Đắk Lắk: Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp: Hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp
Thứ sáu, 09/09/2011
Áp dụng Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp là mục tiêu mà các doanh nghiệp (DN) hướng tới nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường, thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững.
Áp dụng Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp là mục tiêu mà các doanh nghiệp (DN) hướng tới nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường, thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững.
Những năm qua, sản xuất công nghiệp của tỉnh Đắk Lắk có sự phát triển nhanh chóng, bước đầu hình thành được một số ngành công nghiệp then chốt, có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Nhiều DN đã áp dụng công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển hài hòa với các tiêu chí kinh tế - xã hội - môi trường.
Trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, DN đặc biệt chú trọng đến công nghệ thân thiện môi trường. Theo ông Nguyễn Đăng Phong, Giám đốc Công ty TNHH TM-SX Daphovina, việc ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giảm chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Sản phẩm cơ khí với đặc thù đòi hỏi tính kỹ thuật cao, nên mỗi cải tiến cho sản phẩm cũng yêu cầu khắt khe về công nghệ tương ứng. Công ty đã tìm hiểu, chuyển đổi thành công từ công nghệ gia công cơ khí có phôi sang không phôi, làm giảm hẳn lượng phế thải trong sản xuất, chi phí gia công nhỏ hơn mà năng suất cao hơn trước rất nhiều lần. Ông Phạm Ngọc Bằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty liên doanh DakMan cho biết, lĩnh vực kinh doanh chính của DN là thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê, nên vấn đề hạn chế tác động bất lợi về môi trường do chế biến cà phê gây ra như nước thải, bụi đất, tiếng ồn … được DN rất chú trọng. DN đã chủ động đầu tư hệ thống xử lý bụi trị giá hơn 600 triệu đồng tại dây chuyền chế biến, làm giảm thiểu ô nhiễm bụi; thực hiện tốt công tác kiểm định, bảo trì các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như máy nén khí, bình khí nén, giá nâng hàng, phát hiện và khắc phục kịp thời những nguy cơ do lỗi thiết bị gây ra.
Việc đưa vào sử dụng hệ thống lò sấy biogas thay cho lò sấy bằng dầu diesel ở Nhà máy chế biến tinh bột sắn Krông Bông là bước chuyển biến tích cực trong cải thiện môi trường. Nhà máy xây dựng hệ thống hầm biôga thu gom toàn bộ chất thải, nước thải trong quá trình chế biến sắn để phục vụ sản xuất khí ga đốt lò sấy tinh bột sắn và điện thắp sáng thay cho diezen, mỗi năm tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng. Hệ thống nước thải của nhà máy đã qua nhiều bể lắng lọc nên không còn mùi hôi thối, có thể phục vụ tưới cho các loại cây trồng và nuôi cá.
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Ea Kar cũng đã đầu tư 9 tỷ đồng để xây dựng mới một số hạng mục công trình xử lý chất thải, mua sắm trang thiết bị chuyên dụng thay thế những thiết bị cũ, mở rộng quỹ đất để xây dựng hồ sinh học và khu xử lý chất thải rắn.
Ở Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên, Chương trình 3S (sàng lọc - sắp xếp - sẵn sàng) được triển khai đến tận phân xưởng sản xuất để sàng lọc loại bỏ những vật dụng không cần thiết, sắp đặt lại mọi dụng cụ một cách khoa học, và hạn chế thời gian “chết nhằm nâng cao năng suất làm việc…
Tiết kiệm năng lượng cũng được DN đặc biệt chú trọng. Công ty Cổ phần thép Đông Nam Á đã đầu tư lắp đặt hệ thống tụ bù trên lưới điện hạ thế và các thiết bị điện, cải thiện chất lượng điện áp , góp phần tiết kiệm điện và tăng hiệu suất làm việc của máy móc. Công ty cũng nghiên cứu, xây dựng trạm cung cấp điện nguồn ở nhiều vị trí khác nhau để giảm tổn thất điện trên lưới, hoặc thay thế một phần tôn lợp ở các xưởng sản xuất bằng loại tôn nhựa trong suốt để tận dụng ánh sáng tự nhiên thay cho các loại đèn; xây dựng hệ thống đón, hút gió từ tường và mái nhà xưởng thay cho các loại quạt …Nhờ vậy, đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng tiền điện mỗi tháng.
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – miền Trung, Chi nhánh Dak Lak đã sử dụng bộ biến tần cho hầu hết các thiết bị có tiêu thụ điện để có sự điều chỉnh điện phù hợp từng công đoạn sản xuất, tránh phát sinh tình trạng máy móc chạy không tải, nhờ vậy đã tiết kiệm được 50 - 60% lượng điện năng tiêu thụ.
Những nỗ lực của DN đã tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất công nghiệp, cải thiện đáng kể năng suất và hiệu suất hoạt động, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường. Qua đợt khảo sát mới đây, Cục Công nghiệp Địa phương (Bộ Công thương) đã đánh giá: công nghiệp của Dak Lak đang phát triển theo chiều sâu, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, áp dụng SXSH vẫn đối mặt với không ít thách thức, tình trạng ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp vẫn còn phổ biến. Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành hành động áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011- 2015. Theo đó, đến năm 2015 sẽ có 100% các cấp quản lý được phổ biến và nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp, 50% DN có cán bộ kỹ thuật được tập huấn SXSH, 25% cơ sở sản xuất trong khu, cụm công nghiệp và 10% cơ sở sản xuất nằm ngoài khu cụm công nghiệp áp dụng SXSH. Được sự hỗ trợ của Hợp phần SXSH trong công nghiệp (Bộ công thương), Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Dak Lak đã tổ chức tập huấn về SXSH cho DN và các ngành, các cấp liên quan; tiến hành đánh giá nhanh và tư vấn SXSH cho 5 DN thuộc các ngành sản xuất đặc thù của tỉnh như chế biến cà phê, cơ khí nông thôn, gỗ… tất cả nhằm hướng tới một nền công nghiệp xanh theo xu hướng phát triển của thế giới.
Trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, DN đặc biệt chú trọng đến công nghệ thân thiện môi trường. Theo ông Nguyễn Đăng Phong, Giám đốc Công ty TNHH TM-SX Daphovina, việc ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giảm chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Sản phẩm cơ khí với đặc thù đòi hỏi tính kỹ thuật cao, nên mỗi cải tiến cho sản phẩm cũng yêu cầu khắt khe về công nghệ tương ứng. Công ty đã tìm hiểu, chuyển đổi thành công từ công nghệ gia công cơ khí có phôi sang không phôi, làm giảm hẳn lượng phế thải trong sản xuất, chi phí gia công nhỏ hơn mà năng suất cao hơn trước rất nhiều lần. Ông Phạm Ngọc Bằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty liên doanh DakMan cho biết, lĩnh vực kinh doanh chính của DN là thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê, nên vấn đề hạn chế tác động bất lợi về môi trường do chế biến cà phê gây ra như nước thải, bụi đất, tiếng ồn … được DN rất chú trọng. DN đã chủ động đầu tư hệ thống xử lý bụi trị giá hơn 600 triệu đồng tại dây chuyền chế biến, làm giảm thiểu ô nhiễm bụi; thực hiện tốt công tác kiểm định, bảo trì các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như máy nén khí, bình khí nén, giá nâng hàng, phát hiện và khắc phục kịp thời những nguy cơ do lỗi thiết bị gây ra.
Việc đưa vào sử dụng hệ thống lò sấy biogas thay cho lò sấy bằng dầu diesel ở Nhà máy chế biến tinh bột sắn Krông Bông là bước chuyển biến tích cực trong cải thiện môi trường. Nhà máy xây dựng hệ thống hầm biôga thu gom toàn bộ chất thải, nước thải trong quá trình chế biến sắn để phục vụ sản xuất khí ga đốt lò sấy tinh bột sắn và điện thắp sáng thay cho diezen, mỗi năm tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng. Hệ thống nước thải của nhà máy đã qua nhiều bể lắng lọc nên không còn mùi hôi thối, có thể phục vụ tưới cho các loại cây trồng và nuôi cá.
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Ea Kar cũng đã đầu tư 9 tỷ đồng để xây dựng mới một số hạng mục công trình xử lý chất thải, mua sắm trang thiết bị chuyên dụng thay thế những thiết bị cũ, mở rộng quỹ đất để xây dựng hồ sinh học và khu xử lý chất thải rắn.
Ở Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên, Chương trình 3S (sàng lọc - sắp xếp - sẵn sàng) được triển khai đến tận phân xưởng sản xuất để sàng lọc loại bỏ những vật dụng không cần thiết, sắp đặt lại mọi dụng cụ một cách khoa học, và hạn chế thời gian “chết nhằm nâng cao năng suất làm việc…
Tiết kiệm năng lượng cũng được DN đặc biệt chú trọng. Công ty Cổ phần thép Đông Nam Á đã đầu tư lắp đặt hệ thống tụ bù trên lưới điện hạ thế và các thiết bị điện, cải thiện chất lượng điện áp , góp phần tiết kiệm điện và tăng hiệu suất làm việc của máy móc. Công ty cũng nghiên cứu, xây dựng trạm cung cấp điện nguồn ở nhiều vị trí khác nhau để giảm tổn thất điện trên lưới, hoặc thay thế một phần tôn lợp ở các xưởng sản xuất bằng loại tôn nhựa trong suốt để tận dụng ánh sáng tự nhiên thay cho các loại đèn; xây dựng hệ thống đón, hút gió từ tường và mái nhà xưởng thay cho các loại quạt …Nhờ vậy, đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng tiền điện mỗi tháng.
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – miền Trung, Chi nhánh Dak Lak đã sử dụng bộ biến tần cho hầu hết các thiết bị có tiêu thụ điện để có sự điều chỉnh điện phù hợp từng công đoạn sản xuất, tránh phát sinh tình trạng máy móc chạy không tải, nhờ vậy đã tiết kiệm được 50 - 60% lượng điện năng tiêu thụ.
Những nỗ lực của DN đã tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất công nghiệp, cải thiện đáng kể năng suất và hiệu suất hoạt động, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường. Qua đợt khảo sát mới đây, Cục Công nghiệp Địa phương (Bộ Công thương) đã đánh giá: công nghiệp của Dak Lak đang phát triển theo chiều sâu, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, áp dụng SXSH vẫn đối mặt với không ít thách thức, tình trạng ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp vẫn còn phổ biến. Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành hành động áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011- 2015. Theo đó, đến năm 2015 sẽ có 100% các cấp quản lý được phổ biến và nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp, 50% DN có cán bộ kỹ thuật được tập huấn SXSH, 25% cơ sở sản xuất trong khu, cụm công nghiệp và 10% cơ sở sản xuất nằm ngoài khu cụm công nghiệp áp dụng SXSH. Được sự hỗ trợ của Hợp phần SXSH trong công nghiệp (Bộ công thương), Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Dak Lak đã tổ chức tập huấn về SXSH cho DN và các ngành, các cấp liên quan; tiến hành đánh giá nhanh và tư vấn SXSH cho 5 DN thuộc các ngành sản xuất đặc thù của tỉnh như chế biến cà phê, cơ khí nông thôn, gỗ… tất cả nhằm hướng tới một nền công nghiệp xanh theo xu hướng phát triển của thế giới.
Hoa Hồng
Báo Đắk Lắk điện tử
Báo Đắk Lắk điện tử