Nghệ An: Lập lộ trình mới cho khuyến công
Thứ sáu, 02/10/2015
UBND tỉnh Nghệ An đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Chương trình khuyến công của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Đây được coi là lộ trình mới, với phương châm đổi mới, kế thừa và phát huy hiệu quả của công tác khuyến công tỉnh 5 năm vừa qua.
UBND tỉnh Nghệ An đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Chương trình khuyến công của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Đây được coi là lộ trình mới, với phương châm đổi mới, kế thừa và phát huy hiệu quả của công tác khuyến công tỉnh 5 năm vừa qua.
Hiệu quả khả quan
Giai đoạn 2011-2015, Nghệ An đã dành nhiều nguồn lực cho công tác khuyến công, trong đó, kinh phí của tỉnh là 19.156,7 triệu đồng, kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 4.170 triệu đồng. Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh cũng trích tới 2.626 triệu đồng từ nguồn ngân sách triển khai các hoạt động khuyến công.
Trong giai đoạn này, khuyến công Nghệ An tổ chức đào tạo nghề cho trên 6.500 người; hỗ trợ xây dựng 5 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ 36 cơ sở ứng dụng thiết bị máy móc vào sản xuất; hỗ trợ 25 làng nghề, làng có nghề dệt thổ cẩm trên địa bàn tỉnh mua sắm thiết bị, công cụ sản xuất…
Khuyến công Nghệ An những năm qua cũng dành phần kinh phí thích đáng cho công tác đào tạo, nhân cấy nghề, khôi phục phát triển nghề truyền thống. Số làng nghề của tỉnh đã tăng mạnh từ 68 lên 133 làng. Số liệu thống kê cho thấy, trong tổng số 30.000 lao động được tạo việc làm của tỉnh thì chương trình khuyến công đóng góp với con số 3.400 lao động.
Khuyến công cũng tích cực hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mở rộng, đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh. Nguồn vốn khuyến công cũng tạo được động lực không nhỏ, thúc đẩy các đối tượng thụ hưởng tăng vốn đầu tư. Nguồn vốn đối ứng của các cơ sở gấp nhiều số vốn hỗ trợ.
Lộ trình mới
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp nông thôn, tỉnh đã xây dựng chương trình khuyến công giai đoạn 2016 – 2020. Đây được coi là lộ trình dài hơi, tiếp theo cho khuyến công 5 năm tới.
Theo dự thảo, trong 5 năm tới, khuyến công tỉnh có nhiệm vụ đào tạo khoảng 5.000 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề; xây dựng 6 mô hình trình diễn kỹ thuật, 3 mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn; hỗ trợ đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, ứng dụng máy móc tiên tiến, cho 50 cơ sở; hỗ trợ mua sắm thiết bị, công cụ, dụng cụ sản xuất cho 40 làng nghề; hỗ trợ lãi suất vốn vay cho 3 cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp…
Riêng với nội dung đào tạo, tỉnh tập trung đào tạo các nghề có thế mạnh về lao động, tài nguyên, ưu tiên cho lĩnh vực chế biến thủy sản, mây tre đan, mộc mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, thêu ren, dệt thổ cẩm,... Tăng cường hình thức đào tạo nghề thường xuyên, ngắn hạn, gắn với cơ sở sản xuất để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động.
Lựa chọn xây dựng một số mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới và xây dựng các mô hình thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn trong các lĩnh vực: chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm…
Để công tác khuyến công giai đoạn tới được thuận lợi, Nghệ An sẽ bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các văn bản về hoạt động khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm có lợi thế của tỉnh. Tăng cường đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công.
Lồng ghép khuyến công với các dự án, chương trình mục tiêu khác để thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
Giai đoạn 2011-2015, Nghệ An đã dành nhiều nguồn lực cho công tác khuyến công, trong đó, kinh phí của tỉnh là 19.156,7 triệu đồng, kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 4.170 triệu đồng. Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh cũng trích tới 2.626 triệu đồng từ nguồn ngân sách triển khai các hoạt động khuyến công.
Trong giai đoạn này, khuyến công Nghệ An tổ chức đào tạo nghề cho trên 6.500 người; hỗ trợ xây dựng 5 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ 36 cơ sở ứng dụng thiết bị máy móc vào sản xuất; hỗ trợ 25 làng nghề, làng có nghề dệt thổ cẩm trên địa bàn tỉnh mua sắm thiết bị, công cụ sản xuất…
Khuyến công Nghệ An những năm qua cũng dành phần kinh phí thích đáng cho công tác đào tạo, nhân cấy nghề, khôi phục phát triển nghề truyền thống. Số làng nghề của tỉnh đã tăng mạnh từ 68 lên 133 làng. Số liệu thống kê cho thấy, trong tổng số 30.000 lao động được tạo việc làm của tỉnh thì chương trình khuyến công đóng góp với con số 3.400 lao động.
Khuyến công cũng tích cực hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mở rộng, đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh. Nguồn vốn khuyến công cũng tạo được động lực không nhỏ, thúc đẩy các đối tượng thụ hưởng tăng vốn đầu tư. Nguồn vốn đối ứng của các cơ sở gấp nhiều số vốn hỗ trợ.
Lộ trình mới
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp nông thôn, tỉnh đã xây dựng chương trình khuyến công giai đoạn 2016 – 2020. Đây được coi là lộ trình dài hơi, tiếp theo cho khuyến công 5 năm tới.
Theo dự thảo, trong 5 năm tới, khuyến công tỉnh có nhiệm vụ đào tạo khoảng 5.000 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề; xây dựng 6 mô hình trình diễn kỹ thuật, 3 mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn; hỗ trợ đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, ứng dụng máy móc tiên tiến, cho 50 cơ sở; hỗ trợ mua sắm thiết bị, công cụ, dụng cụ sản xuất cho 40 làng nghề; hỗ trợ lãi suất vốn vay cho 3 cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp…
Riêng với nội dung đào tạo, tỉnh tập trung đào tạo các nghề có thế mạnh về lao động, tài nguyên, ưu tiên cho lĩnh vực chế biến thủy sản, mây tre đan, mộc mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, thêu ren, dệt thổ cẩm,... Tăng cường hình thức đào tạo nghề thường xuyên, ngắn hạn, gắn với cơ sở sản xuất để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động.
Lựa chọn xây dựng một số mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới và xây dựng các mô hình thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn trong các lĩnh vực: chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm…
Để công tác khuyến công giai đoạn tới được thuận lợi, Nghệ An sẽ bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các văn bản về hoạt động khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm có lợi thế của tỉnh. Tăng cường đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công.
Lồng ghép khuyến công với các dự án, chương trình mục tiêu khác để thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình Khuyến công giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh dự kiến 39.737 triệu đồng và được phân bổ hàng năm: Năm 2016 là 7.722 triệu đồng; năm 2017 là 7.520 triệu đồng; năm 2018 là 8.513 triệu đồng… |