Phát triển Kinh tế xanh và Công nghiệp xanh tại Việt Nam
Thứ năm, 01/12/2016
Tăng trưởng xanh là quá trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà không làm chậm quá trình này. Để xây dựng một nền Kinh tế xanh và Công nghiệp xanh thì việc thúc đẩy Chiến lược tăng trưởng xanh là điều quan trọng cốt lõi. Năm 2012, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt.
Tăng trưởng xanh là quá trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà không làm chậm quá trình này. Để xây dựng một nền Kinh tế xanh và Công nghiệp xanh thì việc thúc đẩy Chiến lược tăng trưởng xanh là điều quan trọng cốt lõi. Năm 2012, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt.
Ở nhiều địa phương, chiến lược tăng trưởng xanh được triển khai và có những bước phát triển ban đầu. Các công nghệ môi trường được tiến hành chuyển giao, đầu tư phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn như công nghiệp tái chế, năng lượng tái tạo, đưa vào vận hành nhiều công trình thủy điện nhỏ, phong điện, sử dụng khí ga ở bãi chôn lấp rác để phát điện, sử dụng ni-lông phế thải trong xây dựng, áp dụng cơ chế phát triển sạch, sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời,…
Các thành phố trung ương và trực thuộc trung ương là những thành phố đi đầu trong công tác thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Hà Nội, Tp. Hồ chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh,… chú trọng phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, giảm phát thải khí nhà kính và thân thiện với môi trường như KCN công nghệ cao Hòa Lạc, các khu chế xuất công nghệ cao tại Tp. Hồ chí minh, KCN công nghệ cao Đà Nẵng,… Các dự án phát triển năng lượng tái tạo được xây dựng ở những địa phương có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như điện gió ở Bình Thuận, Bạc Liêu, cần Thơ; năng lượng mặt trời ở hầu khắp các tình thành trên cả nước.
Đồng thời, những khó khăn trước mắt và lâu dài được định hình một cách khách quan, chủ động để địa phương có những điều chỉnh và thay đổi kịp thời, xây dựng các chính sách tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xanh, công nghiệp xanh. Hiện nay, chiến lược tăng trưởng xanh được các địa phương chú trọng thực hiện và giao nhiệm vụ tại các đô thị trọng điểm.
Theo thống kê ban đầu trên cả nước, đã có 24/59 đô thị đã ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn triển khai thực hiện đô thị tăng trưởng xanh. Thành phổ Hải Phòng và Thị trấn Liên Nghĩa (Lâm Đồng) đã ban hành nhiều nhất các văn bản có liên quan. Tuy nhiên, trong 24 đô thị đó có đến 15 đô thị chỉ có một văn bản chỉ đạo. Bên cạnh đó, có 8 đô thị nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, chủ yếu tập trung cho việc nghiên cứu xây dựng chiến lược thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.
Việc triển khai thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh gặp phải một số khó khăn do chính phủ chưa ban hành các khái niệm rõ nét về đô thị tăng trưởng xanh, chưa có các tiêu chí cụ thể và những ví dụ thực tiễn về lĩnh vực tăng trưởng xanh ở quy mô toàn đô thị. Tuy nhiên các cơ quan chức năng phối hợp cùng nhiều tổ chức quốc tế cũng đã có những nỗ lực trong nghiên cứu và xây dựng các mô hình cho tổng thể đô thị gần gũi với quan điểm đô thị tăng trưởng xanh như đô thị xanh, đô thị sinh thái (Eco City), đô thị kinh tế – sinh thái (E2 city), đô thị kinh tế – môi trường và công bằng (E2 and Equity City), đô thị thông minh (Smart City, Ubiquious City) v.v.
Như vậy, việc triển khai áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như điều kiện đặc thù của mỗi đô thị cần có những lộ trình cụ thể hơn.
