Biến phụ phẩm nông nghiệp thành than sạch
Thứ năm, 10/09/2015
Với mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu chất đốt ngày càng tăng cao, với sự hỗ trợ kinh phí từ Bộ Công Thương và hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 2014 Công ty TNHH MTV PT Computer (Tiên Yên - Quảng Ninh) đã đưa vào sản xuất thí điểm thành công than sạch từ phụ phẩm trong nông nghiệp.
Với mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu chất đốt ngày càng tăng cao, với sự hỗ trợ kinh phí từ Bộ Công Thương và hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 2014 Công ty TNHH MTV PT Computer (Tiên Yên - Quảng Ninh) đã đưa vào sản xuất thí điểm thành công than sạch từ phụ phẩm trong nông nghiệp.
Là huyện miền núi với cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản, hàng năm huyện Tiên Yên có khối lượng lớn phế phẩm nông nghiệp và nguyên liệu sinh thái - thực vật bị tiêu huỷ hoặc tái sử dụng nhưng hiệu quả thấp. Công ty TNHH MTV PT Computer đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu và áp dụng công nghệ chế biến các loại phế phẩm nông lâm nghiệp ở địa phương để sản xuất thành than có tính năng tương tự như những loại than khác.
Dự án bắt đầu được thực hiện từ tháng 9/2013 với tổng kinh phí 2,05 tỷ đồng, trong đó 250 triệu đồng được Bộ Công Thương hỗ trợ thông qua Chương trình khuyến công quốc gia. PT Computer đã đầu tư nhà xưởng, mua sắm thiết bị, máy móc hiện đại. Sau một thời gian ngắn nghiên cứu và khảo sát thị trường, công ty đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất đại trà sản phẩm than sạch từ phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngô, cành cây, mùn cưa, cám, hạt bông trấu….
Ông Nguyễn Đăng Thuyết - Giám đốc Công ty TNHH MTV PT Computer cho biết, sau khi được ép thành khối và xử lý cabon, các phụ phẩm nông lâm nghiệp này hóa thành sản phẩm có tính năng tương tự như than hoa trong tự nhiên nhưng ưu việt hơn vì khi cháy không sinh ra khói và có nhiệt độ cao gấp 50-70% so với nguyên liệu thông thường, có thể dùng cho các loại bếp - bếp lò, lò sưởi, lò sấy và bếp hóa khí PRAIRIE, và có thể dùng sưởi ấm trong mùa đông mà không độc hại như than đá và đặc biệt có giá thành rẻ, rất phù hợp cho những người dân có thu nhập thấp.
Với chi phí sản xuất vào khoảng 2,7 triệu đồng/1 tấn than sạch và giá bán ra thị trường là 2,9 triệu đồng/tấn thì tỷ suất lợi nhuân sau thuế có thể đạt 6%. Mỗi tháng, công ty cung ứng ra thị trường nội địa 20-30 tấn than sạch, dự kiến thời gian thu hồi vốn là 5,2 năm. Dự án sẽ tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 15 lao động địa phương với thu nhập trung bình 3.000.000 đồng/người/tháng.
Ông Hoàng Đức Khá - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh khẳng định, trong quá trình đốt cháy, than được sản xuất từ phế phẩm nông nghiệp không có dư lượng khí sulfur dioxide và các chất khí độc hại khác nên không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng. Đây được xem là một dự án điển hình trong tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn khi nó không chỉ góp phần thay đổi nhận thức, phương thức sử dụng năng lượng trong sản xuất cũng như tiêu dùng năng lượng trong sinh hoạt của người dân trong vùng mà còn mở ra hướng đi mới trong việc xử lý các phụ phẩm thải bỏ trong sản xuất nông lâm nghiệp.
Cũng theo ông Khá, than sạch đã và đang tạo được niềm tin cho khách hàng, ngay cả khi cạnh tranh trên thị trường than đốt ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Vì vậy, trong thời gian tới, cùng với sự quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp để phát triển thị trường thì Quảng Ninh mong muốn sẽ nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn tỉnh.
Dự án bắt đầu được thực hiện từ tháng 9/2013 với tổng kinh phí 2,05 tỷ đồng, trong đó 250 triệu đồng được Bộ Công Thương hỗ trợ thông qua Chương trình khuyến công quốc gia. PT Computer đã đầu tư nhà xưởng, mua sắm thiết bị, máy móc hiện đại. Sau một thời gian ngắn nghiên cứu và khảo sát thị trường, công ty đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất đại trà sản phẩm than sạch từ phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngô, cành cây, mùn cưa, cám, hạt bông trấu….
Ông Nguyễn Đăng Thuyết - Giám đốc Công ty TNHH MTV PT Computer cho biết, sau khi được ép thành khối và xử lý cabon, các phụ phẩm nông lâm nghiệp này hóa thành sản phẩm có tính năng tương tự như than hoa trong tự nhiên nhưng ưu việt hơn vì khi cháy không sinh ra khói và có nhiệt độ cao gấp 50-70% so với nguyên liệu thông thường, có thể dùng cho các loại bếp - bếp lò, lò sưởi, lò sấy và bếp hóa khí PRAIRIE, và có thể dùng sưởi ấm trong mùa đông mà không độc hại như than đá và đặc biệt có giá thành rẻ, rất phù hợp cho những người dân có thu nhập thấp.
Với chi phí sản xuất vào khoảng 2,7 triệu đồng/1 tấn than sạch và giá bán ra thị trường là 2,9 triệu đồng/tấn thì tỷ suất lợi nhuân sau thuế có thể đạt 6%. Mỗi tháng, công ty cung ứng ra thị trường nội địa 20-30 tấn than sạch, dự kiến thời gian thu hồi vốn là 5,2 năm. Dự án sẽ tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 15 lao động địa phương với thu nhập trung bình 3.000.000 đồng/người/tháng.
Ông Hoàng Đức Khá - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh khẳng định, trong quá trình đốt cháy, than được sản xuất từ phế phẩm nông nghiệp không có dư lượng khí sulfur dioxide và các chất khí độc hại khác nên không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng. Đây được xem là một dự án điển hình trong tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn khi nó không chỉ góp phần thay đổi nhận thức, phương thức sử dụng năng lượng trong sản xuất cũng như tiêu dùng năng lượng trong sinh hoạt của người dân trong vùng mà còn mở ra hướng đi mới trong việc xử lý các phụ phẩm thải bỏ trong sản xuất nông lâm nghiệp.
Cũng theo ông Khá, than sạch đã và đang tạo được niềm tin cho khách hàng, ngay cả khi cạnh tranh trên thị trường than đốt ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Vì vậy, trong thời gian tới, cùng với sự quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp để phát triển thị trường thì Quảng Ninh mong muốn sẽ nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn tỉnh.