Lời giải cho bài toán quản lý rác thải
Thứ tư, 19/10/2011
“Việc kiểm soát rác thải, phát thải của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) hiện nay là cực kỳ khó khăn nhưng không phải là không thể, có những giải pháp tưởng chừng như rất đơn giản, không tốn kém nhưng cực kỳ hữu hiệu”, đó là lời chia sẻ của ông Lê Minh Đức, Trưởng phòng Môi trường và phát triển công nghiệp bền vững, Viện Chiến lược chính sách công nghiệp tại diễn đàn môi trường về “Quản lý rác thải và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ” do Liên minh châu Âu và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tổ chức.
“Việc kiểm soát rác thải, phát thải của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) hiện nay là cực kỳ khó khăn nhưng không phải là không thể, có những giải pháp tưởng chừng như rất đơn giản, không tốn kém nhưng cực kỳ hữu hiệu”, đó là lời chia sẻ của ông Lê Minh Đức, Trưởng phòng Môi trường và phát triển công nghiệp bền vững, Viện Chiến lược chính sách công nghiệp tại diễn đàn môi trường về “Quản lý rác thải và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ” do Liên minh châu Âu và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tổ chức.
Khó kiểm soát
Theo thống kê, Việt Nam hiện nay có khoảng 500.000 DN, 90% trong số đó là các DNVVN với quy mô 25 lao động và doanh thu khoảng 240 triệu đồng mỗi năm. Theo nhận định của ông Lê Minh Đức, do đặc trưng của các DNVVN là quy mô nhỏ nên tính ổn định không cao, khả năng tài chính hạn chế, công nghệ sản xuất lạc hậu, tiêu hao tài nguyên lớn và trình độ năng lực quản lý của lãnh đạo các DN này cũng có hạn… vì vậy việc tận dụng cũng như xử lý rác thải của DN có nhiều hạn chế. Phần lớn các DN không tận dụng được rác thải và xử lý theo lối tự phát như: đốt, đổ bỏ không đúng nơi quy định… gây nên những tác động xấu tới môi trường. Bên cạnh đó, hầu hết các DNVVN đều nằm trên địa bàn các thành phố lớn và nằm xen lẫn trong các khu dân cư, quy mô sản xuất hộ gia đình nên việc kiểm soát các chỉ số phát thải của DN cũng rất khó khăn.
Tại diễn đàn, đại diện một số DN trong ngành dệt may, da giày cũng lên tiếng chia sẻ về những khó khăn trong việc quản lý rác thải của DN. Với ngành dệt may, ông Đinh Việt Thanh, đại diện Công ty May 10 cho biết, vấn đề môi trường chính của các DN dệt may là nước thải, nhất là khử màu nước thải và bụi, để xử lý được các vấn đề này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho các công trình xử lý, như vậy rất khó cho các DNVVN. Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, đại diện cho Công ty TNHH giày Ngọc Tề thì các DN trong ngành da giày lại thải ra nhiều chất thải rắn và hóa chất (có trong keo dán), đây là những loại rác thải nguy hại có khả năng thẩm thấu, rất khó tiêu hủy và nếu tiêu hủy không đúng cách thì ảnh hưởng lớn tới môi trường, công ty đã phải mất khoảng 15 triệu đồng cho việc giải quyết số lượng rác thải mỗi tháng…
Đi từ những giải pháp đơn giản
Một trong những vấn đề được các DN quan tâm tại diễn đàn là làm sao các DNVVN có thể xử lý được vấn đề rác thải, trong khi tiềm lực tài chính các DN này có hạn mà công nghệ xử lý rác thải đòi hỏi đầu tư lớn. Giải đáp khúc mắc này, ông Lê Minh Đức cho biết, việc quản lý rác thải trong các DNVVN, nhất là các DN dệt may, da giày không cứ nhất định là phải sử dụng những công nghệ cao, công nghệ đắt tiền mà có những giải pháp rất đơn giản, tiết kiệm mà lại rất hiệu quả. Trước hết là với việc giữ vệ sinh trong DN, dụng cụ phải được để đúng nơi, đúng chỗ, không để rò rỉ dầu mỡ, hóa chất ra đất, dọn vệ sinh hàng ngày, giữ gìn môi trường cảnh quan sạch đẹp. Và việc quản lý rác thải không chỉ được thực hiện ở khâu cuối mà có thể thực hiện ngay ở khâu đầu vào của sản xuất như: tiết kiệm nước, năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu, rác thải phải được phân loại và để đúng nơi quy định…
Đặc biệt, ông Nguyễn Đức Vinh, đại diện Trung tâm Hợp tác công nghệ môi trường Việt Nam - Thụy Điển cho rằng, rác thải của các DN dệt may, da giày và DN nuôi trồng, chế biến thủy sản của Việt Nam có tiềm năng tái chế và tái sử dụng rất cao như: thu hồi và tái sử dụng bụi bông, nguyên liệu thừa của DN dệt may; thu hồi hóa chất, tái sử dụng nguồn nước và tái sử dụng chất thải rắn của DN da giày… Và điều quan trọng nhất là khi lãnh đạo các DNVVN có nhận thức về vấn đề môi trường thì việc quản lý rác thải không còn khó khăn như hiện nay nữa mà nó sẽ là một lợi thế cạnh tranh của DN./.
