Sử dụng xỉ gang và xỉ thép làm vật liệu xây dựng
Thứ sáu, 26/05/2017
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 430⁄QĐ-BXD ban hành Chỉ dẫn kỹ thuật xỉ gang và xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây dựng.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 430⁄QĐ-BXD ban hành Chỉ dẫn kỹ thuật xỉ gang và xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây dựng.
Chỉ dẫn kỹ thuật này áp dụng cho việc phân loại, nhận biết tính chất, ảnh hưởng đến môi trường của xỉ gang, xỉ thép và sử dụng chúng làm vật liệu xây dựng. Trong đó, đề cập chủ yếu đến các ứng dụng làm phụ gia khoáng cho sản xuất xi măng, bê tông và vữa, làm cốt liệu cho bê tông, làm vật liệu cho san lấp, đắp nền và làm vật liệu cho đường giao thông.
Cũng theo đó, xỉ gang và xỉ thép được phân loại khá rõ ràng, sự ảnh hưởng của các loại vật liệu này đến môi trường được đánh giá thông qua nước lọc rửa qua vật liệu xây dựng xỉ. Đặc điểm chung tác động đến môi trường xung quanh của xỉ gang, xỉ thép là tạo ra môi trường kiềm với PH ban đầu có thể lên đến 8-12, sau đó giảm dần theo thời gian.
Xỉ thép tạo ra môi trường kiềm cao hơn so với xỉ lò cao. Do có đặc tính khác nhau nên 2 loại xỉ gang và xỉ thép lại có khả năng sử dụng trong 1 phạm vi nhất định. Xỉ gang được ứng dụng trong cốt liệu cho bê tông, vật liệu hạt cho đắp, san lấp công trình, vật liệu cho đường giao thông, cọc cát đầm chặt, làm phụ gia khoáng cho sản xuất xi măng, chất kết dính gia cố nền đất và vật liệu hạt cho thoát nước. Xỉ thép cũng được ứng dụng làm cốt liệu cho bê tông atphan và vật liệu hạt rải đường.
Xỉ thép chứa nhiều khoáng chất, trong đó khoáng chất chính lại là thành phần của xi măng. Do đó, vật liệu làm từ xỉ thép tái chế thường được dùng cho thông và xây dựng các công trình công nghiệp, nó có chất lượng tốt và rẻ hơn nhiều so với sử dụng đá, nhất là việc cấp phối của nó rất tốt. Đặc biệt, theo phân tích tính toán, sản phẩm xi măng làm từ xỉ thép còn góp phần bảo vệ môi trường, có thể giảm phát thải tới 44% CO2 so với các sản phẩm xi măng thông thường.
Một số quốc gia phát triển trong khu vựa Châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc có sản lượng sản xuất xỉ gang, xỉ thép lớn. Những nước này cũng đều có quy định pháp lý, tái sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp khác. Ở Việt Nam, xỉ gang/thép đang được coi là chất thải thông thường, hiện nay chỉ có tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật cho xỉ hạt lò cao hoạt hóa làm phụ gia cho sản xuất xi măng, chưa có tiêu chuẩn cho nhóm xỉ lò cao làm nguội chậm và xỉ thép.
Các loại xỉ khác nhau có tính chất rất khác nhau, xỉ thép có khối lượng thể tích lớn, độ cứng, cường độ, tính chịu mài mòn tốt hơn xỉ lò cao và đá tự nhiên, nhưng có chứa các tác nhân gây nở (CaO, MgO tự do, FeO), tạo môi trường kiềm cao nếu không được xử lý. Trên thế giới và Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu khá kĩ xỉ lò cao hoạt hóa sử dụng như phụ gia khoáng cho xi măng, bê tông, vữa, cốt liệu cho bê tông, vật liệu cho đường giao thông, xây dựng. Có thể sử dụng xỉ lò cao hoạt hóa thay thế đến 20-80% lượng clanke trong sản xuất xi măng mang lại hiểu quả về kinh tế, môi trường rất lớn.
Xỉ lò cao là loại phụ gia khoáng rất tốt, thân thiện với môi trường, việc sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu xỉ lò cao vào sản xuất xi măng ở Việt Nam là rất quan trọng, không những giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm mà còn bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo yêu cầu phát triển dài lâu cho ngành xi măng.
Cũng theo đó, xỉ gang và xỉ thép được phân loại khá rõ ràng, sự ảnh hưởng của các loại vật liệu này đến môi trường được đánh giá thông qua nước lọc rửa qua vật liệu xây dựng xỉ. Đặc điểm chung tác động đến môi trường xung quanh của xỉ gang, xỉ thép là tạo ra môi trường kiềm với PH ban đầu có thể lên đến 8-12, sau đó giảm dần theo thời gian.
Xỉ thép tạo ra môi trường kiềm cao hơn so với xỉ lò cao. Do có đặc tính khác nhau nên 2 loại xỉ gang và xỉ thép lại có khả năng sử dụng trong 1 phạm vi nhất định. Xỉ gang được ứng dụng trong cốt liệu cho bê tông, vật liệu hạt cho đắp, san lấp công trình, vật liệu cho đường giao thông, cọc cát đầm chặt, làm phụ gia khoáng cho sản xuất xi măng, chất kết dính gia cố nền đất và vật liệu hạt cho thoát nước. Xỉ thép cũng được ứng dụng làm cốt liệu cho bê tông atphan và vật liệu hạt rải đường.
Xỉ thép chứa nhiều khoáng chất, trong đó khoáng chất chính lại là thành phần của xi măng. Do đó, vật liệu làm từ xỉ thép tái chế thường được dùng cho thông và xây dựng các công trình công nghiệp, nó có chất lượng tốt và rẻ hơn nhiều so với sử dụng đá, nhất là việc cấp phối của nó rất tốt. Đặc biệt, theo phân tích tính toán, sản phẩm xi măng làm từ xỉ thép còn góp phần bảo vệ môi trường, có thể giảm phát thải tới 44% CO2 so với các sản phẩm xi măng thông thường.
Một số quốc gia phát triển trong khu vựa Châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc có sản lượng sản xuất xỉ gang, xỉ thép lớn. Những nước này cũng đều có quy định pháp lý, tái sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp khác. Ở Việt Nam, xỉ gang/thép đang được coi là chất thải thông thường, hiện nay chỉ có tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật cho xỉ hạt lò cao hoạt hóa làm phụ gia cho sản xuất xi măng, chưa có tiêu chuẩn cho nhóm xỉ lò cao làm nguội chậm và xỉ thép.
Các loại xỉ khác nhau có tính chất rất khác nhau, xỉ thép có khối lượng thể tích lớn, độ cứng, cường độ, tính chịu mài mòn tốt hơn xỉ lò cao và đá tự nhiên, nhưng có chứa các tác nhân gây nở (CaO, MgO tự do, FeO), tạo môi trường kiềm cao nếu không được xử lý. Trên thế giới và Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu khá kĩ xỉ lò cao hoạt hóa sử dụng như phụ gia khoáng cho xi măng, bê tông, vữa, cốt liệu cho bê tông, vật liệu cho đường giao thông, xây dựng. Có thể sử dụng xỉ lò cao hoạt hóa thay thế đến 20-80% lượng clanke trong sản xuất xi măng mang lại hiểu quả về kinh tế, môi trường rất lớn.
Xỉ lò cao là loại phụ gia khoáng rất tốt, thân thiện với môi trường, việc sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu xỉ lò cao vào sản xuất xi măng ở Việt Nam là rất quan trọng, không những giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm mà còn bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo yêu cầu phát triển dài lâu cho ngành xi măng.