Qua quá trình triển khai thực hiện chiến lược Tăng trưởng xanh trong giai đoạn 5 năm đầu tiên 2011 – 2016, có thể nhận thấy việc xây dựng nền kinh tế xanh và công nghiệp xanh thúc đẩy tiến trình phát triển, tăng trưởng trở nên hiệu quả về mặt tài nguyên, tăng cường khả năng phục hồi và tự cân bằng của môi trường; đồng nghĩa với việc đầu tư vào môi trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Có thể nói tăng trưởng xanh và kinh tế xanh, công nghiệp xanh có quan hệ rất mật thiết với nhau. Chiến lược tăng trưởng xanh đã và đang mở ra triển vọng và đặt nền móng cho phát triển nền kinh tế xanh, công nghiệp xanh ở Việt Nam.
Các thành phố trung ương và trực thuộc trung ương là những thành phố đi đầu trong công tác thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Hà Nội, Tp. Hồ chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh,… chú trọng phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, giảm phát thải khí nhà kính và thân thiện với môi trường như KCN công nghệ cao Hòa Lạc, các khu chế xuất công nghệ cao tại Tp. Hồ chí minh, KCN công nghệ cao Đà Nẵng,… Các dự án phát triển năng lượng tái tạo được xây dựng ở những địa phương có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như điện gió ở Bình Thuận, Bạc Liêu, cần Thơ; năng lượng mặt trời ở hầu khắp các tình thành trên cả nước.
Đồng thời, những khó khăn trước mắt và lâu dài được định hình một cách khách quan, chủ động để địa phương có những điều chỉnh và thay đổi kịp thời, xây dựng các chính sách tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xanh, công nghiệp xanh. Hiện nay, chiến lược tăng trưởng xanh được các địa phương chú trọng thực hiện và giao nhiệm vụ tại các đô thị trọng điểm.
Theo thống kê ban đầu trên cả nước, đã có 24/59 đô thị đã ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn triển khai thực hiện đô thị tăng trưởng xanh. Thành phổ Hải Phòng và Thị trấn Liên Nghĩa (Lâm Đồng) đã ban hành nhiều nhất các văn bản có liên quan. Tuy nhiên, trong 24 đô thị đó có đến 15 đô thị chỉ có một văn bản chỉ đạo. Bên cạnh đó, có 8 đô thị nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, chủ yếu tập trung cho việc nghiên cứu xây dựng chiến lược thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.
Việc triển khai thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh gặp phải một số khó khăn do chính phủ chưa ban hành các khái niệm rõ nét về đô thị tăng trưởng xanh, chưa có các tiêu chí cụ thể và những ví dụ thực tiễn về lĩnh vực tăng trưởng xanh ở quy mô toàn đô thị. Tuy nhiên các cơ quan chức năng phối hợp cùng nhiều tổ chức quốc tế cũng đã có những nỗ lực trong nghiên cứu và xây dựng các mô hình cho tổng thể đô thị gần gũi với quan điểm đô thị tăng trưởng xanh như đô thị xanh, đô thị sinh thái (Eco City), đô thị kinh tế – sinh thái (E2 city), đô thị kinh tế – môi trường và công bằng (E2 and Equity City), đô thị thông minh (Smart City, Ubiquious City) v.v.
Như vậy, việc triển khai áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như điều kiện đặc thù của mỗi đô thị cần có những lộ trình cụ thể hơn.
Qua quá trình triển khai thực hiện chiến lược Tăng trưởng xanh trong giai đoạn 5 năm đầu tiên 2011 – 2016, có thể nhận thấy việc xây dựng nền kinh tế xanh và công nghiệp xanh thúc đẩy tiến trình phát triển, tăng trưởng trở nên hiệu quả về mặt tài nguyên, tăng cường khả năng phục hồi và tự cân bằng của môi trường; đồng nghĩa với việc đầu tư vào môi trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Có thể nói tăng trưởng xanh và kinh tế xanh, công nghiệp xanh có quan hệ rất mật thiết với nhau. Chiến lược tăng trưởng xanh đã và đang mở ra triển vọng và đặt nền móng cho phát triển nền kinh tế xanh, công nghiệp xanh ở Việt Nam.
Văn phòng CPSI