Thái Bình: Hiệu quả từ các mô hình trình diễn và chuyển giao công nghệ
Thứ tư, 19/04/2017
Thực hiện 18 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật góp phần làm tăng giá trị sản xuất của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, là một trong những hoạt động khuyến công được triển khai tại Thái Bình trong những năm vừa qua.
Thực hiện 18 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật góp phần làm tăng giá trị sản xuất của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, là một trong những hoạt động khuyến công được triển khai tại Thái Bình trong những năm vừa qua.
Các nội dung của hoạt động khuyến công đã thực sự đi vào cuộc sống, được triển khai đồng bộ, sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở. tác động tích cực đến việc phát triển của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) nói riêng và ngành công nghiệp nói chung. Để có những hiệu quả như hiện nay, công tác khuyến công Thái Bình phải trải qua khá nhiều khó khăn thách thức. Nhưng bài học rút ra từ thực tiễn là kinh nghiệm quý giá giúp công tác khuyến công của Thái Bình hướng tới hiệu quả cao hơn trong những năm tiếp theo.
Thái Bình là tỉnh nằm ở châu thổ sông Hồng nổi tiếng là vùng trồng lúa ở miền Bắc nước ta. Người nông dân Thái Bình không chỉ nức tiếng về thâm canh cây trồng mà từ lâu còn giỏi các nghề thủ công truyền thống. Với hàng trăm làng nghề, trải qua bao thăng trầm, biến cố, nay được duy trì, phát triển, đã giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho hàng chục vạn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp địa phương cũng là hướng đi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Cùng với việc quy hoạch phát triển làng nghề, công tác hỗ trợ chuyển gia công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương được đẩy mạnh thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn.
Tại Thái Bình, Trung tâm Khuyến công (TTKC) và Tư vấn phát triển công nghiệp đã triển khai mô hình trình diễn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ tại Công ty TNHH Thuận Khang. Qua quá trình tìm hiểu cùng với cơ sở sản xuất, giải pháp đảm bảo xuất khẩu gạo là sử dụng hệ thống tách màu gạo hay bắn màu gạo. Ông Vũ Gia Khang Giám đốc Công ty TNHH Thuận Khang cho biết: Quá trình đầu tư dây chuyền xát gạo, tại miền Nam đầu tư thông thường từng giai đoạn. Đối với chúng tôi đã đầu tư đồng bộ cả dây chuyền xát gạo. Sau khi đầu tư, trong quá trình sát thì không có máy tách màu, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ do có nhiều hạt xô. Khi Công ty có ý tưởng đầu tư thêm máy bắn màu thì Trung tâm khuyến công Thái Bình đã động viên doanh nghiệp trong công tác đầu tư để đẩy chất lượng lên đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Quy trình xay xát chế biến gạo có sử dụng công nghệ máy tách màu trên là quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến so với những quy trình hiện nay tại Việt Nam. Đây là quy trình khép kín từ nguyên liệu đến thành phẩm, mức độ tự động hóa cao, dễ vận hành, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm gạo hiện có trên thị trường gạo Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Phương pháp chế biến với mức độ tự động cao, ít phụ thuộc chủ quan vào công nhân vận hành, hoạt động tin cậy, ổn định. Khâu vệ sinh và kiểm tra chất lượng được cải thiện và đạt hiệu quả cao. Thu được gạo trắng thành phẩm đồng nhất nhờ máy tách màu Color Sorter, tỷ lệ gạo nguyên cao và bề mặt đẹp, bóng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Hệ thống máy móc gọn gàng, ít chiếm mặt bằng và dễ vận hành nhờ các hệ thống điều khiển tự động. Bụi và tiếng ồn được xử lý ngay trong hệ thống máy nên tránh được ô nhiễm môi trường. Đề án đi vào hoạt động ổn định đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao như: Tạo việc làm ổn định thường xuyên cho trên 42 lao động của địa phương với mức thu nhập ổn định; đóng góp vào nguồn thu ngân sách của địa phương từ các loại thuế và phí. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghệ chế biến lương thực, thu mua sản phẩm của nông dân về xay xát chế biến, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của tỉnh.
