu hướng và giải pháp công nghệ mới. Bên cạnh đó, hội thảo cũng cung cấp thông tin về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới. Hơn thế nữa, đây cũng còn là cầu nối giữa nhà trường với các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng để cùng chung tay đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao để hoàn thành sứ mạng đào tạo của nhà trường và góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Với mục tiêu kết nối giữa cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý Nhà nước và tham mưu về chính sách công nghệ, doanh nghiệp, nhà sản xuất chuyển giao công nghệ mới về lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy, tự động hóa và công nghiệp phụ trợ tiếp cận xu hướng công nghệ mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, VCCI đã đem đến hội thảo các thông tin mới nhất về công nghệ và chính sách của nhà nước cho lĩnh vực này trong tương lai.
Số liệu đưa ra tại hội thảo cho biết, 75% máy móc, dây truyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 60 – 70 của thế kỉ trước và 90% trong tổng số 8 nghìn doanh nghiệp được điều tra cho biết họ chưa có chiến lược cải tiến công nghệ do gặp khó khăn về tài chính.
Trong khi đó, bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng Thư ký VCCI nhận định: “Qua những khảo sát của VCCI cho thấy, phương tiện cung cấp thông tin giữa DN có nhu cầu mua hàng là các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp cung ứng là các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tốt". Cũng theo bà Hằng, “điều này được thể hiện ở việc doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm rõ và biết được doanh nghiệp mua hàng cần các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn như thế nào để đáp ứng”.
Đánh giá về tiềm năng thị trường công nghiệp Việt Nam, ông Takahito Otsu – Tổng Giám đốc, Mazak Vietnam cho biết: “Nền công nghiệp Việt Nam đang có sự phát triển nhanh hơn so với các nước trong khu vực ASEAN và vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa trong thời gian tới. "Tôi mong muốn hội thảo tạo ra được nhiều cơ hội hợp tác nhằm nâng cao mối liên kết giữa DN Việt Nam và DN nước ngoài trong chuỗi cung ứng giá trị công nghiệp ”- ông Otsu cho biết thêm.
Đặc biệt, hội thảo cũng đem đến các giải pháp chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới.Trong đó phải kể đến Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF). TS. Chử Đức Hoàng, đại diện NATIF cho biết, hoạt động của quỹ nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ tạo ra sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao. Theo đó, Quỹ sẽ hỗ trợ từ 30 đến 100% kinh phí cho doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghiệp với 6 tiêu chí. Một là, có báo cáo nghiên cứu khả thi; hai là, có chiến lược quản lý, đầu tư, sản xuất kinh doanh; ba là, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; bốn là hệ thống quản lý chất lượng dự án đạt tiêu chuẩn; năm là, có nguồn lực tài chính; sáu là, tiêu chí riêng cho từng nhóm nhiệm vụ.
Những năm qua hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được đẩy mạnh theo hướng tập trung phục vụ các chương trình phát triển KT - XH, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với những thành tựu về KH&CN trong nước và quốc tế… qua đó một số doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, sản xuất ra những sản phẩm có hàm lượng KH&CN cao, đổi mới quản lý thông qua việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam tạo ra những sản phẩm chất lượng có sức cạnh tranh trên thị trường.
Để tiếp cận được công nghệ mới trong đào tạo cũng như trong sản xuất, kinh doanh, tại hội thảo, một số ý kiến đã đề xuất cần kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường đào tạo, nghiên cứu, thực hành, xây dựng các mô hình hợp tác đầu tư công nghệ, đào tạo theo “đặt hàng”.
Với mục tiêu kết nối giữa cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý Nhà nước và tham mưu về chính sách công nghệ, doanh nghiệp, nhà sản xuất chuyển giao công nghệ mới về lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy, tự động hóa và công nghiệp phụ trợ tiếp cận xu hướng công nghệ mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, VCCI đã đem đến hội thảo các thông tin mới nhất về công nghệ và chính sách của nhà nước cho lĩnh vực này trong tương lai.
Số liệu đưa ra tại hội thảo cho biết, 75% máy móc, dây truyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 60 – 70 của thế kỉ trước và 90% trong tổng số 8 nghìn doanh nghiệp được điều tra cho biết họ chưa có chiến lược cải tiến công nghệ do gặp khó khăn về tài chính.
Trong khi đó, bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng Thư ký VCCI nhận định: “Qua những khảo sát của VCCI cho thấy, phương tiện cung cấp thông tin giữa DN có nhu cầu mua hàng là các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp cung ứng là các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tốt". Cũng theo bà Hằng, “điều này được thể hiện ở việc doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm rõ và biết được doanh nghiệp mua hàng cần các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn như thế nào để đáp ứng”.
Đánh giá về tiềm năng thị trường công nghiệp Việt Nam, ông Takahito Otsu – Tổng Giám đốc, Mazak Vietnam cho biết: “Nền công nghiệp Việt Nam đang có sự phát triển nhanh hơn so với các nước trong khu vực ASEAN và vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa trong thời gian tới. "Tôi mong muốn hội thảo tạo ra được nhiều cơ hội hợp tác nhằm nâng cao mối liên kết giữa DN Việt Nam và DN nước ngoài trong chuỗi cung ứng giá trị công nghiệp ”- ông Otsu cho biết thêm.
Đặc biệt, hội thảo cũng đem đến các giải pháp chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới.Trong đó phải kể đến Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF). TS. Chử Đức Hoàng, đại diện NATIF cho biết, hoạt động của quỹ nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ tạo ra sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao. Theo đó, Quỹ sẽ hỗ trợ từ 30 đến 100% kinh phí cho doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghiệp với 6 tiêu chí. Một là, có báo cáo nghiên cứu khả thi; hai là, có chiến lược quản lý, đầu tư, sản xuất kinh doanh; ba là, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; bốn là hệ thống quản lý chất lượng dự án đạt tiêu chuẩn; năm là, có nguồn lực tài chính; sáu là, tiêu chí riêng cho từng nhóm nhiệm vụ.
Những năm qua hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được đẩy mạnh theo hướng tập trung phục vụ các chương trình phát triển KT - XH, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với những thành tựu về KH&CN trong nước và quốc tế… qua đó một số doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, sản xuất ra những sản phẩm có hàm lượng KH&CN cao, đổi mới quản lý thông qua việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam tạo ra những sản phẩm chất lượng có sức cạnh tranh trên thị trường.
Để tiếp cận được công nghệ mới trong đào tạo cũng như trong sản xuất, kinh doanh, tại hội thảo, một số ý kiến đã đề xuất cần kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường đào tạo, nghiên cứu, thực hành, xây dựng các mô hình hợp tác đầu tư công nghệ, đào tạo theo “đặt hàng”.