Cần thêm các chính sách khuyến khích tái chế xỉ gang, thép
Thứ ba, 20/12/2016
Vừa qua, Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) đã tổ chức Hội thảo ứng dụng xỉ gang/ thép trong ngành công nghiệp xây dựng vì sự phát triển bền vững.
Vừa qua, Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) đã tổ chức Hội thảo ứng dụng xỉ gang/ thép trong ngành công nghiệp xây dựng vì sự phát triển bền vững.
Phát biểu khai mạc, Ông Bùi Phạm Khánh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh: Việt Nam đang trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành công nghiệp đang phát triển với tốc độ cao, nhất là ngành luyện kim. Sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp hiện đại đồng nghĩa với lượng chất thải tăng cao gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Vì thế, việc nghiên cứu tái chế những chất thải này để làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng và công trình giao thông đã và đang được Chính phủ cùng các nhà khoa học quan tâm.
Thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác nghiên cứu việc tái chế những chất thải này, đồng thời ban hành các chế tài bắt buộc chủ đầu tư phải quản lý và bảo vệ môi trường. Đến nay, việc nghiên cứu được nhiều tổ chức hưởng ứng và thu được kết quả tốt. Tuy nhiên, đối với ngành gang thép, theo dự báo đến năm 2020, tổng lượng sỉ gang thép sẽ đạt trên chục triệu tấn, nếu không có nghiên cứu, chính sách thích hợp để tái chế sỉ thép sẽ ảnh hưởng nặng nề tới môi trường trong tương lai gần.
Để quản lý sử dụng tốt các chất thải từ công nghiệp và gang, thép luyện kim, đề nghị cơ quan quản lý hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng tái chế sỉ gang thép; ban hành quy chuẩn tái chế xỉ gang, thép. Đối với các công ty sản xuất gang, thép cần quan tâm xử lý chất thải, tuân thủ bảo vệ môi trường, dành chi phí thích đáng cho việc xử lý chất thải… - ông Khánh nêu rõ.
Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan chức năng cùng các doanh nghiệp, nhà khoa học đã cùng làm rõ tình hình chung về công tác quản lý chất thải hiện nay; đồng thời nêu rõ các quy định cũng như trách nhiệm từ bộ, ngành. Ông Nguyễn Thành Yên – Phó cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường cho biết: Công tác quản lý chất thải từ các công ty sản xuât gang, thép còn gặp nhiều hạn chế do thiếu khu xử lý quy mô lớn; việc tái chế, tái sử dụng còn tự phát… Trên cơ sở đó, ông Yên cho rằng cần nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn theo hướng giảm thiểu chất thải rắn chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải; tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển; xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải…
Hội thảo là cơ hội để các ngành chức năng cùng nhiều doanh nghiệp và tổ chức khoa học trao đổi kinh nghiệm về việc xử lý và tái chế nguồn phế thải từ các công ty sản xuất gang, thép ở Việt Nam. Các tham luận trình bày tại hội thảo cũng nêu rõ những tiềm năng, cơ hội phát triển về ngành công nghiệp thép Việt Nam; đồng thời nêu những khó khăn, vướng mắc trong các quy định, quy chuẩn của việc tái chế phế thải từ ngành thép từ đó cùng thảo luận đề xuất giải pháp tháo gỡ khả thi, kịp thời.
Thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác nghiên cứu việc tái chế những chất thải này, đồng thời ban hành các chế tài bắt buộc chủ đầu tư phải quản lý và bảo vệ môi trường. Đến nay, việc nghiên cứu được nhiều tổ chức hưởng ứng và thu được kết quả tốt. Tuy nhiên, đối với ngành gang thép, theo dự báo đến năm 2020, tổng lượng sỉ gang thép sẽ đạt trên chục triệu tấn, nếu không có nghiên cứu, chính sách thích hợp để tái chế sỉ thép sẽ ảnh hưởng nặng nề tới môi trường trong tương lai gần.
Để quản lý sử dụng tốt các chất thải từ công nghiệp và gang, thép luyện kim, đề nghị cơ quan quản lý hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng tái chế sỉ gang thép; ban hành quy chuẩn tái chế xỉ gang, thép. Đối với các công ty sản xuất gang, thép cần quan tâm xử lý chất thải, tuân thủ bảo vệ môi trường, dành chi phí thích đáng cho việc xử lý chất thải… - ông Khánh nêu rõ.
Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan chức năng cùng các doanh nghiệp, nhà khoa học đã cùng làm rõ tình hình chung về công tác quản lý chất thải hiện nay; đồng thời nêu rõ các quy định cũng như trách nhiệm từ bộ, ngành. Ông Nguyễn Thành Yên – Phó cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường cho biết: Công tác quản lý chất thải từ các công ty sản xuât gang, thép còn gặp nhiều hạn chế do thiếu khu xử lý quy mô lớn; việc tái chế, tái sử dụng còn tự phát… Trên cơ sở đó, ông Yên cho rằng cần nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn theo hướng giảm thiểu chất thải rắn chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải; tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển; xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải…
Hội thảo là cơ hội để các ngành chức năng cùng nhiều doanh nghiệp và tổ chức khoa học trao đổi kinh nghiệm về việc xử lý và tái chế nguồn phế thải từ các công ty sản xuất gang, thép ở Việt Nam. Các tham luận trình bày tại hội thảo cũng nêu rõ những tiềm năng, cơ hội phát triển về ngành công nghiệp thép Việt Nam; đồng thời nêu những khó khăn, vướng mắc trong các quy định, quy chuẩn của việc tái chế phế thải từ ngành thép từ đó cùng thảo luận đề xuất giải pháp tháo gỡ khả thi, kịp thời.
Theo Tạp chí Công Thương