1.000 tỉ đồng Quỹ đổi mới công nghệ bắt đầu được xét duyệt cho những dự án đầu tiên
Thứ sáu, 02/10/2015
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) vừa tăng chỉ số xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2015 của Việt Nam từ thứ 71 (năm 2014) lên 52/141. Điều này cho thấy hiệu quả đổi mới sáng tạo trong khoa học và công nghệ của Việt Nam, song đầu ra lại chưa có sản phẩm tương xứng với đầu vào.
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) vừa tăng chỉ số xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2015 của Việt Nam từ thứ 71 (năm 2014) lên 52/141. Điều này cho thấy hiệu quả đổi mới sáng tạo trong khoa học và công nghệ của Việt Nam, song đầu ra lại chưa có sản phẩm tương xứng với đầu vào.
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân trong cuộc trao đổi với chúng tôi trước thông tin vui trên.
Theo báo cáo mà WIPO vừa công bố, Việt Nam tăng 19 bậc trên Bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu 2015 (GII), đứng thứ 52 trên tổng số 141 nền kinh tế, so với vị trí 71 năm 2014 và thứ 76 năm 2013. Tuy nhiên, hiệu quả đổi mới sáng tạo của Việt Nam lại giảm 4 bậc, từ thứ 5 thế giới vào năm 2014 xuống thứ 9 trong năm nay.
Song theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, chỉ số GII quan trọng nhất và như vậy, Việt Nam đã tăng hạng ngoạn mục. "Có thể nói chỉ số này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi đây là đánh giá hết sức khách quan của WIPO kết hợp với Đại học Cornell (Mỹ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp)", ông Quân cho hay. Bởi để đưa ra được đánh giá, các tổ chức này đã dựa trên số liệu của 79 tiêu chí được thống kê từ các quốc gia. Cho nên có thể nói, xếp hạng này đánh giá thực chất sự đổi mới sáng tạo của các nền kinh tế. Nhiều người cũng cho rằng chỉ số này thể hiện trình độ phát triển công nghệ của một quốc gia vì các tiêu chí cũng thể hiện tương đối tổng hợp. Trong 79 tiêu chí, có nhiều tiêu chí liên quan đến đầu vào, đầu ra của khoa học và công nghệ.
Nếu Việt Nam tiếp tục đổi mới trong khoa học công nghệ, kể cả đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống quản lý, tiếp cận với kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế… thì thứ hạng sẽ còn tiếp tục tăng. Hiện hiệu quả đổi mới sáng tạo giảm do là đầu ra chưa có sản phẩm tương xứng với đầu vào.
Dẫu vậy, chỉ số đánh giá trên cũng ghi nhận sự nỗ lực của Việt Nam kể từ khi có Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vào năm 2013. Trên thực tế, luật này có hiệu lực từ đầu năm 2014 nhưng phải đến năm 2015 mới có thể đưa Luật vào cuộc sống. Luật có tác dụng rất lớn với 3 trụ cột là đổi mới phương thức đầu tư, cơ chế tài chính và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN. Bước đầu, Luật đã đem lại sức sáng tạo, sức sống mới cho KH&CN Việt Nam.
Ví dụ, lĩnh vực sản xuất vaccine, cơ khí chế tạo với những sản phẩm thiết bị nâng hạ siêu trường, siêu trọng, đến giàn khoan dầu khí sản xuất cho Việt Nam và xuất khẩu sang Ấn Độ, tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu trọng tải lớn,… đều nhờ vào thành tựu nghiên cứu làm chủ KH&CN trong những năm vừa qua.
Cần tập trung vào các sản phẩm mũi nhọn mang tính đặc thù
Bên cạnh các sản phẩm, thành tựu KH&CN công bố quốc tế, kết quả ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, một trong các yếu tố đầu ra rất quan trọng là việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Hiện Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, với vốn điều lệ lên tới 1.000 tỉ đồng, đang bắt đầu xét duyệt các dự án đầu tiên cho một số doanh nghiệp có nhu cầu và đi tiên phong trong việc ứng dụng đổi mới công nghệ. Chúng ta có thể hy vọng 1-2 năm tới sẽ có một loạt doanh nghiệp được đổi mới công nghệ nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao mang hàm lượng KH&CN trong đó, ông Quân cho hay.
Bộ KH&CN cũng còn nhiều chương trình khác để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân như Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình nâng cao năng suất chất lượng của hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp KH&CN,... Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với công nghệ mới, tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để có thể triển khai các dự án sản xuất ra các sản phẩm mới trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Nhưng, "với nhiều hiệp định Việt Nam đã ký kết tham gia như các Hiệp định thương mại tự do (FTA), FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Việt Nam - EU; Việt Nam - Bốn nước Bắc Âu (EFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP),… nếu doanh nghiệp Việt Nam không có sự chuẩn bị, sẵn sàng đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh thì chắc chắn sẽ vô cùng khó khăn", ông Quân cho biết.
Vậy, để đáp ứng yêu cầu hội nhập, Việt Nam đã chuẩn bị được những gì và đâu là thách thức cần phải giải quyết trong thời gian tới?
Ông Quân cho rằng thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đương đầu trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới là sở hữu trí tuệ và chất lượng hàng hóa. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tự điều chỉnh và nỗ lực để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nhất là chất lượng hàng hóa không đủ sức cạnh tranh thì chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng phải hết sức khẩn trương đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu những mặt mạnh của thị trường Việt Nam cũng như mặt yếu của thị trường quốc tế, từ đó tập trung vào các sản phẩm mũi nhọn mang tính đặc thù, sản phẩm có đủ sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế.
