[In trang]
Sản xuất kính tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam
Thứ ba, 01/11/2016
Theo đánh giá của các chuyên gia, kính tiết kiệm năng lượng không chỉ mang lại tiện ích tối ưu và nâng cao giá trị cho tòa nhà mà còn mang lại hiệu quả lâu dài khi tiết kiệm năng lượng điện sử dụng điều hòa lên tới 45%, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng do ngăn cản gần như tuyệt đối (99%) tia tử ngoại (UV). Viglacera là đơn vị chủ động đầu tư dự án “Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng” đầu tiên tại Ðông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, kính tiết kiệm năng lượng không chỉ mang lại tiện ích tối ưu và nâng cao giá trị cho tòa nhà mà còn mang lại hiệu quả lâu dài khi tiết kiệm năng lượng điện sử dụng điều hòa lên tới 45%, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng do ngăn cản gần như tuyệt đối (99%) tia tử ngoại (UV). Viglacera là đơn vị chủ động đầu tư dự án “Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng” đầu tiên tại Ðông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Kính tiết kiệm năng lượng là loại kính có công năng cao, được gia công từ kính phẳng với lớp phủ siêu mỏng trên bề mặt, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tính năng sử dụng, yêu cầu về độ trong suốt và màu sắc của kính, đồng thời có tính năng phát xạ thấp, hệ số dẫn nhiệt nhỏ, dẫn tới giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài qua hệ thống vách kính, từ đó tiết kiệm chi phí năng lượng của hệ thống điều hòa không khí mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.

Dự án dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera là dự án “Công nghệ cao” có quy mô 5.000.000m2/năm, dự án gồm hai giai đoạn đầu tư: Giai đoạn I có dây chuyền sản xuất 2.300.000m2/năm, tại khu sản xuất Tân Ðông Hiệp - Dĩ An - Bình Dương và giai đoạn 2 có dây chuyền sản xuất dự kiến từ 2,3- 2,7.000.000m2/năm tại Bắc Ninh. Nhà thầu về công nghệ và thiết bị Von Ardenne GmbH (CHLB Đức) mà Viglacera lựa chọn là tập đoàn hàng đầu thế giới về thiết bị và công nghệ phủ với gần 90 năm kinh nghiệm.

Hiện nay, Công ty Kính nổi Viglacera (KCN Dĩ An – Bình Dương) đang sử dụng công nghệ tạo hình theo phương pháp nổi và là công nghệ tiên tiến nhất với phôi kính tốt nhất Việt Nam, đạt tiêu chuẩn Châu Âu EN572-2:2004 với công suất thiết kế mở rộng đến 420 tấn thủy tinh/ngày tương đương với 23 triệu m2 kính QTC/năm.

Để thích hợp với khí hậu của Việt Nam và xu hướng chung của thế giới, VIGLACERA đã lựa chọn công nghệ phủ mềm với cả hai loại kính là Low – E và Solar Control cho “Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng” của mình. Công nghệ phủ mềm (phủ offline) là phương pháp phủ dùng công nghệ phún xạ Magnetron trong môi trường chân không hay còn gọi là phủ hóa hơi vật lý (PVD). Hệ thống lớp phủ gồm các hợp chất siêu mỏng, có khả năng ngăn cản nhiệt độ truyền qua kính, dẫn tới giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa bên trong và bên ngoài qua hệ thống vách kính. Từ đó, tiết kiệm chi phí năng lượng của hệ thống điều hòa không khí mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.

    • Tính năng kính Low E: Ngăn cản sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài. Giữ cho căn phòng giữ được nhiệt độ ở mức ổn định. Giúp giảm năng lương cho hệ thống làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông. Phù hợp sử dụng ở khí hậu miền Bắc Việt Nam.
    • Tính năng kính Solar Control: Với lớp phủ có tính năng kiểm soát năng lượng mặt trời thì khả năng ngăn cản lượng ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy từ ánh sáng mặt trời đạt trong khoảng từ 5% đến 95%; Đối với năng lượng từ ánh sáng mặt trời lên tới 79% và đặc biệt đối với những tia tử ngoại hay còn gọi là tia cực tím (UV) có hại cho sức khỏe con người thì khả năng ngăn chặn lên tới gần như tuyệt đối 99%. Giúp tiết kiệm năng lượng làm mát và bảo vệ sức khỏe của mọi người trong tòa nhà. 

Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera được sản xuất đầu tiên tại Việt Nam dự kiến sẽ được đưa ra thị trường vào tháng 8/2016, sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình cao cấp, hiện đại; thay thế cho các sản phẩm nhập ngoại với giá thành rất cao như hiện nay.



Văn phòng CPSI