Bến Tre: Khuyến công tập trung vào các ngành thế mạnh, mũi nhọn của tỉnh
Thứ ba, 25/08/2015
5 năm qua, hoạt động khuyến công đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, góp phần tạo ra giá trị sản xuất chung của ngành Công nghiệp trong tỉnh và góp phần rất lớn trong việc khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
5 năm qua, hoạt động khuyến công đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, góp phần tạo ra giá trị sản xuất chung của ngành Công nghiệp trong tỉnh và góp phần rất lớn trong việc khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, hoạt động khuyến công đã tranh thủ nhiều nguồn vốn của Trung ương, tỉnh, các địa phương trên 14 tỷ đồng cùng với 130 tỷ đồng đầu tư của các doanh nghiệp (DN). Nguồn vốn trên tuy chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nhưng đã giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của ngành. Trung tâm đã tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị, điều hành cho các DN, hỗ trợ xây dựng mô hình điểm trình diễn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; phát triển sản phẩm tiêu biểu; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ liên kết, hợp tác phát triển cụm công nghiệp; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện khuyến công. Hầu hết chương trình, dự án đề ra được triển khai, thực hiện thuận lợi, đạt hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, việc hỗ trợ đầu tư ứng dụng, cải tiến, đổi mới công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn tại các DN ngày càng mang lại hiệu quả cao, góp phần rất lớn tăng năng suất, chất lượng, tạo nhiều sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh của nhiều DN.
Tuy nhiên, nội dung hoạt động khuyến công đa dạng nhưng quá trình triển khai chương trình, dự án trong giai đoạn đầu còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, mất nhiều thời gian từ khâu khảo sát, đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và các khả năng xây dựng, lựa chọn các đề án khuyến công có tính khả thi chưa nhiều, chưa có kế hoạch đồng bộ hỗ trợ chuyển tiếp, nhân rộng mô hình sau khi thực hiện đề án. Nguồn kinh phí còn ít nên chưa khuyến khích các DN mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Các đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công chưa tiếp cận đầy đủ thông tin.
Thời gian tới, ngành sẽ tập trung vào các ngành Công nghiệp thế mạnh, mũi nhọn của tỉnh, gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Tăng cường vai trò khuyến công trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, hỗ trợ DN, cơ sở, làng nghề phát triển sản phẩm mới, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Đặc biệt, triển khai các chương trình, quy hoạch, đề án, chương trình phát triển ngành Công Thương. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đạt 43.410 tỷ đồng, tăng bình quân 19%. Mục tiêu cụ thể, triển khai đào tạo 500 lao động, hỗ trợ 100 đề án, dự án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ 100 DN tham gia hội chợ, triển lãm, 25 lớp đào tạo cho DN. Hỗ trợ quy hoạch chi tiết, đầu tư hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải cho các cụm công nghiệp. Hỗ trợ 15 cơ sở, DN gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Tổng kinh phí thực hiện các chương trình khoảng 151 tỷ đồng, từ nguồn vốn khuyến công.
Trong đó, tập trung vào các giải pháp cụ thể như: tăng cường quản lý nhà nước về khuyến công; củng cố, nâng cao năng lực của bộ máy làm công tác khuyến công; về vốn. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư một số dự án có sự cạnh tranh, có lợi thế, tiềm năng, các ngành nghề truyền thống sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhất là từ nông, thủy sản. Quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng và các mặt hàng xuất khẩu, đánh bắt hải sản, chế biến lương thực. Tập trung các hoạt động khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, ngành nghề mới.
Tuy nhiên, nội dung hoạt động khuyến công đa dạng nhưng quá trình triển khai chương trình, dự án trong giai đoạn đầu còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, mất nhiều thời gian từ khâu khảo sát, đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và các khả năng xây dựng, lựa chọn các đề án khuyến công có tính khả thi chưa nhiều, chưa có kế hoạch đồng bộ hỗ trợ chuyển tiếp, nhân rộng mô hình sau khi thực hiện đề án. Nguồn kinh phí còn ít nên chưa khuyến khích các DN mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Các đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công chưa tiếp cận đầy đủ thông tin.
Thời gian tới, ngành sẽ tập trung vào các ngành Công nghiệp thế mạnh, mũi nhọn của tỉnh, gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Tăng cường vai trò khuyến công trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, hỗ trợ DN, cơ sở, làng nghề phát triển sản phẩm mới, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Đặc biệt, triển khai các chương trình, quy hoạch, đề án, chương trình phát triển ngành Công Thương. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đạt 43.410 tỷ đồng, tăng bình quân 19%. Mục tiêu cụ thể, triển khai đào tạo 500 lao động, hỗ trợ 100 đề án, dự án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ 100 DN tham gia hội chợ, triển lãm, 25 lớp đào tạo cho DN. Hỗ trợ quy hoạch chi tiết, đầu tư hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải cho các cụm công nghiệp. Hỗ trợ 15 cơ sở, DN gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Tổng kinh phí thực hiện các chương trình khoảng 151 tỷ đồng, từ nguồn vốn khuyến công.
Trong đó, tập trung vào các giải pháp cụ thể như: tăng cường quản lý nhà nước về khuyến công; củng cố, nâng cao năng lực của bộ máy làm công tác khuyến công; về vốn. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư một số dự án có sự cạnh tranh, có lợi thế, tiềm năng, các ngành nghề truyền thống sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhất là từ nông, thủy sản. Quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng và các mặt hàng xuất khẩu, đánh bắt hải sản, chế biến lương thực. Tập trung các hoạt động khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, ngành nghề mới.