[In trang]
Chương trình Khuyến công Bình Dương đến năm 2020
Thứ tư, 30/11/2016
Ngày 20/7/2016, Chương trình Khuyến công tỉnh Bình Dương đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt thông qua Quyết định số 1877/QĐ-UBND. Nội dung cốt lõi của chương trình là huy động mọi nguồn lực của tỉnh để đây mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tiến trình trong giai đoạn từ nay tới năm 2020.

Ngày 20/7/2016, Chương trình Khuyến công tỉnh Bình Dương đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt thông qua Quyết định số 1877/QĐ-UBND. Nội dung cốt lõi của chương trình là huy động mọi nguồn lực của tỉnh để đây mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tiến trình trong giai đoạn từ nay tới năm 2020.

Trong Chương trình Khuyến công tỉnh Bình Dương đến năm 2020, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Công Thương và Sở Tài chính. Sở Công Thương tổ chức và hướng dẫn thực hiện các hoạt động khuyến công, đóng vai trò là đầu mối phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan. Sở Tài chính bảo đảm kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khuyến công, hướng dẫn thành lập, quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công hiệu quả. Kinh phí thực hiện chương trình khuyến công do Sở Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện, dự kiến mỗi năm 4.5 tỷ đồng.

Cụ thể, Chương trình đã có những chỉ đạo riêng biệt đối với từng đối tượng, đóng vai trò là nguồn lực trong mắt xích phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Đối với hệ thống lãnh đạo, các cán bộ thuộc Sở Công Thương và Trung Tâm Khuyến công - Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Dương, cần có những chỉ đạo, các quyết định và hành động cụ thể nhằm khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn nguyên nhiên liệu. Đặc biệt, Khuyến công Bình Dương cần quan tâm và thúc đẩy phát triển các làng nghề nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với các sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề cần được bảo tồn và nâng cao sức cạnh tranh. Công nghiệp nông thôn, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản không chỉ cần được đẩy mạnh sản xuất mà còn cần tìm được đầu ra cho sản phẩm, hướng tới xuất khẩu và hội nhập thị trường quốc tế.

Các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp tham gia tham gia đầu tư hoặc sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cần phối hợp thực hiện theo những chỉ đạo của Sở Công Thương và Trung tâm Khuyến công – Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương. Cụ thể, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên đầu tư cho phát triển khoa học kỹ thuật, học tập và áp dụng các công cụ của sản xuất sạch hơn. Doanh nghiệp cần ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường để có thể phát triển kinh tế bền vững trong dài hạn.
 
Ban hành Chương trình Khuyến công địa phương đến năm 2020, tuân thủ theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP và bám sát Chương trình khuyến công quốc gia là việc làm cần thiết và đúng đắn của UBND tỉnh Bình Dương. Chương trình Khuyến công tỉnh Bình Dương định hướng đến năm 2020 đã đem đến một cái nhìn tổng thể, mang tính định hướng, chỉ đạo sâu sát cho mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tất cả đều hướng đến mục tiêu phát triển một nền kinh tế bền vững, một nền công nghiệp hiện đại và thân thiện với môi trường.

Văn phòng CPSI