Ông Hà Văn Hải - Giám đốc TTKC và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình cho biết thêm về những hỗ trợ của Trung tâm trong việc triển khai các mô hình chuyển giao công nghệ trong thời gian qua tại tỉnh Thái Bình: Đối với TTKC tỉnh Thái Bình thì từ năm 2006 đến nay, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia (KCQG), TTKC đã tổ chức thực hiện 26 mô hình trình diễn kỹ thuật. Đối với khuyến công địa phương đã tổ chức mô hình trình diễn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho hàng chục mô hình khác. Đặc biệt trong quá trình chuyển giao kỹ thuật bằng kinh phí KCQG, chúng tôi tập trung vào những ngành nghề có lợi thế của địa phương và căn cứ vào là tỉnh nông nghiệp, đòi hỏi quá trình chuyển giao công nghệ để phục vụ cho chế biến nông lâm sản, đặc biệt là chế biến lúa gạo. Thời gian qua, TTKC được sự quan tâm của Bộ Công Thương, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện giao kế hoạch khuyến công hàng năm để tổ chức các mô hình trình diễn chế biến gạo, chế biến song tre mây, chiếu cói, cơ khí…
Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Tuấn Tú là doanh nghiệp chuyên chế tạo, sản xuất, cung cấp các loại máy móc, thiết bị chế biến nguyên liệu từ song, mây, tre, nứa, trúc, nùng, giang, vầu… phục vụ ngành thủ công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu và dân dụng cũng đã được TTKC Thái bình hỗ trợ trong những năm qua. Các sản phẩm được chế tạo sản xuất trên máy móc thiết bị hiện đại, tiêu thụ rộng rãi trên toàn quốc và một số nước trong khu vực. Ông Hà Minh Tuấn Công ty TNHH Chế tạo cơ khí Tuấn Tú chia sẻ về việc nhận được sự hỗ trợ của TTKC Thái Bình: Chúng tôi là đơn vị chuyên chế tạo máy móc chế biến song mây tre đan, nứa phục vụ cho các làng nghề, vừa qua cũng đã được hỗ trợ từ TTKC tỉnh Thái Bình, sau khi được hỗ trợ để đầu tư thì chất lượng sản phẩm được tăng lên rõ rệt. Qua đây cũng mong rằng được sự quan tâm hơn nữa để chúng tôi sản xuất ra được các sản phẩm chất lượng cao để phục vụ các làng nghề truyền thống
Việc hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương đến nay đã có những kết quả nhất định, ông Hà Văn Hải -cho biết thêm: Những tác động của công tác khuyến công trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Hỗ trợ chính sách của Đảng và Nhà nước là những tác nhân rất quan trọng đã khích lệ đối với doanh nghiệp. Tuy rằng số tiền hỗ trợ doanh nghiệp không lớn nhưng với những hỗ trợ đã thực hiện để đưa chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có giá trị cao. Ngoài ra để hiệu quả trong công tác khuyến công và để chính sách đi vào cuộc sống, ngoài việc nỗ lực của các cán bộ làm công tác khuyến công, TTKC Thái Bình đã tổ chức rất nhiều chương trình tuyên truyền về chính sách khuyến công, quy định về khuyến công. Đặc biệt là những chính sách của Tỉnh ban hành ra, TTKC đã mời khuyến công viên của 230 xã phường và chuyên viên của Cục CNĐP hướng dẫn văn bản, chỉ thị chính sách liên quan đến chế độ khuyến công. Từ đó các cán bộ nắm được các chính sách cũng là tác động đến sự phát triển của công tác khuyến công.
Cho đến nay TTKC và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình đã xây dựng được hàng chục mô hình trình diễn và hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Việc này đã thực sự mang lại hiệu quả nhất định. Những nỗ lực đó đã góp phần ổn định kinh tế - chính trị - xã hội khu vực nông thôn và đô thị của tỉnh Thái Bình hòa chung sự phát triển của cả nước.
Thái Bình là tỉnh nằm ở châu thổ sông Hồng nổi tiếng là vùng trồng lúa ở miền Bắc nước ta. Người nông dân Thái Bình không chỉ nức tiếng về thâm canh cây trồng mà từ lâu còn giỏi các nghề thủ công truyền thống. Với hàng trăm làng nghề, trải qua bao thăng trầm, biến cố, nay được duy trì, phát triển, đã giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho hàng chục vạn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp địa phương cũng là hướng đi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Cùng với việc quy hoạch phát triển làng nghề, công tác hỗ trợ chuyển gia công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương được đẩy mạnh thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn.
Tại Thái Bình, Trung tâm Khuyến công (TTKC) và Tư vấn phát triển công nghiệp đã triển khai mô hình trình diễn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ tại Công ty TNHH Thuận Khang. Qua quá trình tìm hiểu cùng với cơ sở sản xuất, giải pháp đảm bảo xuất khẩu gạo là sử dụng hệ thống tách màu gạo hay bắn màu gạo. Ông Vũ Gia Khang Giám đốc Công ty TNHH Thuận Khang cho biết: Quá trình đầu tư dây chuyền xát gạo, tại miền Nam đầu tư thông thường từng giai đoạn. Đối với chúng tôi đã đầu tư đồng bộ cả dây chuyền xát gạo. Sau khi đầu tư, trong quá trình sát thì không có máy tách màu, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ do có nhiều hạt xô. Khi Công ty có ý tưởng đầu tư thêm máy bắn màu thì Trung tâm khuyến công Thái Bình đã động viên doanh nghiệp trong công tác đầu tư để đẩy chất lượng lên đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Quy trình xay xát chế biến gạo có sử dụng công nghệ máy tách màu trên là quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến so với những quy trình hiện nay tại Việt Nam. Đây là quy trình khép kín từ nguyên liệu đến thành phẩm, mức độ tự động hóa cao, dễ vận hành, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm gạo hiện có trên thị trường gạo Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Phương pháp chế biến với mức độ tự động cao, ít phụ thuộc chủ quan vào công nhân vận hành, hoạt động tin cậy, ổn định. Khâu vệ sinh và kiểm tra chất lượng được cải thiện và đạt hiệu quả cao. Thu được gạo trắng thành phẩm đồng nhất nhờ máy tách màu Color Sorter, tỷ lệ gạo nguyên cao và bề mặt đẹp, bóng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Hệ thống máy móc gọn gàng, ít chiếm mặt bằng và dễ vận hành nhờ các hệ thống điều khiển tự động. Bụi và tiếng ồn được xử lý ngay trong hệ thống máy nên tránh được ô nhiễm môi trường. Đề án đi vào hoạt động ổn định đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao như: Tạo việc làm ổn định thường xuyên cho trên 42 lao động của địa phương với mức thu nhập ổn định; đóng góp vào nguồn thu ngân sách của địa phương từ các loại thuế và phí. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghệ chế biến lương thực, thu mua sản phẩm của nông dân về xay xát chế biến, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của tỉnh.
