Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành bia
Thứ năm, 10/09/2015
Việt Nam hiện có hơn 400 nhà máy sản xuất bia với sản lượng cung cấp cho thị trường ước tính khoảng 3 tỷ lít bia mỗi năm. Với nhiều công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cũng như lãng phí nguyên nhiên vật liệu, sản xuất bia được đánh giá là ngành có nhiều tiềm năng trong việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Việt Nam hiện có hơn 400 nhà máy sản xuất bia với sản lượng cung cấp cho thị trường ước tính khoảng 3 tỷ lít bia mỗi năm. Với nhiều công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cũng như lãng phí nguyên nhiên vật liệu, sản xuất bia được đánh giá là ngành có nhiều tiềm năng trong việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ông Hoàng Minh Lâm - Phó giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội cho rằng: “Đối với ngành sản xuất bia, công nghệ chính là yếu tố then chốt quyết định chất lượng, năng suất lao động, kiểm soát ô nhiễm tại nguồn. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp chưa có điều kiện để đầu tư đổi mới công nghệ thì các giải pháp quản lý nội vi sẽ là cách đơn giản nhất để giảm ô nhiễm môi trường với chi phí thấp.”
Theo ông Lâm, có thể đưa công nghệ hiện đại và áp dụng SXSH vào mỗi công đoạn sản xuất bia để tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và kiểm soát ô nhiễm tại nguồn.
Tại Nhà máy Bia Phú Bài - Công ty Bia Huế, việc giảm thất thoát nguyên liệu được thực hiện ngay tại hệ thống làm sạch hạt trước khi vào máy nghiền bằng cách điều chỉnh tốc độ gió phù hợp trong quá trình làm sạch hạt. Nhà máy đã thực hiện giải pháp đơn giản là chắn ½ cửa hút gió trong máy sàng để giảm lượng hút gió và nâng cao khoảng cách các họng gió với mặt sàn. Bên cạnh đó nhà máy đã thường xuyên điều chỉnh lượng gió theo mẻ cân. Lượng malt, gạo hao hụt trong quá trình nghiền bị mất theo cửa hút gió giảm 43% (từ 160 kg/mẻ xuống còn 90 kg/mẻ).
Để thu hồi bia trong men, Nhà máy Bia Phú Bài cũng đã điều chỉnh quy trình xả men (chỉ xả 1 lần sau khi nhận dịch, 1 lần sau 2 ngày đạt -10C và 1 lần trước khi lọc 2 ngày). Bên cạnh đó, cách thức xả men cũng được thay đổi so với cách làm truyền thống. Sau khi xả phần men đặc để đưa bia đi lọc, phần bia lẫn men được đưa vào tank đệm trước bằng tay rồi lọc. Việc thay đổi này giúp nhà máy giảm tỷ lệ hao phí khu vực lên men từ 3,07% xuống còn 1,83%...
Như vậy có thể thấy lĩnh vực sản xuất bia có rất nhiều tiềm năng để áp dụng SXSH. Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) là hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bia ở Việt Nam. Hai doanh nghiệp này đều đã áp dụng những công nghệ hiện đại trên thế giới vào sản xuất bia. Cùng với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng các công cụ quản lý nội vi, đổi mới sản phẩm… là các giải pháp đồng bộ giúp SABECO và HABECO tối ưu hóa sản xuất kinh doanh, kiểm soát ô nhiễm tại nguồn và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường./.
Theo ông Lâm, có thể đưa công nghệ hiện đại và áp dụng SXSH vào mỗi công đoạn sản xuất bia để tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và kiểm soát ô nhiễm tại nguồn.
Tại Nhà máy Bia Phú Bài - Công ty Bia Huế, việc giảm thất thoát nguyên liệu được thực hiện ngay tại hệ thống làm sạch hạt trước khi vào máy nghiền bằng cách điều chỉnh tốc độ gió phù hợp trong quá trình làm sạch hạt. Nhà máy đã thực hiện giải pháp đơn giản là chắn ½ cửa hút gió trong máy sàng để giảm lượng hút gió và nâng cao khoảng cách các họng gió với mặt sàn. Bên cạnh đó nhà máy đã thường xuyên điều chỉnh lượng gió theo mẻ cân. Lượng malt, gạo hao hụt trong quá trình nghiền bị mất theo cửa hút gió giảm 43% (từ 160 kg/mẻ xuống còn 90 kg/mẻ).
Để thu hồi bia trong men, Nhà máy Bia Phú Bài cũng đã điều chỉnh quy trình xả men (chỉ xả 1 lần sau khi nhận dịch, 1 lần sau 2 ngày đạt -10C và 1 lần trước khi lọc 2 ngày). Bên cạnh đó, cách thức xả men cũng được thay đổi so với cách làm truyền thống. Sau khi xả phần men đặc để đưa bia đi lọc, phần bia lẫn men được đưa vào tank đệm trước bằng tay rồi lọc. Việc thay đổi này giúp nhà máy giảm tỷ lệ hao phí khu vực lên men từ 3,07% xuống còn 1,83%...
Như vậy có thể thấy lĩnh vực sản xuất bia có rất nhiều tiềm năng để áp dụng SXSH. Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) là hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bia ở Việt Nam. Hai doanh nghiệp này đều đã áp dụng những công nghệ hiện đại trên thế giới vào sản xuất bia. Cùng với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng các công cụ quản lý nội vi, đổi mới sản phẩm… là các giải pháp đồng bộ giúp SABECO và HABECO tối ưu hóa sản xuất kinh doanh, kiểm soát ô nhiễm tại nguồn và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường./.