Khuyến công Đà Nẵng: 10 năm nhìn lại
Thứ sáu, 02/10/2015
Theo số liệu từ Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, giai đoạn 2005 – 2015 có 41 đề án khuyến công với tổng kinh phí hơn 5,5 tỷ đồng được Bộ Công Thương phê duyệt. Sau 10 năm thực hiện, đã có gần 1.000 cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT), giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh.
Theo số liệu từ Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, giai đoạn 2005 – 2015 có 41 đề án khuyến công với tổng kinh phí hơn 5,5 tỷ đồng được Bộ Công Thương phê duyệt. Sau 10 năm thực hiện, đã có gần 1.000 cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT), giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh.
Để sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Bộ Công Thương có hiệu quả, Sở Công Thương đã triển khai đồng bộ các hoạt động khuyến công thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin, trọng điểm tại huyện Hòa Vang.
Sở Công Thương đã tổ chức 9 khóa đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 1.400 lao động với tổng kinh phí thực hiện 845 triệu đồng. Các đề án đào tạo có hiệu quả trong thời gian qua như đào tạo nghề chạm khắc đá mỹ nghệ non nước, sản xuất chổi đót, sản xuất gỗ xuất khẩu, may công nghiệp, mây tre đan.
Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất cũng nhận được sự ủng hộ và tích cực từ phía doanh nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hợp tác xã, làng nghề. Cụ thể, có 24 mô hình trình diễn kỹ thuật với tổng kinh phí hỗ trợ gần 3,2 tỷ đồng được hỗ trợ xây dựng, thu hút hơn 44 tỷ đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp tập trung trong các lĩnh vực sản xuất: cơ khí sửa chữa; chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất bao bì carton, đúc phôi thép, sản xuất ống nhựa PVC từ nhựa phế liệu, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ... Một số mô hình trình diễn kỹ thuật tiên tiến điển hình như: Sản xuất ngói lợp bằng đá, sản xuất bào ngư từ nguyên liệu nấm, sản xuất bao bì carton khép kín; mô hình đúc phôi thép liên tục, xử lý nguyên liệu mây tre đan... Nguồn kinh phí hỗ trợ, vốn đầu tư còn hạn chế, nhưng hiệu quả mang lại rất tích cực, tạo việc làm cho hàng trăm lao động thu nhập ổn định, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, cơ sở CNNT, tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước….
Ông Phan Văn Kha - Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng- cho biết: “Hoạt động khuyến công đã góp phần vào sự phát triển chung của ngành Công thương, đặc biệt tạo nên diện mạo đổi khác cho các xã nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Vang. Hầu hết các cơ sở CNNT phát huy hiệu quả sau khi nhận hỗ trợ từ chương trình khuyến công. Một số sản phẩm CNNT đã xác lập được chỗ đứng trên thị trường như sản phẩm gỗ mỹ nghệ, mây tre đan…”.
Tuy vậy, ông Kha cũng chia sẻ, công tác khuyến công vẫn còn gặp những khó khăn như một số dự án, đề án không thực hiện được hoặc chậm tiến độ do cơ sở không đủ vốn, không vay được vốn. Bản thân doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về hiệu quả của hoạt động khuyến công nên chưa mặn mà phối hợp triển khai các đề án….
Giai đoạn 2016- 2020, khuyến công TP. Đà Nẵng tập trung đẩy mạnh phát triển cơ sở CNNT trên cơ sở thúc đẩy các ngành nghề, sản phẩm có lợi thế, khôi phục và đẩy mạnh những ngành nghề truyền thống. Đồng thời, phát triển ngành nghề mới phù hợp với địa phương. Ưu tiên sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là thợ lành nghề, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong các cơ sở công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn: Khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh và hội nhập; tổ chức các lớp tập huấn về quản lý chất thải công nghiệp, sản xuất sạch hơn… cho các doanh nghiệp, cơ sở CNNT trên địa bàn.
Sở Công Thương đã tổ chức 9 khóa đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 1.400 lao động với tổng kinh phí thực hiện 845 triệu đồng. Các đề án đào tạo có hiệu quả trong thời gian qua như đào tạo nghề chạm khắc đá mỹ nghệ non nước, sản xuất chổi đót, sản xuất gỗ xuất khẩu, may công nghiệp, mây tre đan.
Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất cũng nhận được sự ủng hộ và tích cực từ phía doanh nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hợp tác xã, làng nghề. Cụ thể, có 24 mô hình trình diễn kỹ thuật với tổng kinh phí hỗ trợ gần 3,2 tỷ đồng được hỗ trợ xây dựng, thu hút hơn 44 tỷ đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp tập trung trong các lĩnh vực sản xuất: cơ khí sửa chữa; chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất bao bì carton, đúc phôi thép, sản xuất ống nhựa PVC từ nhựa phế liệu, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ... Một số mô hình trình diễn kỹ thuật tiên tiến điển hình như: Sản xuất ngói lợp bằng đá, sản xuất bào ngư từ nguyên liệu nấm, sản xuất bao bì carton khép kín; mô hình đúc phôi thép liên tục, xử lý nguyên liệu mây tre đan... Nguồn kinh phí hỗ trợ, vốn đầu tư còn hạn chế, nhưng hiệu quả mang lại rất tích cực, tạo việc làm cho hàng trăm lao động thu nhập ổn định, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, cơ sở CNNT, tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước….
Ông Phan Văn Kha - Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng- cho biết: “Hoạt động khuyến công đã góp phần vào sự phát triển chung của ngành Công thương, đặc biệt tạo nên diện mạo đổi khác cho các xã nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Vang. Hầu hết các cơ sở CNNT phát huy hiệu quả sau khi nhận hỗ trợ từ chương trình khuyến công. Một số sản phẩm CNNT đã xác lập được chỗ đứng trên thị trường như sản phẩm gỗ mỹ nghệ, mây tre đan…”.
Tuy vậy, ông Kha cũng chia sẻ, công tác khuyến công vẫn còn gặp những khó khăn như một số dự án, đề án không thực hiện được hoặc chậm tiến độ do cơ sở không đủ vốn, không vay được vốn. Bản thân doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về hiệu quả của hoạt động khuyến công nên chưa mặn mà phối hợp triển khai các đề án….
Giai đoạn 2016- 2020, khuyến công TP. Đà Nẵng tập trung đẩy mạnh phát triển cơ sở CNNT trên cơ sở thúc đẩy các ngành nghề, sản phẩm có lợi thế, khôi phục và đẩy mạnh những ngành nghề truyền thống. Đồng thời, phát triển ngành nghề mới phù hợp với địa phương. Ưu tiên sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là thợ lành nghề, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong các cơ sở công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn: Khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh và hội nhập; tổ chức các lớp tập huấn về quản lý chất thải công nghiệp, sản xuất sạch hơn… cho các doanh nghiệp, cơ sở CNNT trên địa bàn.
Trong 10 năm qua, hoạt động khuyến công đã giúp cho các cơ sở CNNT xác định được hướng đầu tư đúng, có hiệu quả, nâng cao được năng lực quản lý, mở rộng sản xuất, kinh doanh và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường... |