Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao: Sử dụng công nghệ thân thiện môi trường
Thứ ba, 30/10/2012
Sản xuất phân bón và hóa chất luôn được coi là ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục, Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã dành hàng trăm tỷ đồng/năm đầu tư sử dụng công nghệ thân thiện môi trường.
Sản xuất phân bón và hóa chất luôn được coi là ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục, Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã dành hàng trăm tỷ đồng/năm đầu tư sử dụng công nghệ thân thiện môi trường.
Đầu tư công nghệ
Để khắc phục tình trạng xả khí SO2 vượt tiêu chuẩn vào môi trường, từ tháng 12/2006 tới nay, công ty đã đầu tư các dự án cải tạo dây chuyền sản xuất axít từ công nghệ tiếp xúc đơn hấp thụ 1 lần sang tiếp xúc kép hấp thụ 2 lần với mục đích là để xử lý khí SO2, SO3 đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Cả 3 dây chuyền sản xuất axít của công ty đã xử lý thành công, hàm lượng khí thải SO2, SO3 đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
Công ty cũng ký hợp đồng xử lý chất thải rắn công nghiệp và rác thải sinh hoạt theo quy cách Luật Bảo vệ môi trường. Đồng thời, ký hợp đồng với Công ty CP chế biến khoáng sản Vĩnh Phú thực hiện dự án xử lý triệt để bãi xỉ pirit còn tồn tại. Nhờ đó, đã tận dụng được chất thải làm nguyên liệu cho sản xuất thép và xử lý tận gốc nguồn ô nhiễm chất thải gây hại. Công ty tập trung đầu tư dự án xử lý và xây dựng hệ thống tuần hoàn nước thải công nghiệp với tổng kinh phí khoảng 47 tỷ đồng. Hệ thống này đã giúp xử lý triệt để và tuần hoàn tái sử dụng nước thải vào sản xuất, khắc phục vi phạm xả nước thải vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 2 đến dưới 5 lần.
Áp dụng sáng kiến giảm thiểu ô nhiễm
Không chỉ đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho dây chuyền công nghệ, công ty còn khuyến khích CBCNV tăng cường áp dụng các sáng kiến giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Điển hình là đề tài “Nghiên cứu thiết lập quy trình công nghệ sử dụng quặng apatit tuyển ẩm không qua sấy để sản xuất supe lân thương phẩm 16-16,5% P2O5 hữu hiệu”, mang lại hiệu quả lớn, góp phần giảm tiêu hao than do không phải sấy quặng tuyển với mức trung bình là 6,89 kg than cho một tấn supe. Tận dụng được thiết bị sấy quặng tuyển cũ chuyển sang sấy phụ gia cho sản xuất NPK mà không phải đầu tư mới, với giá trị trên 3 tỷ đồng. Quan trọng nhất là đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường về bụi do không phải sấy quặng tuyển; đồng thời giảm lượng phát thải khí CO2 ra môi trường.
Thứ hai là đề tài “Nghiên cứu thiết lập các giải pháp công nghệ, cải tạo hệ thống cung cấp để sử dụng nước tuần hoàn thay thế nước trong để sản xuất tại xí nghiệp axit”. Công ty đã sử dụng nước tuần hoàn thay thế nước trong của hệ thống làm lạnh tấm axit tại dây chuyền axit 3, sử dụng nước này để pha loãng axit cấp cho các dây chuyền sản xuất supe, thay thế nước trong để dập hơi ở bộ phận hóa lỏng lưu huỳnh… Nhờ đó, định mức tiêu hao nước trong đã giảm từ 2,77 m3/tấn xuống còn 1,82 m3/tấn axit, vừa tiết kiệm nguồn tài nguyên nước ngầm, vừa làm lợi cho công ty mỗi năm gần 500 triệu đồng.
Ông Nguyễn Duy Khuyến - Tổng giám đốc công ty - cho biết, hiện nay, công ty đã chuyển đổi, loại bỏ toàn bộ các lò đốt dầu là loại nguyên liệu phải nhập khẩu phục vụ sấy sản phẩm NPK sang sử dụng khí nóng từ các lò sinh khối đốt bằng nguyên liệu phế thải trong các ngành lâm, nông nghiệp. Công việc này đã góp phần giảm chi phí sản xuất, cải thiện môi trường rõ rệt bởi trước đây, việc sấy NPK bằng lò đốt dầu vừa tốn kém lại tạo ra nguồn khí thải độc hại. Việc thay thế này cũng giúp công ty tiết kiệm khoảng 10 tỷ đồng mỗi năm.
