[In trang]
Tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa hệ thống nồi hơi
Thứ năm, 06/10/2016
Với tình hình phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp nước ta hiện nay, nhu cầu về sử dụng hơi trong sản xuất ngày càng tăng cao. Do đó hệ thống nồi hơi ngày càng được ứng dụng rộng rãi, cùng với đó là bài toán làm sao để tiết kiệm năng lượng cho nồi hơi cũng trở thành một vấn đề nan giải cho toàn bộ ngành công nghiệp.

Với tình hình phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp nước ta hiện nay, nhu cầu về sử dụng hơi trong sản xuất ngày càng tăng cao. Do đó hệ thống nồi hơi ngày càng được ứng dụng rộng rãi, cùng với đó là bài toán làm sao để tiết kiệm năng lượng cho nồi hơi cũng trở thành một vấn đề nan giải cho toàn bộ ngành công nghiệp.

Nồi hơi hiện đang là một hệ thống không thể thiếu trong nhiều doanh nghiệp sản xuất với tác dụng là chuyển năng lượng từ dạng than, dầu, khí LPG sang năng lượng dưới dạng hơi nước. Quá trình chuyển hóa này được thực hiện bằng cách đốt nhiên liệu, khói lò bốc lên trao đổi nhiệt với hệ thống đun nước làm nước hóa hơi. Hơi nước này sẽ được dùng như một chất tải nhiệt, mang lượng nhiệt này đi cung cấp cho toàn bộ nhà máy sản xuất. Đây là một chất tải nhiệt rất phổ biến do có chi phí thấp, dễ dàng vận chuyển và sử dụng. Tuy có rất nhiều ưu điểm, nhưng nhược điểm lớn nhất của hệ thống nồi hơi và mạng hơi trong nhà máy là rất dễ thất thoát nhiệt ra môi trường.
 
Để dễ dàng hình dung sự thất thoát nhiệt, hãy nhìn vào sơ đồ một hệ thống nồi hơi và mạng nhiệt trên đây. Sự thất thoát hơi thường xảy ra do:
•    Thất thoát do khói thải.
•    Thất thoát qua bẫy hơi trên mạng nhiệt
•    Thất thoát do bảo ôn kém đường ống và thiết bị.
•    Thất thoát do xả đáy nồi hơi.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân dẫn đến hệ thống nồi hơi không hoạt động tối ưu như hàm lượng oxi trong nước quá lớn dẫn đến việc ăn mòn thiết bị, sử dụng quá nhiều nồi hơi dự phòng dẫn đến lãng phí năng lượng.
Một số biện pháp đã được đưa ra để cải thiện các vấn đề trên như sau:
•    Tận dụng nhiệt của khói thải để gia nhiệt sơ bộ nước trước khi vào lò hơi: Khi áp dụng phương pháp này, bài toán kinh tế cần phải giải quyết chính là lượng nhiệt thu hồi được có giá trị hơn chi phí đầu tư cho thiết bị trao đổi nhiệt hay không, có khả năng thu hồi vốn không.
•    Kiểm soát lượng không khí dư trong khói thải: Ta sẽ luôn thất thoát một lượng nhiệt trọng khói thải. Tuy nhiên có hoàn toàn có thể giảm bớt được lượng nhiệt mất mát này bằng cách giảm nồng độ khí oxi trong khí thải. Bởi nếu lượng oxi trong khí thải cao chứng tỏ quá trình đốt của nồi hơi chưa tối ưu dẫn đến sự dư thừa oxi, lượng khí dư thừa này sẽ gây thất thoát một lượng nhiệt khá lớn. Vì vậy cần phải cải thiện hiệu suất đốt của nồi hơi, giảm lưu lượng không khí cấp vào lò.
•    Hạn chế thất thoát nhiệt qua bề mặt thiết bị: Tiến hành đo nhiệt độ ở bề mặt ngoài lớp bảo ôn của cả đường ống và các thiết bị, từ đó tính toán lượng nhiệt mất mát/đơn vị thời gian. Sau đó dựa vào yêu cầu bảo ôn mà thay đổi chiều dày lớp cách nhiệt cho hợp lý.
•    Tối ưu hóa quá trình xả đáy: do trong nước lò hơi luôn chứa những khoáng chất. Những khoáng chất này gây ra sự đóng cặn trong thiết bị. Khi nồng độ của các chất này tăng cao ta phải tiến hành xả đáy. Khi đó bài toán tối ưu đặt ra là làm sao có thể tối ưu hóa số lần xả đáy để giảm thất thoát nhiệt. Vì vậy hãy xả đáy khi nồng độ các khoáng chất đạt ngưỡng mà nhà sản xuất nồi hơi cho phép.
•    Sử dụng thiết bị khử khí: hãy sử dụng thiết bị khử oxi trong hệ thống để hạn chế sự rỉ sét của thiết bị.
•    Sửa chữa các bẫy hơi trong hệ thống: nhằm hạn chế sự thất thoát hơi.
•    Tối ưu hóa việc vận hành các lò hơi: Khi vận hành lò hơi, thường sẽ có những lò dự phòng, vì vậy tùy theo yêu cầu sử dụng mà đưa ra các chế độ vận hành tối ưu nhằm hạn chế sự lãng phí trong sản xuất.

Với những biện pháp nêu trên đây, việc tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng cho hệ thống nồi hơi hoàn toàn có thể thực hiện và áp dụng được.

Khánh Hòa