Sản xuất sạch hơn, chiến lược phát triển bền vững cho các doanh nghiệp
Thứ năm, 09/04/2015
Sản xuất sạch hơn đã được phổ biến tại Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước bằng sự thành lập của Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam và nỗ lực của nhiều nhà tài trợ như Thuỵ Điển, Canada, Đan Mạch, v.v...
Sản xuất sạch hơn đã được phổ biến tại Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước bằng sự thành lập của Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam và nỗ lực của nhiều nhà tài trợ như Thuỵ Điển, Canada, Đan Mạch, v.v...
Sản xuất sạch hơn được hiểu là việc áp dụng liên tục các biện pháp quản lý sản xuất, giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất công nghiệp. Sản xuất sạch hơn không chỉ là công cụ để doanh nghiệp thoát khỏi ô nhiễm môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên mặc dù đã được trình diễn tại hàng trăm cơ sở sản xuất và lợi ích của nó đã được chứng minh trên thực tế, được truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mức độ lan toả của sản xuất sạch hơn vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn xa lạ, chưa hiểu và chưa áp dụng công cụ này.
Tại tỉnh Bình Thuận, ví như Công ty TNHH Nam Hải là một trong những doanh nghiệp đầu tiên áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn do Trung tâm Khuyến công tỉnh hỗ trợ. Cho đến thời điểm này, công ty đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng để đầu tư các trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như cải thiện môi trường nhà máy.
Theo Ông Nguyễn Tất Thạnh, Giám đốc Kinh doanh công ty TNHH Hải Nam thì: Cùng với chương trình Hasap và ISO, chương trình sạch hơn giúp tiết kiệm được điện nước, qua đó nâng cao sản lượng, chất lượng, thu nhập người lao động của công ty cũng được nâng lên.
Sản xuất sạch hơn là hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát được đầu vào như nguyên liệu, điện, nước, lao động, công nghệ... từ đó tư vấn cho doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn như đổi mới thiết bị, công nghệ, quản lý việc sử dụng lao động, tài nguyên, năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn hoặc đầu tư các giải pháp bảo vệ môi trường... giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
Hiện nay, Bình Thuận có khoảng trên 6.000 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp nhưng tốc độ tăng trưởng của kinh tế công nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư công nghệ không đồng bộ, gây thất thoát lớn về tài nguyên, năng lượng cũng như các nguyên, vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường kinh doanh trong nước chưa thực sự bình đẳng. Các doanh nghiệp vẫn có thể trốn được thuế của các khoản xả thải, khai thác được tài nguyên sẵn có như nước ngầm, nước mặt dẫn đến các chi phí cho hoạt động sản xuất rất rẻ, vì vậy chưa phải nghĩ đến các biện pháp hiệu quả hơn để tiết kiệm chi phí.
Các chuyên gia khẳng định sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%. Thực tế cho thấy nếu áp dụng sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn. Và hiện tại, không ít doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất.
Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các giải pháp đánh giá nhanh mang lại hiệu quả cao, giảm chi phí sản xuất như điện, nước (giảm từ 3-10% chi phí nguyên nhiên vật liệu, giảm từ 20-30% tiêu hao nước)... góp phần phát triển bền vững. Hiện Trung tâm Khuyến công tỉnh Bình Thuận đã tổ chức đánh giá nhanh SXSH cho 13 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tổng kinh phí hỗ trợ và thực hiện 218 triệu đồng. Trong đó từ kinh phí địa phương tổ chức đánh giá nhanh SXSH cho 08 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tổng kinh phí hỗ trợ và thực hiện 108 triệu đồng
Ông Dương Văn Hùng, Chủ doanh nghiệp tư nhân nước mắm Phan Thiết – Mũi Né cho biết: Đầu tư máy thì năng suất được nâng lên, tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động, doanh nghiệp đầu tư thêm được 1 lò hơi 500 triệu trong đó khuyến công hỗ trợ 90 triệu, đến nay chất lượng và sản lượng đều được nâng lên.
Sản xuất sạch hơn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng, cung cấp các cơ hội giảm chi phí nhờ giảm tổn thất, tăng cường tuần hoàn và tái sử dụng, góp phần cải thiện môi trường làm việc, giảm tải lượng dòng thải và đáp ứng bảo vệ môi trường; mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Ngoài lợi ích trực tiếp tiết kiệm được trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có cơ hội tiếp cận nguồn ưu đãi tài chính, các khoản vay từ các cơ quan tài chính, Chính phủ ngày càng ưu tiên cho các dự án phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Ông Phạm Phú Xuân, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công tỉnh Bình Thuận cho biết: SXSH mới nên cũng chưa được nhiều DN quan tâm, chúng tôi cũng đang tuyên truyền vì đây là chương trình rất tốt cho DN, Năm 2009 có kinh phí của CPI nhưng giờ không còn nữa nên phải xử dụng nguồn khuyến công địa phương. Chúng tôi sẽ tiếp tục đào tạo và thực hiện đánh giá nhanh cho các DN…
Mới đây, đại sứ quán Đan Mạch sẽ dành một quỹ trị giá 6,5 triệu đô la Mỹ để bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng với mục đích cuối cùng là đẩy mạnh sản xuất sạch và bền vững tại Việt Nam. Số tiền 6,5 triệu đô la Mỹ này là một phần trong toàn bộ 11 triệu đô la Mỹ mà Đan Mạch cam kết hỗ trợ các dự án đầu tư trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam. Ba nhóm ngành chính sẽ được hỗ trợ gồm sản xuất gạch, gốm sứ và chế biến thực phẩm là những ngành gây ô nhiễm nhất hiện nay. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 lĩnh vực trên, nếu có kế hoạch sản xuất sạch, sau khi được Đại sứ quán Đan Mạch thẩm định dự án thì sẽ được bảo lãnh tới 50% giá trị vốn vay.