Để khắc phục tình trạng xả khí SO2 vượt tiêu chuẩn vào môi trường, từ tháng 12/2006 tới nay, công ty đã đầu tư các dự án cải tạo dây chuyền sản xuất axít từ công nghệ tiếp xúc đơn hấp thụ 1 lần sang tiếp xúc kép hấp thụ 2 lần với mục đích là để xử lý khí SO2, SO3 đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Cả 3 dây chuyền sản xuất axít của công ty đã xử lý thành công, hàm lượng khí thải SO2, SO3 đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
Công ty cũng ký hợp đồng xử lý chất thải rắn công nghiệp và rác thải sinh hoạt theo quy cách Luật Bảo vệ môi trường. Đồng thời, ký hợp đồng với Công ty CP chế biến khoáng sản Vĩnh Phú thực hiện dự án xử lý triệt để bãi xỉ pirit còn tồn tại. Nhờ đó, đã tận dụng được chất thải làm nguyên liệu cho sản xuất thép và xử lý tận gốc nguồn ô nhiễm chất thải gây hại. Công ty tập trung đầu tư dự án xử lý và xây dựng hệ thống tuần hoàn nước thải công nghiệp với tổng kinh phí khoảng 47 tỷ đồng. Hệ thống này đã giúp xử lý triệt để và tuần hoàn tái sử dụng nước thải vào sản xuất, khắc phục vi phạm xả nước thải vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 2 đến dưới 5 lần.
Áp dụng sáng kiến giảm thiểu ô nhiễm
Không chỉ đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho dây chuyền công nghệ, công ty còn khuyến khích CBCNV tăng cường áp dụng các sáng kiến giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Điển hình là đề tài “Nghiên cứu thiết lập quy trình công nghệ sử dụng quặng apatit tuyển ẩm không qua sấy để sản xuất supe lân thương phẩm 16-16,5% P2O5 hữu hiệu”, mang lại hiệu quả lớn, góp phần giảm tiêu hao than do không phải sấy quặng tuyển với mức trung bình là 6,89 kg than cho một tấn supe. Tận dụng được thiết bị sấy quặng tuyển cũ chuyển sang sấy phụ gia cho sản xuất NPK mà không phải đầu tư mới, với giá trị trên 3 tỷ đồng. Quan trọng nhất là đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường về bụi do không phải sấy quặng tuyển; đồng thời giảm lượng phát thải khí CO2 ra môi trường.
Thứ hai là đề tài “Nghiên cứu thiết lập các giải pháp công nghệ, cải tạo hệ thống cung cấp để sử dụng nước tuần hoàn thay thế nước trong để sản xuất tại xí nghiệp axit”. Công ty đã sử dụng nước tuần hoàn thay thế nước trong của hệ thống làm lạnh tấm axit tại dây chuyền axit 3, sử dụng nước này để pha loãng axit cấp cho các dây chuyền sản xuất supe, thay thế nước trong để dập hơi ở bộ phận hóa lỏng lưu huỳnh… Nhờ đó, định mức tiêu hao nước trong đã giảm từ 2,77 m3/tấn xuống còn 1,82 m3/tấn axit, vừa tiết kiệm nguồn tài nguyên nước ngầm, vừa làm lợi cho công ty mỗi năm gần 500 triệu đồng.
Ông Nguyễn Duy Khuyến - Tổng giám đốc công ty - cho biết, hiện nay, công ty đã chuyển đổi, loại bỏ toàn bộ các lò đốt dầu là loại nguyên liệu phải nhập khẩu phục vụ sấy sản phẩm NPK sang sử dụng khí nóng từ các lò sinh khối đốt bằng nguyên liệu phế thải trong các ngành lâm, nông nghiệp. Công việc này đã góp phần giảm chi phí sản xuất, cải thiện môi trường rõ rệt bởi trước đây, việc sấy NPK bằng lò đốt dầu vừa tốn kém lại tạo ra nguồn khí thải độc hại. Việc thay thế này cũng giúp công ty tiết kiệm khoảng 10 tỷ đồng mỗi năm.