Sơn La: Hướng tới sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
Thứ sáu, 09/06/2017
Việc thực hiện sản xuất sạch hơn nhằm mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; phấn đấu đến năm 2020, hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh được nâng cao. Giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm do sản xuất công nghiệp gây ra; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Việc thực hiện sản xuất sạch hơn nhằm mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; phấn đấu đến năm 2020, hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh được nâng cao. Giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm do sản xuất công nghiệp gây ra; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành quyết định 3182/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.
Theo đó, tỉnh Sơn La phấn đấu đến năm 2020, 90% cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn được tuyên truyền, phổ biến và nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
Có ít nhất 15 doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thực hiện đánh giá nhanh về sản xuất sạch hơn; trong đó có 07 doanh nghiệp thực hiện đánh giá chi tiết và triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn.
100% cán khuyến công, cán bộ theo dõi công nghiệp, cộng tác viên các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh được tập huấn và có đủ năng lực hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh Sơn La sẽ tập trung tuyên truyền về sản xuất sạch hơn kết hợp tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sản xuất sạch hơn, giới thiệu các mô hình trình diễn, kết hợp nhân rộng các mô hình áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, các tổ chức quần chúng và cộng đồng dân cư.
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về sản xuất sạch hơn cho cán bộ phụ trách sản xuất sạch hơn tại các huyện, thành phố. Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu trang thông tin điện tử về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Xây dựng, duy trì mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn.
Đặc biệt, xây dựng, phổ biến và hướng dẫn kỹ thuật về áp dụng sản xuất sạch hơn cho các ngành nghề sản xuất, ưu tiên các ngành công nghiệp chủ lực và các ngành nghề sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao trên địa bàn tỉnh như chế biến tinh bột sắn, chế biến cà phê, sản xuất mía đường...
Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, như: đầu tư máy móc, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và xử lý ô nhiễm môi trường.
UBND tỉnh giao Sở Công thương chủ trì, lập kế hoạch triển khai thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn hàng năm. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về sản xuất sạch hơn, đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm.
Giao Sở TN&MT phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, kế hoạch bảo vệ môi trường. Giới thiệu, tuyên truyền và vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn.
Các doanh nghiệp sản xuất chủ động đầu tư nghiên cứu và áp dụng sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp mình; xây dựng kế hoạch và triển khai áp dụng các giải pháp quản lý, cải tiến, thay đổi quy trình công nghệ, lắp đặt trang thiết bị mới thân thiện với môi trường, ít phát sinh chất thải; tiết kiệm sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất.
Theo đó, tỉnh Sơn La phấn đấu đến năm 2020, 90% cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn được tuyên truyền, phổ biến và nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
Có ít nhất 15 doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thực hiện đánh giá nhanh về sản xuất sạch hơn; trong đó có 07 doanh nghiệp thực hiện đánh giá chi tiết và triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn.
100% cán khuyến công, cán bộ theo dõi công nghiệp, cộng tác viên các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh được tập huấn và có đủ năng lực hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh Sơn La sẽ tập trung tuyên truyền về sản xuất sạch hơn kết hợp tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sản xuất sạch hơn, giới thiệu các mô hình trình diễn, kết hợp nhân rộng các mô hình áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, các tổ chức quần chúng và cộng đồng dân cư.
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về sản xuất sạch hơn cho cán bộ phụ trách sản xuất sạch hơn tại các huyện, thành phố. Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu trang thông tin điện tử về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Xây dựng, duy trì mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn.
Đặc biệt, xây dựng, phổ biến và hướng dẫn kỹ thuật về áp dụng sản xuất sạch hơn cho các ngành nghề sản xuất, ưu tiên các ngành công nghiệp chủ lực và các ngành nghề sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao trên địa bàn tỉnh như chế biến tinh bột sắn, chế biến cà phê, sản xuất mía đường...
Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, như: đầu tư máy móc, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và xử lý ô nhiễm môi trường.
UBND tỉnh giao Sở Công thương chủ trì, lập kế hoạch triển khai thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn hàng năm. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về sản xuất sạch hơn, đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm.
Giao Sở TN&MT phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, kế hoạch bảo vệ môi trường. Giới thiệu, tuyên truyền và vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn.
Các doanh nghiệp sản xuất chủ động đầu tư nghiên cứu và áp dụng sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp mình; xây dựng kế hoạch và triển khai áp dụng các giải pháp quản lý, cải tiến, thay đổi quy trình công nghệ, lắp đặt trang thiết bị mới thân thiện với môi trường, ít phát sinh chất thải; tiết kiệm sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất.