Thắp sáng cụm đảo Cà Mau bằng năng lượng mặt trời
Thứ sáu, 30/12/2016
Từ chỗ không có điện sinh hoạt, thiếu nước ngọt, nay người dân cả cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối (Cà Mau) chẳng những có điện thắp sáng mà còn được sử dụng hệ thống nước nóng nhờ ứng dụng năng lượng mặt trời.
Từ chỗ không có điện sinh hoạt, thiếu nước ngọt, nay người dân cả cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối (Cà Mau) chẳng những có điện thắp sáng mà còn được sử dụng hệ thống nước nóng nhờ ứng dụng năng lượng mặt trời.
Từ năm 2012, được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN - Sở KH&CN Cà Mau - đã khảo sát và triển khai dự án Ứng dụng năng lượng mặt trời cho các xã ven biển và cụm đảo tỉnh Cà Mau, bao gồm đảo Hòn Chuối và Hòn Khoai.
Đảo Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời - cách cửa biển Sông Đốc 17 hải lý về phía tây, diện tích khoảng 7km2, độ cao gần 170m so với mặt nước biển, quanh năm không có điện thắp sáng.
Tại đây có Đồn biên phòng 704, hải quân, tổ an ninh tự quản khóm 1 - thị trấn Sông Đốc làm nhiệm vụ trên đảo, cùng 40 hộ sinh sống với 100 khẩu. Ngư dân ở đây chủ yếu làm nghề giăng câu, đi biển. Họ phải di chuyển chỗ ở theo mùa, trong khi nước ngọt phục vụ sinh hoạt đã hiếm lại chưa có điện để sử dụng, đời sống rất khó khăn.
Việc triển khai dự án lắp đặt hệ thống cung cấp điện năng lượng mặt trời tại đây đã giúp cán bộ, chiến sĩ và bà con trên đảo thoát được cảnh khó khăn cả về nước ngọt và điện chiếu sáng.
Đảo Hòn Khoai trước đây cũng ở tình trạng thiếu điện, nước tương tự. Dự án được triển khai tại đây đã xây dựng mô hình cung cấp nước nóng và điện sinh hoạt cho một số trạm y tế, trường mầm non, trạm canh rừng, khu dân cư ở các xã ven biển, ven rừng.
Đến nay, dự án đã lắp đặt hoàn chỉnh 26/26 hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời 200L, 20/20 hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm 13 hệ thống 800W và 13 hệ thống 400W. Dự án còn đào tạo được một đội ngũ kỹ thuật viên cơ sở về kỹ thuật sử dụng năng lượng mặt trời và vận hành các thiết bị; hỗ trợ trực tiếp 70 hộ dân đang sinh sống ở vùng ven biển với khoảng 365 nhân khẩu, 8 đơn vị đang công tác tại đảo Hòn Khoai và Hòn Chuối, 13 trạm y tế, 13 trường mầm non, 8 trạm canh rừng lắp đặt, sử dụng năng lượng mặt trời trong sinh hoạt và thắp sáng.
Theo đánh giá của người dân cụm đảo, dự án đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, giúp bà con tại các đơn vị thụ hưởng vốn còn nhiều khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Năng lượng mặt trời - cùng với các tiến bộ của KH&CN - ngày càng trở thành dạng năng lượng có sức hấp dẫn lớn. Các thiết bị công nghệ sử dụng loại năng lượng này ngày càng có nhiều ưu điểm như hiệu suất cao, tiện dụng và giá thành giảm nhanh. Với Việt Nam, một đất nước có nhiều nắng, khả năng nhân rộng mô hình rất lớn.
Sở KH&CN Cà Mau nhìn nhận, các dự án đã được Bộ KH&CN phê duyệt cho triển khai trên địa bàn tỉnh Cà Mau - trong đó có dự án ứng dụng điện năng lượng mặt trời - đều xuất phát từ nhu cầu bức xúc của địa phương.
Chương trình ”Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi” do Bộ KH&CN chủ trì đã thực sự mang lại hiệu quả, làm thay đổi rõ nét đời sống người dân trên địa bàn. Chương trình cũng giúp địa phương đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật nòng cốt để tiếp tục duy trì, nhân rộng và phát huy kết quả sau khi dự án kết thúc.
Trong quá trình triển khai, Sở KH&CN cũng đã xem xét đến khả năng duy trì và nhân rộng khi các dự án kết thúc và thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra cũng như tham mưu cho UBND tỉnh cấp kinh phí để đối ứng thực hiện.
Để việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật vào thực tế nhiều hơn, Sở KH&CN Cà Mau kiến nghị Bộ KH&CN tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai ứng dụng cho đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN địa phương. Ngoài ra, cũng cần có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ kỹ thuật, cán bộ khoa học của địa phương để nâng cao hiệu quả chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người dân, phát triển kinh tế địa phương.