Tuy nhiên mặc dù đã được trình diễn tại hàng trăm cơ sở sản xuất và lợi ích của nó đã được chứng minh trên thực tế, được truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mức độ lan toả của sản xuất sạch hơn vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn xa lạ, chưa hiểu và chưa áp dụng công cụ này.
Tại tỉnh Bình Thuận, ví như Công ty TNHH Nam Hải là một trong những doanh nghiệp đầu tiên áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn do Trung tâm Khuyến công tỉnh hỗ trợ. Cho đến thời điểm này, công ty đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng để đầu tư các trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như cải thiện môi trường nhà máy.
Theo Ông Nguyễn Tất Thạnh, Giám đốc Kinh doanh công ty TNHH Hải Nam thì: Cùng với chương trình Hasap và ISO, chương trình sạch hơn giúp tiết kiệm được điện nước, qua đó nâng cao sản lượng, chất lượng, thu nhập người lao động của công ty cũng được nâng lên.
Sản xuất sạch hơn là hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát được đầu vào như nguyên liệu, điện, nước, lao động, công nghệ... từ đó tư vấn cho doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn như đổi mới thiết bị, công nghệ, quản lý việc sử dụng lao động, tài nguyên, năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn hoặc đầu tư các giải pháp bảo vệ môi trường... giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
Hiện nay, Bình Thuận có khoảng trên 6.000 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp nhưng tốc độ tăng trưởng của kinh tế công nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư công nghệ không đồng bộ, gây thất thoát lớn về tài nguyên, năng lượng cũng như các nguyên, vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường kinh doanh trong nước chưa thực sự bình đẳng. Các doanh nghiệp vẫn có thể trốn được thuế của các khoản xả thải, khai thác được tài nguyên sẵn có như nước ngầm, nước mặt dẫn đến các chi phí cho hoạt động sản xuất rất rẻ, vì vậy chưa phải nghĩ đến các biện pháp hiệu quả hơn để tiết kiệm chi phí.
Các chuyên gia khẳng định sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%. Thực tế cho thấy nếu áp dụng sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn. Và hiện tại, không ít doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất.
Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các giải pháp đánh giá nhanh mang lại hiệu quả cao, giảm chi phí sản xuất như điện, nước (giảm từ 3-10% chi phí nguyên nhiên vật liệu, giảm từ 20-30% tiêu hao nước)... góp phần phát triển bền vững. Hiện Trung tâm Khuyến công tỉnh Bình Thuận đã tổ chức đánh giá nhanh SXSH cho 13 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tổng kinh phí hỗ trợ và thực hiện 218 triệu đồng. Trong đó từ kinh phí địa phương tổ chức đánh giá nhanh SXSH cho 08 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tổng kinh phí hỗ trợ và thực hiện 108 triệu đồng
Ông Dương Văn Hùng, Chủ doanh nghiệp tư nhân nước mắm Phan Thiết – Mũi Né cho biết: Đầu tư máy thì năng suất được nâng lên, tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động, doanh nghiệp đầu tư thêm được 1 lò hơi 500 triệu trong đó khuyến công hỗ trợ 90 triệu, đến nay chất lượng và sản lượng đều được nâng lên.
Sản xuất sạch hơn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng, cung cấp các cơ hội giảm chi phí nhờ giảm tổn thất, tăng cường tuần hoàn và tái sử dụng, góp phần cải thiện môi trường làm việc, giảm tải lượng dòng thải và đáp ứng bảo vệ môi trường; mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Ngoài lợi ích trực tiếp tiết kiệm được trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có cơ hội tiếp cận nguồn ưu đãi tài chính, các khoản vay từ các cơ quan tài chính, Chính phủ ngày càng ưu tiên cho các dự án phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Ông Phạm Phú Xuân, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công tỉnh Bình Thuận cho biết: SXSH mới nên cũng chưa được nhiều DN quan tâm, chúng tôi cũng đang tuyên truyền vì đây là chương trình rất tốt cho DN, Năm 2009 có kinh phí của CPI nhưng giờ không còn nữa nên phải xử dụng nguồn khuyến công địa phương. Chúng tôi sẽ tiếp tục đào tạo và thực hiện đánh giá nhanh cho các DN…
Mới đây, đại sứ quán Đan Mạch sẽ dành một quỹ trị giá 6,5 triệu đô la Mỹ để bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng với mục đích cuối cùng là đẩy mạnh sản xuất sạch và bền vững tại Việt Nam. Số tiền 6,5 triệu đô la Mỹ này là một phần trong toàn bộ 11 triệu đô la Mỹ mà Đan Mạch cam kết hỗ trợ các dự án đầu tư trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam. Ba nhóm ngành chính sẽ được hỗ trợ gồm sản xuất gạch, gốm sứ và chế biến thực phẩm là những ngành gây ô nhiễm nhất hiện nay. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 lĩnh vực trên, nếu có kế hoạch sản xuất sạch, sau khi được Đại sứ quán Đan Mạch thẩm định dự án thì sẽ được bảo lãnh tới 50% giá trị vốn vay.