Đổi mới công nghệ, phát triển nhân lực để tăng năng suất ngành xi măng
Thứ ba, 29/09/2015
Để nâng cao năng suất lao động, ngành xi măng Việt Nam đang đặt ra yêu cầu bức thiết đó là phải nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật.
Để nâng cao năng suất lao động, ngành xi măng Việt Nam đang đặt ra yêu cầu bức thiết đó là phải nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật.
Đổi mới công nghệ
Ngành xi măng sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với công nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, tiết kiệm nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp, bảo vệ môi trường.
Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) khẳng định, trong quy hoạch đã có lộ trình từng bước xóa bỏ công nghệ lạc hậu, đầu tư mở rộng các dự án có điều kiện về công nghệ, tài chính với công suất lớn, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng xi măng.
Để từng bước đổi mới công nghệ, khẳng định vị trí top đầu thị trường xi măng phía Nam, Tổng công ty Xi măng FiCO đã tập trung xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, xây dựng phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn (TCVN 17025:2005) Vilas 270 và sản phẩm xi măng FiCO PCB 40 đạt tiêu chuẩn TCVN 6260:2009, đảm bảo chất lượng ổn định, giá thành cạnh tranh.
Ông Nguyễn Quang Trung – Tổng giám đốc Tổng công ty FiCO cho biết: “Trong thời gian tới (2016-2020), bên cạnh công tác sản xuất và tiêu thụ, FICO sẽ triển khai dự án đầu tư dây chuyền 2 có công suất thiết kế 1,24 triệu tấn clinker, dây chuyền nghiền xi măng công suất 1,6 triệu tấn xi măng, tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào giữa năm 2018”.
Bên cạnh đó, Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch (Vicem Hoàng Thạch) cũng là một điển hình trong việc tập trung đổi mới công nghệ khi nghiên cứu, áp dụng thành công kỹ thuật giảm tiêu hao năng lượng nghiền liệu, nhờ đó lò 3 của nhà máy chạy ổn định và vượt công suất thiết kế với 336 ngày, đạt kỷ lục thế giới (thông thường theo tiêu chuẩn thiết kế mỗi lò chạy hết công suất khoảng từ 250-325 ngày); chi phí cho tiêu thụ sản phẩm chỉ có 70.000 đồng/tấn xi măng, trong khi đơn vị khác là 150.000-200.000 đồng/tấn.
Nâng cao chất lượng nhân lực
Không bằng lòng với những thành tựu đã đạt được, để phát triển bền vững ngành xi măng (XM) Việt Nam, bắt kịp trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới, nâng cao năng suất lao động, đưa ngành công nghiệp này đứng ngang tầm các nước sản xuất XM hàng đầu khu vực và thế giới, ngành XM Việt Nam đang đặt ra yêu cầu bức thiết đó là phải nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật lành nghề, xây dựng đội ngũ kỹ sư tư vấn, thiết kế, nghiên cứu ứng dụng giỏi.
Ngành Xây dựng rất quan tâm đến vấn đề nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực ngành nói chung và ngành XM nói riêng nên có một hệ thống các trường đào tạo, trong đó có trường đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân cho ngành XM. Riêng Vicem cũng có trường đào tạo trực thuộc TCty, hàng năm cung cấp cho ngành XM Việt Nam đông đảo kỹ sư, công nhân tay nghề cao.
Kinh nghiệm các nước cho thấy hiện đại hóa ngành XM cần tỷ lệ kỹ sư cao hơn công nhân, bởi hầu hết các công đoạn sản xuất đều điểu khiển tự động, ít sử dụng lao động trực tiếp. Vì vậy, thời gian tới, ngành XM Việt Nam cần tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cơ cấu đào tạo để đáp ứng tốt hơn sự phát triển của ngành trong tương lai.
Ngành xi măng sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với công nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, tiết kiệm nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp, bảo vệ môi trường.
Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) khẳng định, trong quy hoạch đã có lộ trình từng bước xóa bỏ công nghệ lạc hậu, đầu tư mở rộng các dự án có điều kiện về công nghệ, tài chính với công suất lớn, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng xi măng.
Để từng bước đổi mới công nghệ, khẳng định vị trí top đầu thị trường xi măng phía Nam, Tổng công ty Xi măng FiCO đã tập trung xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, xây dựng phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn (TCVN 17025:2005) Vilas 270 và sản phẩm xi măng FiCO PCB 40 đạt tiêu chuẩn TCVN 6260:2009, đảm bảo chất lượng ổn định, giá thành cạnh tranh.
Ông Nguyễn Quang Trung – Tổng giám đốc Tổng công ty FiCO cho biết: “Trong thời gian tới (2016-2020), bên cạnh công tác sản xuất và tiêu thụ, FICO sẽ triển khai dự án đầu tư dây chuyền 2 có công suất thiết kế 1,24 triệu tấn clinker, dây chuyền nghiền xi măng công suất 1,6 triệu tấn xi măng, tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào giữa năm 2018”.
Bên cạnh đó, Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch (Vicem Hoàng Thạch) cũng là một điển hình trong việc tập trung đổi mới công nghệ khi nghiên cứu, áp dụng thành công kỹ thuật giảm tiêu hao năng lượng nghiền liệu, nhờ đó lò 3 của nhà máy chạy ổn định và vượt công suất thiết kế với 336 ngày, đạt kỷ lục thế giới (thông thường theo tiêu chuẩn thiết kế mỗi lò chạy hết công suất khoảng từ 250-325 ngày); chi phí cho tiêu thụ sản phẩm chỉ có 70.000 đồng/tấn xi măng, trong khi đơn vị khác là 150.000-200.000 đồng/tấn.
Nâng cao chất lượng nhân lực
Không bằng lòng với những thành tựu đã đạt được, để phát triển bền vững ngành xi măng (XM) Việt Nam, bắt kịp trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới, nâng cao năng suất lao động, đưa ngành công nghiệp này đứng ngang tầm các nước sản xuất XM hàng đầu khu vực và thế giới, ngành XM Việt Nam đang đặt ra yêu cầu bức thiết đó là phải nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật lành nghề, xây dựng đội ngũ kỹ sư tư vấn, thiết kế, nghiên cứu ứng dụng giỏi.
Ngành Xây dựng rất quan tâm đến vấn đề nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực ngành nói chung và ngành XM nói riêng nên có một hệ thống các trường đào tạo, trong đó có trường đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân cho ngành XM. Riêng Vicem cũng có trường đào tạo trực thuộc TCty, hàng năm cung cấp cho ngành XM Việt Nam đông đảo kỹ sư, công nhân tay nghề cao.
Kinh nghiệm các nước cho thấy hiện đại hóa ngành XM cần tỷ lệ kỹ sư cao hơn công nhân, bởi hầu hết các công đoạn sản xuất đều điểu khiển tự động, ít sử dụng lao động trực tiếp. Vì vậy, thời gian tới, ngành XM Việt Nam cần tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cơ cấu đào tạo để đáp ứng tốt hơn sự phát triển của ngành trong tương lai.