Đảo Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời - cách cửa biển Sông Đốc 17 hải lý về phía tây, diện tích khoảng 7km2, độ cao gần 170m so với mặt nước biển, quanh năm không có điện thắp sáng.
Tại đây có Đồn biên phòng 704, hải quân, tổ an ninh tự quản khóm 1 - thị trấn Sông Đốc làm nhiệm vụ trên đảo, cùng 40 hộ sinh sống với 100 khẩu. Ngư dân ở đây chủ yếu làm nghề giăng câu, đi biển. Họ phải di chuyển chỗ ở theo mùa, trong khi nước ngọt phục vụ sinh hoạt đã hiếm lại chưa có điện để sử dụng, đời sống rất khó khăn.
Việc triển khai dự án lắp đặt hệ thống cung cấp điện năng lượng mặt trời tại đây đã giúp cán bộ, chiến sĩ và bà con trên đảo thoát được cảnh khó khăn cả về nước ngọt và điện chiếu sáng.
Đảo Hòn Khoai trước đây cũng ở tình trạng thiếu điện, nước tương tự. Dự án được triển khai tại đây đã xây dựng mô hình cung cấp nước nóng và điện sinh hoạt cho một số trạm y tế, trường mầm non, trạm canh rừng, khu dân cư ở các xã ven biển, ven rừng.
Đến nay, dự án đã lắp đặt hoàn chỉnh 26/26 hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời 200L, 20/20 hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm 13 hệ thống 800W và 13 hệ thống 400W. Dự án còn đào tạo được một đội ngũ kỹ thuật viên cơ sở về kỹ thuật sử dụng năng lượng mặt trời và vận hành các thiết bị; hỗ trợ trực tiếp 70 hộ dân đang sinh sống ở vùng ven biển với khoảng 365 nhân khẩu, 8 đơn vị đang công tác tại đảo Hòn Khoai và Hòn Chuối, 13 trạm y tế, 13 trường mầm non, 8 trạm canh rừng lắp đặt, sử dụng năng lượng mặt trời trong sinh hoạt và thắp sáng.
Theo đánh giá của người dân cụm đảo, dự án đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, giúp bà con tại các đơn vị thụ hưởng vốn còn nhiều khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Năng lượng mặt trời - cùng với các tiến bộ của KH&CN - ngày càng trở thành dạng năng lượng có sức hấp dẫn lớn. Các thiết bị công nghệ sử dụng loại năng lượng này ngày càng có nhiều ưu điểm như hiệu suất cao, tiện dụng và giá thành giảm nhanh. Với Việt Nam, một đất nước có nhiều nắng, khả năng nhân rộng mô hình rất lớn.
Sở KH&CN Cà Mau nhìn nhận, các dự án đã được Bộ KH&CN phê duyệt cho triển khai trên địa bàn tỉnh Cà Mau - trong đó có dự án ứng dụng điện năng lượng mặt trời - đều xuất phát từ nhu cầu bức xúc của địa phương.
Chương trình ”Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi” do Bộ KH&CN chủ trì đã thực sự mang lại hiệu quả, làm thay đổi rõ nét đời sống người dân trên địa bàn. Chương trình cũng giúp địa phương đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật nòng cốt để tiếp tục duy trì, nhân rộng và phát huy kết quả sau khi dự án kết thúc.
Trong quá trình triển khai, Sở KH&CN cũng đã xem xét đến khả năng duy trì và nhân rộng khi các dự án kết thúc và thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra cũng như tham mưu cho UBND tỉnh cấp kinh phí để đối ứng thực hiện.
Để việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật vào thực tế nhiều hơn, Sở KH&CN Cà Mau kiến nghị Bộ KH&CN tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai ứng dụng cho đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN địa phương. Ngoài ra, cũng cần có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ kỹ thuật, cán bộ khoa học của địa phương để nâng cao hiệu quả chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người dân, phát triển kinh tế địa phương.
Thông qua sự liên kết, hợp tác với các đơn vị kinh tế, tổ chức KH&CN, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh cũng như sự hỗ trợ của Bộ KH&CN, trong chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004-2010 và 2011-2015, Bộ KH&CN đã phê duyệt cho Cà Mau 5 dự án thuộc nhóm trung ương trực tiếp quản lý và nhóm ủy quyền địa phương quản lý. “Xây dựng mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời cho một số xã ven biển và cụm đảo tỉnh Cà Mau” là 1 trong 5 dự án triển khai ở Cà Mau do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN chủ trì được thực hiện từ tháng 9/2012 - 9/2014. |