Công ty Luyện đồng Lào Cai: Làm chủ công nghệ hiện đại
Thứ tư, 23/09/2015
Chính thức vận hành từ tháng 8/2008, Nhà máy luyện đồng Lào Cai (tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng) là nhà máy luyện đồng lớn nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này. Với công suất 10.000 tấn đồng katot/năm; 340 kg vàng/năm, 150 kg bạc/năm, 40.000 tấn axít sunfuric/năm… nhà máy đã giúp tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng cho đất nước nhờ giảm nhập khẩu sản phẩm cùng loại.
Chính thức vận hành từ tháng 8/2008, Nhà máy luyện đồng Lào Cai (tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng) là nhà máy luyện đồng lớn nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này. Với công suất 10.000 tấn đồng katot/năm; 340 kg vàng/năm, 150 kg bạc/năm, 40.000 tấn axít sunfuric/năm… nhà máy đã giúp tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng cho đất nước nhờ giảm nhập khẩu sản phẩm cùng loại.
Niềm tự hào của ngành luyện kim Việt Nam
Sản phẩm đồng katot của nhà máy được luyện từ tinh quặng đồng Sin Quyền do Công ty mỏ tuyển đồng Sin Quyền khai thác và tinh tuyển từ quặng đồng nguyên khai. Mỏ đồng này có trữ lượng hàng chục triệu tấn, được ngành địa chất Việt Nam điều tra, phát hiện cách đây gần 50 năm và cũng là mỏ đồng lớn duy nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Nhà máy được đầu tư công nghệ hiện đại với lưu trình đồng bộ và khép kín. Theo đó, tinh quặng đồng (25% Cu) được nấu luyện bằng lò Thủy Khẩu Sơn, cho ra sản phẩm là sten đồng (42- 45% Cu). Sau đó đưa vào lò chuyển kiểu P-S luyện ra đồng thô (98,5% Cu). Đồng thô được đưa sang lò phản xạ để luyện ra đồng dương cực (99,5% Cu), sau đó qua máy đúc mâm tròn đúc thành tấm dương cực và đưa sang công đoạn điện phân tinh luyện thu được đồng (99,95% Cu), bùn dương cực trong quá trình điện phân tinh luyện đưa đi thu hồi vàng, bạc.
Đặc biệt, khói các lò luyện, lò chuyển sau khi được thu nhiệt, làm sạch bụi sản xuất axit sunfuric, xỉ các lò luyện, lò chuyển qua dây chuyền tuyển nổi để thu hồi đồng.
Tự tin làm chủ công nghệ
Có được những thành công hôm nay, ban lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên Nhà máy luyện đồng Lào Cai đã nỗ lực suốt 7 năm qua, đặc biệt là học hỏi, nghiên cứu để làm chủ công nghệ hiện đại. Theo đó, giai đoạn 2009 - 2010, nhà máy chỉ sản xuất trên, dưới 60% công suất thiết kế bởi công nghệ luyện đồng bằng lò Thủy Khẩu Sơn, tiên tiến nhưng rất phức tạp, đòi hỏi tính đồng bộ và sự chính xác cao. Để sản phẩm đạt tới độ tinh khiết gần như tuyệt đối (99,95% đồng) rất khó khăn, nên sự cố và lúng túng ban đầu khó tránh khỏi. Mặt khác, cán bộ, công nhân phần lớn chưa có kinh nghiệm thực tế nên công tác vận hành chưa thuần thục.
Tuy nhiên, sau một thời gian nắm bắt và từng bước làm chủ công nghệ, từ năm 2011 đến nay, nhà máy đã đi vào sản xuất theo đúng công suất thiết kế. Qua kết quả kiểm nghiệm kỹ thuật và phân tích theo tiêu chuẩn VILAS 182 của Viện Cơ khí năng lượng mỏ Việt Nam, hiện các sản phẩm đồng của nhà máy đã đạt tiêu chuẩn quốc tế với hàm lượng 99,97% đồng (cao hơn so với chỉ tiêu thiết kế là 99,95% đồng). Các sản phẩm khác như bạc, vàng, axit… cũng đạt sản lượng cao. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật luôn được Nhà máy luyện đồng Lào Cai chú trọng nhằm tiết kiệm vật tư tiêu hao, giảm giá thành sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ môi trường.
