Để sản xuất, tiêu thụ thực sự bền vững
Thứ ba, 10/11/2015
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định về sản xuất và tiêu thụ bền vững. Tuy nhiên, để sản xuất sạch, tiêu dùng xanh thực sự đi vào cuộc sống thì rất cần sự chung sức, chung lòng của toàn xã hội và các cơ quan quản lý.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định về sản xuất và tiêu thụ bền vững. Tuy nhiên, để sản xuất sạch, tiêu dùng xanh thực sự đi vào cuộc sống thì rất cần sự chung sức, chung lòng của toàn xã hội và các cơ quan quản lý.
Vừa qua, Chính phủ đã ban Nghị định số 19/2015 ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014. Theo đó, “Sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái" thân thiện với môi trường.
Theo Điều 1 của Thông tư số 41/2013 ngày 2/12/2013 quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường, nhãn sinh thái gắn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường được gọi là Nhãn xanh Việt Nam. Theo quy định này, để được cấp chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam, các DN phải đáp ứng tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Đến nay, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam cho 5 nhóm sản phẩm gồm ắc quy, giấy văn phòng, sơn phủ dùng cho xây dựng, máy in, máy tính xách tay. Để được cấp Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm của mình, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 41/2013 và gửi cho Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chính sách ưu đãi và hỗ trợ
Chính phủ đã có một số cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường. Theo quy định của Luật Đầu tư 2014 và Nghị định số 19/2015 của Chính phủ thì các dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước và không quá 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định số 19/2015 cũng quy định DN được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập DN, thuế xuất khẩu đối với các DN sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời nghị định cũng đưa ra điều khoản quy định đối với việc các cơ quan phải ưu tiên mua sắm công là các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng như công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường của các tổ chức, DN được hạch toán vào chi phí sản xuất của đơn vị đó.
Những vướng mắc cần tháo gỡ
Theo ông Dương Văn Mạnh đến từ Dự án GetGreen Việt Nam thuộc Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, các quy định về ưu đãi hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường phức tạp, chưa cụ thể, rõ ràng và khó thực thi nên các DN không có động lực để thực hiện các thủ tục gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm. Mặt khác, các DN Việt Nam vẫn còn dè dặt trong việc đầu tư, sử dụng công nghệ, phương thức quản lý và áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp để đầu tư sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu gắn Nhãn xanh Việt nam, đấy còn chưa nói đến là các tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam còn rất hạn chế về mặt số lượng. Do vậy các quy định hướng dẫn ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường cần cụ thể, minh bạch, dễ tiếp cận, nhằm khuyến khích các DN tham gia đầu tư trong lĩnh vực này.
Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về kinh tế, tương lai không xa các DN Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh và nguy cơ mất thị phần không chỉ trên thị trường quốc tế mà cả ở trong nước nếu không thay đổi kịp thời để đáp ứng yêu cầu của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về nhập khẩu cũng như yêu cầu của thị trường về sản phẩm thân thiện đối với môi trường. Trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước cần có kế hoạch và thực hiện việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của DN, người tiêu dùng và người dân, nhằm định hướng sự lựa chọn mua sản phẩm đã được gắn Nhãn xanh Việt Nam, sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo Điều 1 của Thông tư số 41/2013 ngày 2/12/2013 quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường, nhãn sinh thái gắn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường được gọi là Nhãn xanh Việt Nam. Theo quy định này, để được cấp chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam, các DN phải đáp ứng tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Đến nay, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam cho 5 nhóm sản phẩm gồm ắc quy, giấy văn phòng, sơn phủ dùng cho xây dựng, máy in, máy tính xách tay. Để được cấp Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm của mình, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 41/2013 và gửi cho Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chính sách ưu đãi và hỗ trợ
Chính phủ đã có một số cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường. Theo quy định của Luật Đầu tư 2014 và Nghị định số 19/2015 của Chính phủ thì các dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước và không quá 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định số 19/2015 cũng quy định DN được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập DN, thuế xuất khẩu đối với các DN sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời nghị định cũng đưa ra điều khoản quy định đối với việc các cơ quan phải ưu tiên mua sắm công là các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng như công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường của các tổ chức, DN được hạch toán vào chi phí sản xuất của đơn vị đó.
Những vướng mắc cần tháo gỡ
Theo ông Dương Văn Mạnh đến từ Dự án GetGreen Việt Nam thuộc Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, các quy định về ưu đãi hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường phức tạp, chưa cụ thể, rõ ràng và khó thực thi nên các DN không có động lực để thực hiện các thủ tục gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm. Mặt khác, các DN Việt Nam vẫn còn dè dặt trong việc đầu tư, sử dụng công nghệ, phương thức quản lý và áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp để đầu tư sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu gắn Nhãn xanh Việt nam, đấy còn chưa nói đến là các tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam còn rất hạn chế về mặt số lượng. Do vậy các quy định hướng dẫn ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường cần cụ thể, minh bạch, dễ tiếp cận, nhằm khuyến khích các DN tham gia đầu tư trong lĩnh vực này.
Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về kinh tế, tương lai không xa các DN Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh và nguy cơ mất thị phần không chỉ trên thị trường quốc tế mà cả ở trong nước nếu không thay đổi kịp thời để đáp ứng yêu cầu của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về nhập khẩu cũng như yêu cầu của thị trường về sản phẩm thân thiện đối với môi trường. Trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước cần có kế hoạch và thực hiện việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của DN, người tiêu dùng và người dân, nhằm định hướng sự lựa chọn mua sản phẩm đã được gắn Nhãn xanh Việt Nam, sản phẩm thân thiện với môi trường.