Làm sao để tối ưu sản xuất, kinh doanh Nhà máy xơ sợi Đình Vũ?
Thứ sáu, 02/10/2015
Ngày 3/6/2015, tại Hải Phòng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phối hợp cùng Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) đã tổ chức hội thảo “Tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh - Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xơ sợi Đình Vũ”.
Ngày 3/6/2015, tại Hải Phòng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phối hợp cùng Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) đã tổ chức hội thảo “Tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh - Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xơ sợi Đình Vũ”.
Tham dự Hội thảo có Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng; Tiến sĩ Nguyễn Anh Đức, Phó viện Trưởng VPI; Chủ tịch HĐQT PVTEX Phạm Anh Tuấn; Tổng giám đốc PVTEX Nguyễn Văn Ngọc, lãnh đạo các ban chuyên môn Tập đoàn, PVTEX, Nhà máy Xơ sợi polyester Đình Vũ (NMXS Đình Vũ) cùng đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro), Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (PVcomBank).
Tính đến hết tháng 5/2015, NMXS Đình Vũ chính thức vận hành thương mại đúng 12 tháng. Trong đó Nhà máy đã 1 lần tiến hành bảo dưỡng tổng thể và 1 lần tiến hành bảo dưỡng cơ hội, điều chỉnh kỹ thuật để đa dạng hóa sản phẩm. NMXS Đình Vũ đã sản xuất được hơn 68.560 tấn xơ sợi với tỉ lệ xuất bán trong nước khoảng 65% và xuất khẩu khoảng 35%. Chất lượng sản phẩm xơ sợi của PVTEX ngày một ổn định, bắt đầu được các doanh nghiệp dệt “khó tính” nhất Việt Nam như Phú Bài, Việt Thắng, Đông Quang chấp nhận.
Sau khi giải quyết được nhiều vấn đề kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm như xơ chết, tính chất cơ lý, độ nhuộm màu… PVTEX đã tiến hành sản xuất với công suất hơn 90% từ tháng 3-5/2015. Đây là khoảng thời gian NMXS Đình Vũ sản xuất với công suất lớn nhất, áp dụng các biện pháp quản trị tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm để có một nghiên cứu và cái nhìn tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đánh giá trung thực nhất về các cơ hội, thách thức của sản phẩm xơ sợi Đình Vũ.
Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Anh Đức, Phó Viện Trưởng Viện Dầu khí đại diện cho nghiên cứu tối tối ưu hóa sản xuất kinh doanh của NMXS Đình Vũ đã chỉ ra 2 vấn đề cốt lõi là tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm xơ sợi. Trong đó, nghiên cứu của PVPro đã đưa ra các giải pháp để tiết giảm 8% chi phí đầu vào nguyên liệu, đưa ra công thức mua nguyên liệu ổn định và an toàn nhất phù hợp với cấu hình và công suất của NMXS Đình Vũ. Các chi phí về chất đốt để gia nhiệt, hơi nước, xúc tác, vận tải cũng có các giải pháp tiết kiệm chi phí 2%. Đặc biệt, việc nâng công suất nhà máy lên mức tối ưu đã giúp ổn định chất lượng sảm phẩm, giảm mức phế phẩm đến tối ưu (dưới 1%), đặc biệt là tiết giảm chi phí bán hàng gần 50%. Nghiên cứu của PVPro đã cho thấy những tín hiệu đáng mừng về tương lai của NMXS Đình Vũ.
Đại diện PVTEX, ông Phạm Khắc Toàn, Trưởng phòng Sản xuất NMXS Đình Vũ đã khẳng định PVTEX có thể khắc phục hầu hết các vấn đề công nghệ sản xuất, sẵn sàng triển khai đa dạng hóa sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Đồng thời, lực lượng kỹ thuật của PVTEX đang ngày một trưởng thành, nắm bắt được công nghệ sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng với yêu cầu thị trường Việt Nam, hướng tới các sản phẩm có phân khúc chất lượng cao nhất.
