Để sản xuất sạch hơn không còn khó với doanh nghiệp
Thứ tư, 07/10/2015
Không thể phủ nhận lợi ích của sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, tuy nhiên, bên cạnh các giải pháp quản lý nội vi và giải pháp có đầu tư thấp, thì phần lớn những giải pháp đầu tư lớn đều là ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực tài chính hạn chế, đặc biệt là các hạng mục đổi mới công nghệ và xử lý nước thải. Đây chính là khó khăn rất lớn đối với doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý tại địa phương.
Không thể phủ nhận lợi ích của sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, tuy nhiên, bên cạnh các giải pháp quản lý nội vi và giải pháp có đầu tư thấp, thì phần lớn những giải pháp đầu tư lớn đều là ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực tài chính hạn chế, đặc biệt là các hạng mục đổi mới công nghệ và xử lý nước thải. Đây chính là khó khăn rất lớn đối với doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý tại địa phương.
Theo bà Trần Thị Hồng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, “không chỉ hạn chế về năng lực tài chính, mà những giải pháp chuyên sâu về sản xuất sạch hơn cũng là khó khăn đối với doanh nghiệp trong quá trình vận hành, quản lý. Đó là chưa kể đến các chế tài và quy định về áp dụng sản xuất sạch hơn chưa cụ thể, chính sách hỗ trợ kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn chưa rõ ràng, chi tiết cho từng nội dung, nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ còn hạn chế.… Do vậy, các cấp quản lý ở địa phương gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai thực hiện các chủ trương của Chính phủ về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hiền Lương - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Trong khi nguồn vốn từ Bộ Công Thương được bố trí hàng năm để hỗ trợ thực hiện Quyết định 3210/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh về ban hành Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 còn ít, thì nguồn ngân sách từ tỉnh cũng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Từ năm 2009 đến nay, Hà Tĩnh mới bố trí được 73% số kinh phí (xấp xỉ 1,5 tỷ đồng), ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các mục tiêu mà kế hoạch đề ra. Đồng thời, bộ máy làm công tác sản xuất sạch hơn trong công nghiệp còn mỏng, năng lực tư vấn sản xuất sạch hơn của đội ngũ cán bộ chuyên môn còn hạn chế…, do đó việc hình thành mạng lưới tư vấn từ tỉnh, huyện còn gặp nhiều khó khăn.
Đây cũng chính là khó khăn chung của các địa phương trên cả nước trong việc triển khai các mục tiêu mà Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đề ra khi mà thời hạn giai đoạn 1 của chiến lược đặt ra đến năm 2015 đã gần kết thúc. Để tháo gỡ phần nào khó khăn trên, theo ông Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh, Bộ Công Thương cần sớm phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể về nội dung và định mức chi đối với hoạt động sản xuất sạch hơn, do Điều 6 Thông tư số 26/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 18/2/2014 về hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương chưa quy định cụ thể nội dung và mức chi đối với hoạt động sản xuất sạch hơn nên các địa phương rất khó có cơ sở để triển khai thực hiện.
Cũng theo bà Trần Thị Hồng, Bộ Công Thương cần tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định cụ thể, chi tiết về chính sách áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Đồng thời hỗ trợ các địa phương thực hiện các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hiền Lương - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Trong khi nguồn vốn từ Bộ Công Thương được bố trí hàng năm để hỗ trợ thực hiện Quyết định 3210/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh về ban hành Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 còn ít, thì nguồn ngân sách từ tỉnh cũng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Từ năm 2009 đến nay, Hà Tĩnh mới bố trí được 73% số kinh phí (xấp xỉ 1,5 tỷ đồng), ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các mục tiêu mà kế hoạch đề ra. Đồng thời, bộ máy làm công tác sản xuất sạch hơn trong công nghiệp còn mỏng, năng lực tư vấn sản xuất sạch hơn của đội ngũ cán bộ chuyên môn còn hạn chế…, do đó việc hình thành mạng lưới tư vấn từ tỉnh, huyện còn gặp nhiều khó khăn.
Đây cũng chính là khó khăn chung của các địa phương trên cả nước trong việc triển khai các mục tiêu mà Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đề ra khi mà thời hạn giai đoạn 1 của chiến lược đặt ra đến năm 2015 đã gần kết thúc. Để tháo gỡ phần nào khó khăn trên, theo ông Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh, Bộ Công Thương cần sớm phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể về nội dung và định mức chi đối với hoạt động sản xuất sạch hơn, do Điều 6 Thông tư số 26/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 18/2/2014 về hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương chưa quy định cụ thể nội dung và mức chi đối với hoạt động sản xuất sạch hơn nên các địa phương rất khó có cơ sở để triển khai thực hiện.
Cũng theo bà Trần Thị Hồng, Bộ Công Thương cần tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định cụ thể, chi tiết về chính sách áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Đồng thời hỗ trợ các địa phương thực hiện các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.