Khoảng thời gian còn lại rất ngắn, nhà nước chắc chắn phải có những đầu tư thích đáng cả về cơ chế chính sách cũng như nguồn lực. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ yếu, thắt lưng buộc bụng tập trung nguồn lực để đầu tư cho đổi mới công nghệ, sau đó là đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường. Có như thế, Việt Nam mới có thể hội nhập thuận lợi.
Theo báo cáo mà WIPO vừa công bố, Việt Nam tăng 19 bậc trên Bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu 2015 (GII), đứng thứ 52 trên tổng số 141 nền kinh tế, so với vị trí 71 năm 2014 và thứ 76 năm 2013. Tuy nhiên, hiệu quả đổi mới sáng tạo của Việt Nam lại giảm 4 bậc, từ thứ 5 thế giới vào năm 2014 xuống thứ 9 trong năm nay.
Song theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, chỉ số GII quan trọng nhất và như vậy, Việt Nam đã tăng hạng ngoạn mục. "Có thể nói chỉ số này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi đây là đánh giá hết sức khách quan của WIPO kết hợp với Đại học Cornell (Mỹ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp)", ông Quân cho hay. Bởi để đưa ra được đánh giá, các tổ chức này đã dựa trên số liệu của 79 tiêu chí được thống kê từ các quốc gia. Cho nên có thể nói, xếp hạng này đánh giá thực chất sự đổi mới sáng tạo của các nền kinh tế. Nhiều người cũng cho rằng chỉ số này thể hiện trình độ phát triển công nghệ của một quốc gia vì các tiêu chí cũng thể hiện tương đối tổng hợp. Trong 79 tiêu chí, có nhiều tiêu chí liên quan đến đầu vào, đầu ra của khoa học và công nghệ.
Nếu Việt Nam tiếp tục đổi mới trong khoa học công nghệ, kể cả đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống quản lý, tiếp cận với kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế… thì thứ hạng sẽ còn tiếp tục tăng. Hiện hiệu quả đổi mới sáng tạo giảm do là đầu ra chưa có sản phẩm tương xứng với đầu vào.
Dẫu vậy, chỉ số đánh giá trên cũng ghi nhận sự nỗ lực của Việt Nam kể từ khi có Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vào năm 2013. Trên thực tế, luật này có hiệu lực từ đầu năm 2014 nhưng phải đến năm 2015 mới có thể đưa Luật vào cuộc sống. Luật có tác dụng rất lớn với 3 trụ cột là đổi mới phương thức đầu tư, cơ chế tài chính và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN. Bước đầu, Luật đã đem lại sức sáng tạo, sức sống mới cho KH&CN Việt Nam.
Ví dụ, lĩnh vực sản xuất vaccine, cơ khí chế tạo với những sản phẩm thiết bị nâng hạ siêu trường, siêu trọng, đến giàn khoan dầu khí sản xuất cho Việt Nam và xuất khẩu sang Ấn Độ, tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu trọng tải lớn,… đều nhờ vào thành tựu nghiên cứu làm chủ KH&CN trong những năm vừa qua.
Cần tập trung vào các sản phẩm mũi nhọn mang tính đặc thù
Bên cạnh các sản phẩm, thành tựu KH&CN công bố quốc tế, kết quả ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, một trong các yếu tố đầu ra rất quan trọng là việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Hiện Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, với vốn điều lệ lên tới 1.000 tỉ đồng, đang bắt đầu xét duyệt các dự án đầu tiên cho một số doanh nghiệp có nhu cầu và đi tiên phong trong việc ứng dụng đổi mới công nghệ. Chúng ta có thể hy vọng 1-2 năm tới sẽ có một loạt doanh nghiệp được đổi mới công nghệ nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao mang hàm lượng KH&CN trong đó, ông Quân cho hay.
Bộ KH&CN cũng còn nhiều chương trình khác để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân như Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình nâng cao năng suất chất lượng của hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp KH&CN,... Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với công nghệ mới, tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để có thể triển khai các dự án sản xuất ra các sản phẩm mới trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Nhưng, "với nhiều hiệp định Việt Nam đã ký kết tham gia như các Hiệp định thương mại tự do (FTA), FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Việt Nam - EU; Việt Nam - Bốn nước Bắc Âu (EFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP),… nếu doanh nghiệp Việt Nam không có sự chuẩn bị, sẵn sàng đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh thì chắc chắn sẽ vô cùng khó khăn", ông Quân cho biết.
Vậy, để đáp ứng yêu cầu hội nhập, Việt Nam đã chuẩn bị được những gì và đâu là thách thức cần phải giải quyết trong thời gian tới?
Ông Quân cho rằng thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đương đầu trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới là sở hữu trí tuệ và chất lượng hàng hóa. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tự điều chỉnh và nỗ lực để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nhất là chất lượng hàng hóa không đủ sức cạnh tranh thì chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng phải hết sức khẩn trương đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu những mặt mạnh của thị trường Việt Nam cũng như mặt yếu của thị trường quốc tế, từ đó tập trung vào các sản phẩm mũi nhọn mang tính đặc thù, sản phẩm có đủ sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế.
Khoảng thời gian còn lại rất ngắn, nhà nước chắc chắn phải có những đầu tư thích đáng cả về cơ chế chính sách cũng như nguồn lực. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ yếu, thắt lưng buộc bụng tập trung nguồn lực để đầu tư cho đổi mới công nghệ, sau đó là đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường. Có như thế, Việt Nam mới có thể hội nhập thuận lợi.