Sản phẩm đồng katot của nhà máy được luyện từ tinh quặng đồng Sin Quyền do Công ty mỏ tuyển đồng Sin Quyền khai thác và tinh tuyển từ quặng đồng nguyên khai. Mỏ đồng này có trữ lượng hàng chục triệu tấn, được ngành địa chất Việt Nam điều tra, phát hiện cách đây gần 50 năm và cũng là mỏ đồng lớn duy nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Nhà máy được đầu tư công nghệ hiện đại với lưu trình đồng bộ và khép kín. Theo đó, tinh quặng đồng (25% Cu) được nấu luyện bằng lò Thủy Khẩu Sơn, cho ra sản phẩm là sten đồng (42- 45% Cu). Sau đó đưa vào lò chuyển kiểu P-S luyện ra đồng thô (98,5% Cu). Đồng thô được đưa sang lò phản xạ để luyện ra đồng dương cực (99,5% Cu), sau đó qua máy đúc mâm tròn đúc thành tấm dương cực và đưa sang công đoạn điện phân tinh luyện thu được đồng (99,95% Cu), bùn dương cực trong quá trình điện phân tinh luyện đưa đi thu hồi vàng, bạc.
Đặc biệt, khói các lò luyện, lò chuyển sau khi được thu nhiệt, làm sạch bụi sản xuất axit sunfuric, xỉ các lò luyện, lò chuyển qua dây chuyền tuyển nổi để thu hồi đồng.
Tự tin làm chủ công nghệ
Có được những thành công hôm nay, ban lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên Nhà máy luyện đồng Lào Cai đã nỗ lực suốt 7 năm qua, đặc biệt là học hỏi, nghiên cứu để làm chủ công nghệ hiện đại. Theo đó, giai đoạn 2009 - 2010, nhà máy chỉ sản xuất trên, dưới 60% công suất thiết kế bởi công nghệ luyện đồng bằng lò Thủy Khẩu Sơn, tiên tiến nhưng rất phức tạp, đòi hỏi tính đồng bộ và sự chính xác cao. Để sản phẩm đạt tới độ tinh khiết gần như tuyệt đối (99,95% đồng) rất khó khăn, nên sự cố và lúng túng ban đầu khó tránh khỏi. Mặt khác, cán bộ, công nhân phần lớn chưa có kinh nghiệm thực tế nên công tác vận hành chưa thuần thục.
Tuy nhiên, sau một thời gian nắm bắt và từng bước làm chủ công nghệ, từ năm 2011 đến nay, nhà máy đã đi vào sản xuất theo đúng công suất thiết kế. Qua kết quả kiểm nghiệm kỹ thuật và phân tích theo tiêu chuẩn VILAS 182 của Viện Cơ khí năng lượng mỏ Việt Nam, hiện các sản phẩm đồng của nhà máy đã đạt tiêu chuẩn quốc tế với hàm lượng 99,97% đồng (cao hơn so với chỉ tiêu thiết kế là 99,95% đồng). Các sản phẩm khác như bạc, vàng, axit… cũng đạt sản lượng cao. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật luôn được Nhà máy luyện đồng Lào Cai chú trọng nhằm tiết kiệm vật tư tiêu hao, giảm giá thành sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ môi trường.
Sau 7 năm hoạt động, đến nay các chỉ tiêu công nghệ của Nhà máy luyện đồng Lào Cai đều đạt và vượt so với thiết kế. Cụ thể: Sản lượng sản xuất hàng năm đều tăng trưởng mạnh. Đến năm 2015, sản phẩm đồng sản xuất vượt 15% so với thiết kế; chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, các chỉ tiêu về thực thu kim loại (đồng, vàng, bạc) thực hiện đều vượt so với thiết kế. |