Ông Hà Văn Hải - Giám đốc TTKC và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình cho biết thêm về những hỗ trợ của Trung tâm trong việc triển khai các mô hình chuyển giao công nghệ trong thời gian qua tại tỉnh Thái Bình: Đối với TTKC tỉnh Thái Bình thì từ năm 2006 đến nay, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia (KCQG), TTKC đã tổ chức thực hiện 26 mô hình trình diễn kỹ thuật. Đối với khuyến công địa phương đã tổ chức mô hình trình diễn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho hàng chục mô hình khác. Đặc biệt trong quá trình chuyển giao kỹ thuật bằng kinh phí KCQG, chúng tôi tập trung vào những ngành nghề có lợi thế của địa phương và căn cứ vào là tỉnh nông nghiệp, đòi hỏi quá trình chuyển giao công nghệ để phục vụ cho chế biến nông lâm sản, đặc biệt là chế biến lúa gạo. Thời gian qua, TTKC được sự quan tâm của Bộ Công Thương, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện giao kế hoạch khuyến công hàng năm để tổ chức các mô hình trình diễn chế biến gạo, chế biến song tre mây, chiếu cói, cơ khí…
Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Tuấn Tú là doanh nghiệp chuyên chế tạo, sản xuất, cung cấp các loại máy móc, thiết bị chế biến nguyên liệu từ song, mây, tre, nứa, trúc, nùng, giang, vầu… phục vụ ngành thủ công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu và dân dụng cũng đã được TTKC Thái bình hỗ trợ trong những năm qua. Các sản phẩm được chế tạo sản xuất trên máy móc thiết bị hiện đại, tiêu thụ rộng rãi trên toàn quốc và một số nước trong khu vực. Ông Hà Minh Tuấn Công ty TNHH Chế tạo cơ khí Tuấn Tú chia sẻ về việc nhận được sự hỗ trợ của TTKC Thái Bình: Chúng tôi là đơn vị chuyên chế tạo máy móc chế biến song mây tre đan, nứa phục vụ cho các làng nghề, vừa qua cũng đã được hỗ trợ từ TTKC tỉnh Thái Bình, sau khi được hỗ trợ để đầu tư thì chất lượng sản phẩm được tăng lên rõ rệt. Qua đây cũng mong rằng được sự quan tâm hơn nữa để chúng tôi sản xuất ra được các sản phẩm chất lượng cao để phục vụ các làng nghề truyền thống
Việc hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương đến nay đã có những kết quả nhất định, ông Hà Văn Hải -cho biết thêm: Những tác động của công tác khuyến công trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Hỗ trợ chính sách của Đảng và Nhà nước là những tác nhân rất quan trọng đã khích lệ đối với doanh nghiệp. Tuy rằng số tiền hỗ trợ doanh nghiệp không lớn nhưng với những hỗ trợ đã thực hiện để đưa chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có giá trị cao. Ngoài ra để hiệu quả trong công tác khuyến công và để chính sách đi vào cuộc sống, ngoài việc nỗ lực của các cán bộ làm công tác khuyến công, TTKC Thái Bình đã tổ chức rất nhiều chương trình tuyên truyền về chính sách khuyến công, quy định về khuyến công. Đặc biệt là những chính sách của Tỉnh ban hành ra, TTKC đã mời khuyến công viên của 230 xã phường và chuyên viên của Cục CNĐP hướng dẫn văn bản, chỉ thị chính sách liên quan đến chế độ khuyến công. Từ đó các cán bộ nắm được các chính sách cũng là tác động đến sự phát triển của công tác khuyến công.
Cho đến nay TTKC và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình đã xây dựng được hàng chục mô hình trình diễn và hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Việc này đã thực sự mang lại hiệu quả nhất định. Những nỗ lực đó đã góp phần ổn định kinh tế - chính trị - xã hội khu vực nông thôn và đô thị của tỉnh Thái Bình hòa chung sự phát triển của cả nước.