Xí nghiệp Chế biến lâm sản Hòa Nhơn: Từ hiện trạng môi trường đến đề xuất giải pháp thực hiện SXSH
Thứ tư, 28/09/2011
Nhận thức vai trò và lợi ích của việc thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn, năm 2011, khi có sự hỗ trợ của Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI), Xí nghiệp Xí nghiệp Chế biến lâm sản Hòa Nhơn (Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam) đã tiến hành thành lập Đội Sản xuất sạch hơn (SXSH) nhằm triển khai đánh giá nhanh hiện trạng môi trường và đề ra các các giải pháp cho những năm tiếp theo.
Nhận thức vai trò và lợi ích của việc thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn, năm 2011, khi có sự hỗ trợ của Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI), Xí nghiệp Xí nghiệp Chế biến lâm sản Hòa Nhơn (Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam) đã tiến hành thành lập Đội Sản xuất sạch hơn (SXSH) nhằm triển khai đánh giá nhanh hiện trạng môi trường và đề ra các các giải pháp cho những năm tiếp theo.
Hiện trạng môi trường
Do đặc thù là đơn vị chuyên khai thác, chế biến gỗ, lâm sản nội địa và xuất khẩu các mặt hàng gỗ tinh chế từ nguyên liệu gỗ rừng. Giám đốc Xí nghiệp ông Trần Có cho biết, để có mặt hàng gỗ tinh chế xuất khẩu phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn rất phức tạp. Gỗ khai thác ở rừng về sau khi xẻ theo kích thước quy định được chuyển vào lò sấy với nhiệt độ sấy khoảng 53 độ C; gỗ được sấy trong thời gian 21 ngày, đến khi đạt độ ẩm 10% - 20%. Quá trình sấy làm hạn chế hiện tượng mốc, mất màu thật của gỗ, ngoài ra còn tránh nứt vỡ, cong vênh sau chế biến rồi sau đó mới tinh chế và hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu.
Trong quá trình sản xuất, xử lý ở các công đoạn sơ chế, tái chế, hoàn thiện... phát sinh một lượng chất thải vào môi trường như nước thải, chất thải rắn, trong đó, lượng gỗ nguyên liệu bị hư hỏng, mối mọt, dư thừa, mùn cưa… thải ra hàng năm (khoảng 44% nguyên liệu tương đương 707.696 m3/năm). Lượng bụi gỗ, mùn cưa trong quá trình lưu kho gây nên lượng bụi rất lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và môi trường Xí nghiệp.
Cùng với việc đánh giá nhanh hiện trạng môi trường, Đội SXSH của Xí nghiệp còn tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng năng lượng điện và năng lượng nhiệt thông qua việc đánh giá hiệu suất sử dụng năng lượng của các thiết bị, tổn hao đường dây truyền tải điện, hiệu suất động cơ... Kết quả cho thấy có nhiều vị trí có tổn thất năng lượng rất lớn như tại các giàn nhiệt của các máy chưa có bảo ôn, dầu tại các môtơ thủy lực rò rỉ, công tác bảo trì vệ sinh các máy tại đơn vị ít khoảng 1-2 lần/năm. Công tác quản lý nguyên liệu chỉ tính trên chỉ số nhập kho, không có tính toán kiểm soát cho từng công đoạn, từng bộ phận.
Các giải pháp thực hiện SXSH
Trước hết, nhằm khắc phục tác động của bụi ra môi trường xung quanh, Đội SXSH của Xí nghiệp đã lựa chọn một số giải pháp tối ưu như: Kiểm soát chặt chẽ lượng nguyên liệu nhập về độ tuổi của nguyên liệu, nguyên liệu không bị nứt, gãy; Lựa chọn thay đổi lưỡi cưa của thiết bị cưa xẻ mới, công suất lớn, hiện đại; Giảm số lượng máy cầm tay trong sản xuất; Đầu tư cải tiến thiết bị thu gom lượng mùn cưa cung cấp cho các cơ sở có nhu cầu hoặc đầu tư sản xuất ván ép…
Đối với hệ thống chiếu sáng, hiện Xí nghiệp đang sử dụng đèn chiếu sáng loại huỳnh quang T10 - công suất 40W, chấn lưu sắt từ là loại đèn - ballast phổ thông hiện tại, tính năng tiết kiệm điện không cao, cos-phi thấp. Vì vậy, cos-phi của hệ thống thấp, gây ra tổn thất đường dây cao. Bên cạnh đó, theo thông số đo đạc tại các vị trí làm việc cường độ ánh sáng chưa đạt tiêu chuẩn. Một số vị trí tiếp xúc điện không tốt gây ra lệch pha dẫn đến tổn thất điện vô ích và dễ cháy động cơ. Nguyên liệu gỗ tròn nhỏ nên khi xẻ, cắt tạo ra phần phế thải bìa gỗ rất lớn. Máy cưa công nghệ cũ tạo nhiều mùn cưa. Chưa có thiết bị thu gom khí tải từ các đường ống...
Để khắc phục tình trạng này, Đội SXSH đề xuất các giải pháp khắc phục các tổn thất năng lượng như: Thay các quạt cũ bằng quạt mới (23 chiếc); Lắp đặt các tấm chiếu sáng trên mái nhà tận dụng ánh sáng tự nhiên; Chống nóng nhà xưởng bằng hệ thống hút khí tự nhiên; Thay thế các loại máy cưa, xẻ công suất nhỏ hiện nay bằng máy có công suất lớn, tiêu thụ ít điện năng; Xây dựng hệ thống xử lý khí thải từ lò sấy..
Một doanh nghiệp quản lý nội vi tốt sẽ có những đề xuất và giải pháp sát với thực tế. Với Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Hòa Nhơn điều này được chứng minh qua những giải pháp đã được lựa chọn. Theo ông Trần Có, SXSH không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, mà còn phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định uy tín của doanh nghiệp.
Do đặc thù là đơn vị chuyên khai thác, chế biến gỗ, lâm sản nội địa và xuất khẩu các mặt hàng gỗ tinh chế từ nguyên liệu gỗ rừng. Giám đốc Xí nghiệp ông Trần Có cho biết, để có mặt hàng gỗ tinh chế xuất khẩu phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn rất phức tạp. Gỗ khai thác ở rừng về sau khi xẻ theo kích thước quy định được chuyển vào lò sấy với nhiệt độ sấy khoảng 53 độ C; gỗ được sấy trong thời gian 21 ngày, đến khi đạt độ ẩm 10% - 20%. Quá trình sấy làm hạn chế hiện tượng mốc, mất màu thật của gỗ, ngoài ra còn tránh nứt vỡ, cong vênh sau chế biến rồi sau đó mới tinh chế và hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu.
Trong quá trình sản xuất, xử lý ở các công đoạn sơ chế, tái chế, hoàn thiện... phát sinh một lượng chất thải vào môi trường như nước thải, chất thải rắn, trong đó, lượng gỗ nguyên liệu bị hư hỏng, mối mọt, dư thừa, mùn cưa… thải ra hàng năm (khoảng 44% nguyên liệu tương đương 707.696 m3/năm). Lượng bụi gỗ, mùn cưa trong quá trình lưu kho gây nên lượng bụi rất lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và môi trường Xí nghiệp.
Cùng với việc đánh giá nhanh hiện trạng môi trường, Đội SXSH của Xí nghiệp còn tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng năng lượng điện và năng lượng nhiệt thông qua việc đánh giá hiệu suất sử dụng năng lượng của các thiết bị, tổn hao đường dây truyền tải điện, hiệu suất động cơ... Kết quả cho thấy có nhiều vị trí có tổn thất năng lượng rất lớn như tại các giàn nhiệt của các máy chưa có bảo ôn, dầu tại các môtơ thủy lực rò rỉ, công tác bảo trì vệ sinh các máy tại đơn vị ít khoảng 1-2 lần/năm. Công tác quản lý nguyên liệu chỉ tính trên chỉ số nhập kho, không có tính toán kiểm soát cho từng công đoạn, từng bộ phận.
Các giải pháp thực hiện SXSH
Trước hết, nhằm khắc phục tác động của bụi ra môi trường xung quanh, Đội SXSH của Xí nghiệp đã lựa chọn một số giải pháp tối ưu như: Kiểm soát chặt chẽ lượng nguyên liệu nhập về độ tuổi của nguyên liệu, nguyên liệu không bị nứt, gãy; Lựa chọn thay đổi lưỡi cưa của thiết bị cưa xẻ mới, công suất lớn, hiện đại; Giảm số lượng máy cầm tay trong sản xuất; Đầu tư cải tiến thiết bị thu gom lượng mùn cưa cung cấp cho các cơ sở có nhu cầu hoặc đầu tư sản xuất ván ép…
Đối với hệ thống chiếu sáng, hiện Xí nghiệp đang sử dụng đèn chiếu sáng loại huỳnh quang T10 - công suất 40W, chấn lưu sắt từ là loại đèn - ballast phổ thông hiện tại, tính năng tiết kiệm điện không cao, cos-phi thấp. Vì vậy, cos-phi của hệ thống thấp, gây ra tổn thất đường dây cao. Bên cạnh đó, theo thông số đo đạc tại các vị trí làm việc cường độ ánh sáng chưa đạt tiêu chuẩn. Một số vị trí tiếp xúc điện không tốt gây ra lệch pha dẫn đến tổn thất điện vô ích và dễ cháy động cơ. Nguyên liệu gỗ tròn nhỏ nên khi xẻ, cắt tạo ra phần phế thải bìa gỗ rất lớn. Máy cưa công nghệ cũ tạo nhiều mùn cưa. Chưa có thiết bị thu gom khí tải từ các đường ống...
Để khắc phục tình trạng này, Đội SXSH đề xuất các giải pháp khắc phục các tổn thất năng lượng như: Thay các quạt cũ bằng quạt mới (23 chiếc); Lắp đặt các tấm chiếu sáng trên mái nhà tận dụng ánh sáng tự nhiên; Chống nóng nhà xưởng bằng hệ thống hút khí tự nhiên; Thay thế các loại máy cưa, xẻ công suất nhỏ hiện nay bằng máy có công suất lớn, tiêu thụ ít điện năng; Xây dựng hệ thống xử lý khí thải từ lò sấy..
Một doanh nghiệp quản lý nội vi tốt sẽ có những đề xuất và giải pháp sát với thực tế. Với Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Hòa Nhơn điều này được chứng minh qua những giải pháp đã được lựa chọn. Theo ông Trần Có, SXSH không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, mà còn phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định uy tín của doanh nghiệp.
Lê Hằng