Trong phần thảo luận, một số nguyên nhân khách quan đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của NMXS Đình Vũ cũng được nêu ra. Đầu tiên phải kể đến Nhà máy hóa chất sản xuất Paraxylen lớn nhất Trung Quốc phát nổ, cháy rụi (9/4/2015) giá PTA trong tháng 4-5/2015 tăng vọt hơn 100 USD/tấn. Điều này ảnh hưởng lớn đến giá trị nguyên liệu đầu vào của sản phẩm xơ sợi trong toàn bộ khu vực Châu Á và Thế giới. Đối với những nhà máy phải nhập khẩu nguyên liệu như NMXS Đình Vũ do mua PTA theo lô nhỏ và thời han ngắn nên phải chịu giá và phí cao hơn nữa. Nghiêm trọng nhất là tình trạng mất ổn định điện áp trong khu Công nghiệp Đình Vũ (5 lần xảy ra sự cố trong tháng 5/2015) đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao năng lượng lớn do phải khởi động lại nhà máy nhiều lần, dừng nóng trên nhiều công đoạn, ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe của người lao động PVTEX.
Tổng kết hội thảo, Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng ghi nhận những nỗ lực, thành công của cán bộ công nhân viên PVTEX đã đạt được khi vận hành an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh NMXS Đình Vũ. Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng yêu cầu PVTEX, VPI và tổ công tác hỗ trợ của PVN tiến hành rà soát lại toàn bộ các giải pháp tiết giảm chi phí, đánh giá chi tiết việc áp dụng các giải pháp sản xuất, kinh doanh đã thực hiện đến đâu, hiệu quả cụ thể như thế nào, đến bao giờ thì thực hiện hoàn tất. Các giải pháp dài hạn như tăng tổng mức đầu tư, nâng cấp mở rộng công nghệ cần đầu tư như thế nào. Đặc biệt PVTEX cần chủ động hơn nữa trong những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp đề xuất trực tiếp đến các cơ quan quản lý như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Thành phố Hải Phòng để xem xét, hỗ trợ giải quyết các vấn đề về phí, thuế, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất công nghiệp phụ trợ.
Phó Tổng giám đốc PVN nhấn mạnh: “PVTEX cần thực hiện ngay các giải pháp về tài chính, giải quyết vấn đề vốn lưu động, giảm chi phí mua sắm nguyên liệu. Cần lưu ý các vấn đề phát sinh như kho bãi, vận chuyển PTA, MEG. Tăng cường biện pháp tối ưu lực lượng lao động, tinh giản biên chế, tính toán tăng lương cho kỹ sư, công nhân kỹ thuật, tiết giảm lao động phổ thông. Áp dụng các biện pháp quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật… để nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường. Cam kết vận hành hiệu quả NMXS Đình Vũ của PVTEX với mục tiêu “trong năm 2015 sẽ bù biến phí, đến năm 2018 bắt đầu có lãi” là cam kết danh dự của cả một tập thể. Từng người lao động PVTEX luôn phải nâng cao ý thức, trách nhiệm để áp dụng nhanh, quyết liệt các giải pháp giảm chi phí hướng tới mục tiêu bù biến phí ngay trong quý III/2015”.
Tính đến hết tháng 5/2015, NMXS Đình Vũ chính thức vận hành thương mại đúng 12 tháng. Trong đó Nhà máy đã 1 lần tiến hành bảo dưỡng tổng thể và 1 lần tiến hành bảo dưỡng cơ hội, điều chỉnh kỹ thuật để đa dạng hóa sản phẩm. NMXS Đình Vũ đã sản xuất được hơn 68.560 tấn xơ sợi với tỉ lệ xuất bán trong nước khoảng 65% và xuất khẩu khoảng 35%. Chất lượng sản phẩm xơ sợi của PVTEX ngày một ổn định, bắt đầu được các doanh nghiệp dệt “khó tính” nhất Việt Nam như Phú Bài, Việt Thắng, Đông Quang chấp nhận.
Sau khi giải quyết được nhiều vấn đề kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm như xơ chết, tính chất cơ lý, độ nhuộm màu… PVTEX đã tiến hành sản xuất với công suất hơn 90% từ tháng 3-5/2015. Đây là khoảng thời gian NMXS Đình Vũ sản xuất với công suất lớn nhất, áp dụng các biện pháp quản trị tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm để có một nghiên cứu và cái nhìn tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đánh giá trung thực nhất về các cơ hội, thách thức của sản phẩm xơ sợi Đình Vũ.
Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Anh Đức, Phó Viện Trưởng Viện Dầu khí đại diện cho nghiên cứu tối tối ưu hóa sản xuất kinh doanh của NMXS Đình Vũ đã chỉ ra 2 vấn đề cốt lõi là tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm xơ sợi. Trong đó, nghiên cứu của PVPro đã đưa ra các giải pháp để tiết giảm 8% chi phí đầu vào nguyên liệu, đưa ra công thức mua nguyên liệu ổn định và an toàn nhất phù hợp với cấu hình và công suất của NMXS Đình Vũ. Các chi phí về chất đốt để gia nhiệt, hơi nước, xúc tác, vận tải cũng có các giải pháp tiết kiệm chi phí 2%. Đặc biệt, việc nâng công suất nhà máy lên mức tối ưu đã giúp ổn định chất lượng sảm phẩm, giảm mức phế phẩm đến tối ưu (dưới 1%), đặc biệt là tiết giảm chi phí bán hàng gần 50%. Nghiên cứu của PVPro đã cho thấy những tín hiệu đáng mừng về tương lai của NMXS Đình Vũ.
Đại diện PVTEX, ông Phạm Khắc Toàn, Trưởng phòng Sản xuất NMXS Đình Vũ đã khẳng định PVTEX có thể khắc phục hầu hết các vấn đề công nghệ sản xuất, sẵn sàng triển khai đa dạng hóa sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Đồng thời, lực lượng kỹ thuật của PVTEX đang ngày một trưởng thành, nắm bắt được công nghệ sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng với yêu cầu thị trường Việt Nam, hướng tới các sản phẩm có phân khúc chất lượng cao nhất.
Trong phần thảo luận, một số nguyên nhân khách quan đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của NMXS Đình Vũ cũng được nêu ra. Đầu tiên phải kể đến Nhà máy hóa chất sản xuất Paraxylen lớn nhất Trung Quốc phát nổ, cháy rụi (9/4/2015) giá PTA trong tháng 4-5/2015 tăng vọt hơn 100 USD/tấn. Điều này ảnh hưởng lớn đến giá trị nguyên liệu đầu vào của sản phẩm xơ sợi trong toàn bộ khu vực Châu Á và Thế giới. Đối với những nhà máy phải nhập khẩu nguyên liệu như NMXS Đình Vũ do mua PTA theo lô nhỏ và thời han ngắn nên phải chịu giá và phí cao hơn nữa. Nghiêm trọng nhất là tình trạng mất ổn định điện áp trong khu Công nghiệp Đình Vũ (5 lần xảy ra sự cố trong tháng 5/2015) đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao năng lượng lớn do phải khởi động lại nhà máy nhiều lần, dừng nóng trên nhiều công đoạn, ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe của người lao động PVTEX.
Tổng kết hội thảo, Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng ghi nhận những nỗ lực, thành công của cán bộ công nhân viên PVTEX đã đạt được khi vận hành an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh NMXS Đình Vũ. Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng yêu cầu PVTEX, VPI và tổ công tác hỗ trợ của PVN tiến hành rà soát lại toàn bộ các giải pháp tiết giảm chi phí, đánh giá chi tiết việc áp dụng các giải pháp sản xuất, kinh doanh đã thực hiện đến đâu, hiệu quả cụ thể như thế nào, đến bao giờ thì thực hiện hoàn tất. Các giải pháp dài hạn như tăng tổng mức đầu tư, nâng cấp mở rộng công nghệ cần đầu tư như thế nào. Đặc biệt PVTEX cần chủ động hơn nữa trong những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp đề xuất trực tiếp đến các cơ quan quản lý như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Thành phố Hải Phòng để xem xét, hỗ trợ giải quyết các vấn đề về phí, thuế, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất công nghiệp phụ trợ.
Phó Tổng giám đốc PVN nhấn mạnh: “PVTEX cần thực hiện ngay các giải pháp về tài chính, giải quyết vấn đề vốn lưu động, giảm chi phí mua sắm nguyên liệu. Cần lưu ý các vấn đề phát sinh như kho bãi, vận chuyển PTA, MEG. Tăng cường biện pháp tối ưu lực lượng lao động, tinh giản biên chế, tính toán tăng lương cho kỹ sư, công nhân kỹ thuật, tiết giảm lao động phổ thông. Áp dụng các biện pháp quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật… để nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường. Cam kết vận hành hiệu quả NMXS Đình Vũ của PVTEX với mục tiêu “trong năm 2015 sẽ bù biến phí, đến năm 2018 bắt đầu có lãi” là cam kết danh dự của cả một tập thể. Từng người lao động PVTEX luôn phải nâng cao ý thức, trách nhiệm để áp dụng nhanh, quyết liệt các giải pháp giảm chi phí hướng tới mục tiêu bù biến phí ngay trong quý III/2015”.