Khuyến công Hà Nội năm 2017: Đầu tư cho công nghiệp nông thôn
Thứ sáu, 28/04/2017
Nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ, tạo việc làm… Đồng thời, hỗ trợ phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh trong nước và xuất khẩu, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND, về hoạt động khuyến công năm 2017.
Nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ, tạo việc làm… Đồng thời, hỗ trợ phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh trong nước và xuất khẩu, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND, về hoạt động khuyến công năm 2017.
Theo Báo cáo của Sở Công Thương, hiện Hà Nội có khoảng 1.350 làng nghề, trong đó có 250 làng được cấy nghề, tạo việc làm cho gần 800.000 lao động. Năm 2016, giá trị sản xuất khu vực này đạt hơn 14.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều làng nghề có giá trị sản xuất cao như: Làng nghề dệt kim La Phù - Hoài Đức; làng nghề dệt, nhuộm thôn Ỷ La - Hà Đông…
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít khó khăn trong công tác phát triển làng nghề ở Thủ đô, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, bởi các sản phẩm làng nghề truyền thống thường có giá thành khá cao, mẫu mã chưa đa dạng, chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng. Đa số các làng nghề phát triển manh mún, nhỏ lẻ, mặt bằng sản xuất chật hẹp…
Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cho khu vực nông thôn; đồng thời, hỗ trợ phát triển các cơ sở CNNT thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh trong nước và xuất khẩu, ngày 5/4, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch khuyến công năm 2017.
Mục tiêu cụ thể đặt ra là giá trị sản xuất làng nghề năm 2017 đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, tăng 7,14% so với năm 2016, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) Hà Nội đạt khoảng 185 triệu USD, tăng 5,1% so với năm 2016. Bên cạnh đó, có từ 500 - 600 lượt cơ sở sản xuất CNNT, làng nghề, khoảng 60 nghệ nhân và từ 3.000 đến 4.000 cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, người lao động của các cơ sở CNNT được hỗ trợ thông qua các hoạt động khuyến công; tạo ra từ 250 - 300 mẫu sản phẩm có thiết kế mới trong lĩnh vực TCMN. Khuyến khích các cơ sở CNNT tự bỏ kinh phí cùng với một phần kinh phí hỗ trợ của thành phố (không quá 200 triệu đồng/1 dự án) để đầu tư phát triển CNNT, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động, hạn chế gây ô nhiễm môi trường nông thôn.
Cụ thể gồm: Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề tiểu thủ công nghiệp; tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị, điều hành; kết nối cung cầu nguyên liệu ngành mây tre đan; tổ chức Hội chợ Quà tặng hàng TCMN Hà Nội năm 2017; bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp thành phố năm 2017; tổ chức khu trưng bày, giới thiệu và giao dịch sản phẩm TCMN làng nghề Hà Nội tại Bảo tàng Hà Nội; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng TCMN tại TP. Hồ Chí Minh; ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất…
Để hoàn thành kế hoạch đặt ra, ông Nguyễn Doãn Toản- Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch khuyến công bảo đảm đúng mục tiêu, kết quả đề ra; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện. Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, thẩm tra lựa chọn những đề án có tính khả thi, đủ năng lực triển khai thực hiện năm 2017 bảo đảm hiệu quả, đúng quy định. Đồng thời, xây dựng kế hoạch chi tiết các đoàn tham gia hội chợ xuất khẩu hàng TCMN ở nước ngoài, tổ chức Hội chợ Quà tặng TCMN Hà Nội năm 2017 trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện…
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít khó khăn trong công tác phát triển làng nghề ở Thủ đô, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, bởi các sản phẩm làng nghề truyền thống thường có giá thành khá cao, mẫu mã chưa đa dạng, chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng. Đa số các làng nghề phát triển manh mún, nhỏ lẻ, mặt bằng sản xuất chật hẹp…
Theo kế hoạch, kinh phí thực hiện khuyến công năm 2017 của Hà Nội gồm: Ngân sách thành phố hỗ trợ là 25 tỷ đồng và kinh phí đối ứng tự chi trả của các cơ sở CNNT. |
Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cho khu vực nông thôn; đồng thời, hỗ trợ phát triển các cơ sở CNNT thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh trong nước và xuất khẩu, ngày 5/4, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch khuyến công năm 2017.
Mục tiêu cụ thể đặt ra là giá trị sản xuất làng nghề năm 2017 đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, tăng 7,14% so với năm 2016, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) Hà Nội đạt khoảng 185 triệu USD, tăng 5,1% so với năm 2016. Bên cạnh đó, có từ 500 - 600 lượt cơ sở sản xuất CNNT, làng nghề, khoảng 60 nghệ nhân và từ 3.000 đến 4.000 cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, người lao động của các cơ sở CNNT được hỗ trợ thông qua các hoạt động khuyến công; tạo ra từ 250 - 300 mẫu sản phẩm có thiết kế mới trong lĩnh vực TCMN. Khuyến khích các cơ sở CNNT tự bỏ kinh phí cùng với một phần kinh phí hỗ trợ của thành phố (không quá 200 triệu đồng/1 dự án) để đầu tư phát triển CNNT, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động, hạn chế gây ô nhiễm môi trường nông thôn.
Cụ thể gồm: Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề tiểu thủ công nghiệp; tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị, điều hành; kết nối cung cầu nguyên liệu ngành mây tre đan; tổ chức Hội chợ Quà tặng hàng TCMN Hà Nội năm 2017; bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp thành phố năm 2017; tổ chức khu trưng bày, giới thiệu và giao dịch sản phẩm TCMN làng nghề Hà Nội tại Bảo tàng Hà Nội; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng TCMN tại TP. Hồ Chí Minh; ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất…
Để hoàn thành kế hoạch đặt ra, ông Nguyễn Doãn Toản- Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch khuyến công bảo đảm đúng mục tiêu, kết quả đề ra; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện. Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, thẩm tra lựa chọn những đề án có tính khả thi, đủ năng lực triển khai thực hiện năm 2017 bảo đảm hiệu quả, đúng quy định. Đồng thời, xây dựng kế hoạch chi tiết các đoàn tham gia hội chợ xuất khẩu hàng TCMN ở nước ngoài, tổ chức Hội chợ Quà tặng TCMN Hà Nội năm 2017 trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện…