Hà Giang: Quy trình sản xuất chè Shan Tuyết sạch
Thứ hai, 21/11/2016
Chè Shan Tuyết là một trong những đặc sản đem lại giá trị kinh tế cao nhất của Hà Giang. Dù đã có truyền thống sản xuất và chế biến từ lâu đời nhưng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường cả về năng suất, chất lượng và trách nhiệm đối với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, quy trình sản xuất chè Shan Tuyết sạch luôn luôn được cải thiện và nâng cao.
Chè Shan Tuyết là một trong những đặc sản đem lại giá trị kinh tế cao nhất của Hà Giang. Dù đã có truyền thống sản xuất và chế biến từ lâu đời nhưng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường cả về năng suất, chất lượng và trách nhiệm đối với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, quy trình sản xuất chè Shan Tuyết sạch luôn luôn được cải thiện và nâng cao.
Nhà máy sản xuất chè Hùng An ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang là một trong những nhà máy tiêu biểu sở hữu mô hình chế biến và sản xuất chè Shan Tuyết sạch. Mỗi sản phẩm chè Shan Tuyết tại nhà máy đều cần trải qua nhiều công đoạn được kiểm soát nghiêm ngặt và đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng HAAP theo mô hình khép kín từ khâu lựa chọn nguyên liệu đưa vào nhà máy cho tới khâu đóng gói thành phẩm.
Công đoạn đầu tiên trồng và thu hoạch chè. Chè Shan Tuyết sạch được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng thảo mộc, hoàn toàn không gây tác hại cho môi trường và sức khỏa con người. Công việc thu hoạch chè được thực hiện theo các nguyên tắc và trình tự tiêu chuẩn VietGAP nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người. Nguyên liệu để sản xuất chè Shan Tuyết sạch phải là những búp chè non và không bị sâu bệnh.
Những công đoạn quan trọng tiếp theo bao gồm: công đoạn sao chè diệt men, công đoạn vò chè, sấy chè và sau nữa là lăn chè lấy hương đều được thực hiện nhờ các loại máy chuyên biệt, theo dây truyền đạt tiêu chuẩn. Nhà máy đã đầu tư và đưa vào sử dụng hệ thống các loại thiết bị công nghệ nghệ đại cho năng suất cao hơn, thay cho các thao tác thủ công truyền thống cho năng suất thấp như trước đây. Đội ngũ nhân công và kỹ sư trong nhà máy phải trải qua quá trình đào tạo chuyên môn hoặc có bằng cấp, giấy chứng nhận về công nghiệp chế biến chè mới có thể được làm việc và sử dụng các loại máy móc trong nhà máy. nhà máy cũng trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho nhân công để đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất cũng như vệ sinh cho sản phẩm. Cụ thể, nhân viên chế biến chè phải mặc quần áo bảo hộ màu xanh có đội mũ, đeo găng tay và khẩu trang.
Công đoạn sau cùng là đóng gói chè do cũng phải tuân theo những quy đinh nghiêm ngặt tiêu chuẩn HAAP. Chè thành phẩm được đóng gói trong phòng lạnh để đảm bảo giữ được tối đa chất lượng, màu sắc, hương vị và giảm thiểu tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại đối với sản phẩm trong quá trình bao gói. Nhân viên tham gia quy trình đóng gói đều phải mặc áo blouse trắng, đội mũ và đeo khẩu trang y tế, tất cả đều được khử trùng để đảm bảo 100% tiêu chuẩn vệ sinh cho sản phẩm chè Shan Tuyết sạch.
Mô hình sản xuất khép kín kết hợp với hệ thống thiết bị hiện đại không những nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè mà còn giúp tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hy vòng trong tương lai không xa, tỉnh Hà Giang cũng như những địa phương khác sẽ còn nhân rộng hơn nữa mô hình sản xuất chè sạch, góp phần nâng cao thương hiệu của chè Việt Nam trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới.
Công đoạn đầu tiên trồng và thu hoạch chè. Chè Shan Tuyết sạch được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng thảo mộc, hoàn toàn không gây tác hại cho môi trường và sức khỏa con người. Công việc thu hoạch chè được thực hiện theo các nguyên tắc và trình tự tiêu chuẩn VietGAP nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người. Nguyên liệu để sản xuất chè Shan Tuyết sạch phải là những búp chè non và không bị sâu bệnh.
Những công đoạn quan trọng tiếp theo bao gồm: công đoạn sao chè diệt men, công đoạn vò chè, sấy chè và sau nữa là lăn chè lấy hương đều được thực hiện nhờ các loại máy chuyên biệt, theo dây truyền đạt tiêu chuẩn. Nhà máy đã đầu tư và đưa vào sử dụng hệ thống các loại thiết bị công nghệ nghệ đại cho năng suất cao hơn, thay cho các thao tác thủ công truyền thống cho năng suất thấp như trước đây. Đội ngũ nhân công và kỹ sư trong nhà máy phải trải qua quá trình đào tạo chuyên môn hoặc có bằng cấp, giấy chứng nhận về công nghiệp chế biến chè mới có thể được làm việc và sử dụng các loại máy móc trong nhà máy. nhà máy cũng trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho nhân công để đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất cũng như vệ sinh cho sản phẩm. Cụ thể, nhân viên chế biến chè phải mặc quần áo bảo hộ màu xanh có đội mũ, đeo găng tay và khẩu trang.
Công đoạn sau cùng là đóng gói chè do cũng phải tuân theo những quy đinh nghiêm ngặt tiêu chuẩn HAAP. Chè thành phẩm được đóng gói trong phòng lạnh để đảm bảo giữ được tối đa chất lượng, màu sắc, hương vị và giảm thiểu tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại đối với sản phẩm trong quá trình bao gói. Nhân viên tham gia quy trình đóng gói đều phải mặc áo blouse trắng, đội mũ và đeo khẩu trang y tế, tất cả đều được khử trùng để đảm bảo 100% tiêu chuẩn vệ sinh cho sản phẩm chè Shan Tuyết sạch.
Mô hình sản xuất khép kín kết hợp với hệ thống thiết bị hiện đại không những nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè mà còn giúp tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hy vòng trong tương lai không xa, tỉnh Hà Giang cũng như những địa phương khác sẽ còn nhân rộng hơn nữa mô hình sản xuất chè sạch, góp phần nâng cao thương hiệu của chè Việt Nam trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới.
Văn phòng CPSI