Kết quả bước đầu về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ở Quảng Trị
Thứ ba, 12/05/2015
Những năm qua, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên để phát triển công nghiệp bền vững thì sản xuất sạch hơn (SXSH) là giải pháp cần thiết giúp cơ sở sản xuất công nghiệp cải tiến các thiết bị và sắp xếp lại quy trình sản xuất phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng...
Những năm qua, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên để phát triển công nghiệp bền vững thì sản xuất sạch hơn (SXSH) là giải pháp cần thiết giúp cơ sở sản xuất công nghiệp cải tiến các thiết bị và sắp xếp lại quy trình sản xuất phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng...
Mặt khác, để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung và nhiệm vụ của Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 7/9/2009, Sở Công thương Quảng Trị đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và trình UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 1399/QĐ-UBND ngày 12/8/2013 về “Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị’’. Bằng nguồn vốn khuyến công, hàng năm Sở Công thương đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất hợp lý hóa quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh tại các cơ sở chế biến thực phẩm. Chú trọng tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tập huấn về "Sản xuất sạch hơn" cho các cán bộ thuộc Sở, các địa phương và nhiều doanh nghiệp tham gia.
Theo kết quả đánh giá về tình hình thực hiện các mục tiêu của Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cho thấy tỷ lệ các cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của sản xuất sạch hơn theo mục tiêu của tỉnh đến năm 2015 toàn tỉnh có 50% nhưng đến cuối năm 2014 đã có 30% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức ra vấn đề này. Tỷ lệ cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất sạch hơn theo mục tiêu của tỉnh đến năm 2015 là có 15% doanh nghiệp (DN) nhưng đến nay đã có 30% DN đi vào áp dụng. Tỷ lệ tiết kiệm nguyên, nhiên liệu đối với cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn theo mục tiêu đặt ra là từ 5-8% nhưng nay đã đạt 8%. Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về hoạt động sản xuất sạch hơn là 5-8% nhưng nay đã có 20%.
Từ năm 2011, một số đơn vị đã tiên phong áp dụng sản xuất sạch hơn trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu như Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá của Tổng công ty Thương mại Quảng Trị, Chi nhánh công ty TNHH MTV Fococev - Nhà máy tinh bột sắn Quảng Trị, Công ty CP gỗ MDF VRG Quảng Trị, Công ty CP Bình Điền Quảng Trị và Công ty TNHH Hoàng Đức Linh. Hiệu quả bước đầu mang lại cho các DN áp dụng công nghệ SXSH là cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ cải tiến quy trình và công nghệ sản xuất, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm và đặc biệt là được bạn hàng ở các nước đã áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về SXSH tin dùng.
Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch tại địa phương đang gặp một số khó khăn nhất định. Trước hết về nhân lực, hiện nay đội ngũ cán bộ, chuyên gia về SXSH hoặc có khả năng tư vấn về SXSH tại địa phương không nhiều, đa phần ở các cơ quan cấp tỉnh, các cán bộ cấp huyện không nắm vững các kiến thức về SXSH. Trong khi đó, các chủ DN thường vẫn ỷ lại kiến thức sản xuất của mình, cho rằng việc sản xuất của đơn vị đã tạo ra đủ lợi nhuận, không cần thay đổi hay tổ chức lại. Và quan trọng hơn cả là nguồn ngân sách đáp ứng cho SXSH còn hạn hẹp. Hiện nay nội dung SXSH đã được đưa vào trong công tác khuyến công (Nghị định 45/2012/NĐ- CP đã đưa nội dung SXSH vào hoạt động khuyến công) nhưng nguồn vốn phân bổ cho khuyến công của địa phương chưa thật sự chú trọng đến nội dung này.