Việt Nga
Theo thống kê, Việt Nam hiện nay có khoảng 500.000 DN, 90% trong số đó là các DNVVN với quy mô 25 lao động và doanh thu khoảng 240 triệu đồng mỗi năm. Theo nhận định của ông Lê Minh Đức, do đặc trưng của các DNVVN là quy mô nhỏ nên tính ổn định không cao, khả năng tài chính hạn chế, công nghệ sản xuất lạc hậu, tiêu hao tài nguyên lớn và trình độ năng lực quản lý của lãnh đạo các DN này cũng có hạn… vì vậy việc tận dụng cũng như xử lý rác thải của DN có nhiều hạn chế. Phần lớn các DN không tận dụng được rác thải và xử lý theo lối tự phát như: đốt, đổ bỏ không đúng nơi quy định… gây nên những tác động xấu tới môi trường. Bên cạnh đó, hầu hết các DNVVN đều nằm trên địa bàn các thành phố lớn và nằm xen lẫn trong các khu dân cư, quy mô sản xuất hộ gia đình nên việc kiểm soát các chỉ số phát thải của DN cũng rất khó khăn.
Tại diễn đàn, đại diện một số DN trong ngành dệt may, da giày cũng lên tiếng chia sẻ về những khó khăn trong việc quản lý rác thải của DN. Với ngành dệt may, ông Đinh Việt Thanh, đại diện Công ty May 10 cho biết, vấn đề môi trường chính của các DN dệt may là nước thải, nhất là khử màu nước thải và bụi, để xử lý được các vấn đề này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho các công trình xử lý, như vậy rất khó cho các DNVVN. Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, đại diện cho Công ty TNHH giày Ngọc Tề thì các DN trong ngành da giày lại thải ra nhiều chất thải rắn và hóa chất (có trong keo dán), đây là những loại rác thải nguy hại có khả năng thẩm thấu, rất khó tiêu hủy và nếu tiêu hủy không đúng cách thì ảnh hưởng lớn tới môi trường, công ty đã phải mất khoảng 15 triệu đồng cho việc giải quyết số lượng rác thải mỗi tháng…
Đi từ những giải pháp đơn giản
Một trong những vấn đề được các DN quan tâm tại diễn đàn là làm sao các DNVVN có thể xử lý được vấn đề rác thải, trong khi tiềm lực tài chính các DN này có hạn mà công nghệ xử lý rác thải đòi hỏi đầu tư lớn. Giải đáp khúc mắc này, ông Lê Minh Đức cho biết, việc quản lý rác thải trong các DNVVN, nhất là các DN dệt may, da giày không cứ nhất định là phải sử dụng những công nghệ cao, công nghệ đắt tiền mà có những giải pháp rất đơn giản, tiết kiệm mà lại rất hiệu quả. Trước hết là với việc giữ vệ sinh trong DN, dụng cụ phải được để đúng nơi, đúng chỗ, không để rò rỉ dầu mỡ, hóa chất ra đất, dọn vệ sinh hàng ngày, giữ gìn môi trường cảnh quan sạch đẹp. Và việc quản lý rác thải không chỉ được thực hiện ở khâu cuối mà có thể thực hiện ngay ở khâu đầu vào của sản xuất như: tiết kiệm nước, năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu, rác thải phải được phân loại và để đúng nơi quy định…
Đặc biệt, ông Nguyễn Đức Vinh, đại diện Trung tâm Hợp tác công nghệ môi trường Việt Nam - Thụy Điển cho rằng, rác thải của các DN dệt may, da giày và DN nuôi trồng, chế biến thủy sản của Việt Nam có tiềm năng tái chế và tái sử dụng rất cao như: thu hồi và tái sử dụng bụi bông, nguyên liệu thừa của DN dệt may; thu hồi hóa chất, tái sử dụng nguồn nước và tái sử dụng chất thải rắn của DN da giày… Và điều quan trọng nhất là khi lãnh đạo các DNVVN có nhận thức về vấn đề môi trường thì việc quản lý rác thải không còn khó khăn như hiện nay nữa mà nó sẽ là một lợi thế cạnh tranh của DN./.
Việt Nga