Để kế hoạch về SXSH của tỉnh đạt được một số mục tiêu đặt ra, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo từ các cấp, đặc biệt là Sở Công thương, cơ quan đầu mối về SXSH tại địa phương phải tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả hơn nữa. Đối với các nội dung của kế hoạch thì cần ưu tiên một số nhiệm vụ như đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nhận thức SXSH, thông qua hình thức tập huấn cho các cán bộ làm công tác SXSH và chủ DN, cơ sở sản xuất công nghiệp, hoặc tuyên truyền đến tận cơ sở thông qua áp phích, tờ rơi về SXSH. Tăng cường hoạt động hỗ trợ đánh giá khả năng áp dụng SXSH tại các DN, cơ sở CNNT để cung cấp tài liệu cho việc triển khai áp dụng SXSH tại cơ sở. Xây dựng các mô hình điểm về áp dụng SXSH theo các ngành nghề để nhân rộng trong thời gian tới, bởi hiệu quả của việc áp dụng SXSH là mang lại “lợi ích kép”, không chỉ giải quyết về ô nhiễm môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh doanh cho cơ sở sản xuất công nghiệp.
Theo kết quả đánh giá về tình hình thực hiện các mục tiêu của Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cho thấy tỷ lệ các cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của sản xuất sạch hơn theo mục tiêu của tỉnh đến năm 2015 toàn tỉnh có 50% nhưng đến cuối năm 2014 đã có 30% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức ra vấn đề này. Tỷ lệ cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất sạch hơn theo mục tiêu của tỉnh đến năm 2015 là có 15% doanh nghiệp (DN) nhưng đến nay đã có 30% DN đi vào áp dụng. Tỷ lệ tiết kiệm nguyên, nhiên liệu đối với cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn theo mục tiêu đặt ra là từ 5-8% nhưng nay đã đạt 8%. Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về hoạt động sản xuất sạch hơn là 5-8% nhưng nay đã có 20%.
Từ năm 2011, một số đơn vị đã tiên phong áp dụng sản xuất sạch hơn trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu như Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá của Tổng công ty Thương mại Quảng Trị, Chi nhánh công ty TNHH MTV Fococev - Nhà máy tinh bột sắn Quảng Trị, Công ty CP gỗ MDF VRG Quảng Trị, Công ty CP Bình Điền Quảng Trị và Công ty TNHH Hoàng Đức Linh. Hiệu quả bước đầu mang lại cho các DN áp dụng công nghệ SXSH là cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ cải tiến quy trình và công nghệ sản xuất, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm và đặc biệt là được bạn hàng ở các nước đã áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về SXSH tin dùng.
Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch tại địa phương đang gặp một số khó khăn nhất định. Trước hết về nhân lực, hiện nay đội ngũ cán bộ, chuyên gia về SXSH hoặc có khả năng tư vấn về SXSH tại địa phương không nhiều, đa phần ở các cơ quan cấp tỉnh, các cán bộ cấp huyện không nắm vững các kiến thức về SXSH. Trong khi đó, các chủ DN thường vẫn ỷ lại kiến thức sản xuất của mình, cho rằng việc sản xuất của đơn vị đã tạo ra đủ lợi nhuận, không cần thay đổi hay tổ chức lại. Và quan trọng hơn cả là nguồn ngân sách đáp ứng cho SXSH còn hạn hẹp. Hiện nay nội dung SXSH đã được đưa vào trong công tác khuyến công (Nghị định 45/2012/NĐ- CP đã đưa nội dung SXSH vào hoạt động khuyến công) nhưng nguồn vốn phân bổ cho khuyến công của địa phương chưa thật sự chú trọng đến nội dung này.
Để kế hoạch về SXSH của tỉnh đạt được một số mục tiêu đặt ra, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo từ các cấp, đặc biệt là Sở Công thương, cơ quan đầu mối về SXSH tại địa phương phải tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả hơn nữa. Đối với các nội dung của kế hoạch thì cần ưu tiên một số nhiệm vụ như đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nhận thức SXSH, thông qua hình thức tập huấn cho các cán bộ làm công tác SXSH và chủ DN, cơ sở sản xuất công nghiệp, hoặc tuyên truyền đến tận cơ sở thông qua áp phích, tờ rơi về SXSH. Tăng cường hoạt động hỗ trợ đánh giá khả năng áp dụng SXSH tại các DN, cơ sở CNNT để cung cấp tài liệu cho việc triển khai áp dụng SXSH tại cơ sở. Xây dựng các mô hình điểm về áp dụng SXSH theo các ngành nghề để nhân rộng trong thời gian tới, bởi hiệu quả của việc áp dụng SXSH là mang lại “lợi ích kép”, không chỉ giải quyết về ô nhiễm môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh doanh cho cơ sở sản xuất công nghiệp.