Thanh Hóa: Áp dụng sản xuất sạch hơn
Thứ tư, 07/09/2011
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hình thành 5 khu công nghiệp (KCN) tập trung và 19 cụm công nghiệp, gần 5.500 doanh nghiệp và 428 làng nghề. Phấn đấu năm 2020, Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hình thành 5 khu công nghiệp (KCN) tập trung và 19 cụm công nghiệp, gần 5.500 doanh nghiệp và 428 làng nghề. Phấn đấu năm 2020, Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
Tuy nhiên, mới ở giai đoạn đầu của quá
trình công nghiệp hóa, nhưng sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, du
lịch trên địa bàn đã và đang phát sinh những vấn đề môi trường khá bức
xúc. Tại các KCN, hệ thống xử lý chất thải chưa được đầu tư đồng bộ, gây
ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Theo khảo sát mới đây của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), nước thải do các cơ sở sản xuất xả ra môi trường có nồng độ các chất ô nhiễm cao vượt tiêu chuẩn cho phép. Ước tính, khối lượng trung bình mỗi ngày chất thải rắn công nghiệp tại các KCN này thải ra khoảng vài tấn. Ngoài các KCN, hoạt động của các cơ sở sản xuất tại 19 cụm công nghiệp cũng đang gây ra ô nhiễm môi trường đến mức báo động, nhất là môi trường nước, không khí, rác thải, tiếng ồn... làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
Để giải quyết được vấn đề ô nhiễm ở các khu, cụm công nghiệp, sản xuất sạch hơn một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay cần phải được áp dụng trong sản xuất công nghiệp.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lưu Trọng Quang - Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết: "Nhìn chung, SXSH có thể được áp dụng trong tất cả các ngành công nghiệp hiện nay nhằm tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu mà vẫn bảo đảm được năng suất, chất lượng sản phẩm và làm tốt nhiệm vụ BVMT. Trước những lợi ích SXSH đem lại, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khá nhiều doanh nghiệp đã quan tâm và áp dụng SXSH. Đơn cử như Công ty CP Bia Thanh Hóa. Trước thực trạng nước thải trong sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân, lao động và đời sống nhân dân khu vực chung quanh, để phát triển bền vững, năm 2005, Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 trong sản xuất, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, với tổng số tiền hơn 17 tỷ đồng. Với quy trình khép kín, nước thải trong quá trình sản xuất được thu gom theo hệ thống đường cống chuyển qua hệ thống xử lý nước thải (hố thu, bể tách dẫn, bể điều hòa, bể phản ứng hóa chất). Sau đó, chuyển sang ngăn tiêu thụ, tiếp đến bể lắng sơ cấp, bể xử lý sinh học yếm khí, bể xử lý sinh học hiếu khí, bể lắng thử cấp rồi đến bể khử trùng và đưa ra ngoài".
Công ty TNHH Minh Tiến, chuyên sản xuất phân bón Thiên Nông lại áp dụng công nghệ khô - sản xuất sạch, đem lại những hiệu quả về kinh tế và môi trường rõ nét. Môi trường nhà máy, cũng như khu vực xung quanh đã được cải thiện, do giảm đáng kể lượng bụi, nước thải cũng như tiết kiệm tối đa nguồn nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất. Công ty Minh Tiến đã được nhận Giải thưởng Quốc gia Công nghệ xanh “Vì sự nghiệp bảo vệ thiên nhiên môi trường”.
Ngoài ra, nhiều đơn vị sản xuất khác tại địa phương đã áp dụng quy trình SXSH đều có chung nhận xét, việc thực hiện SXSH trong công nghiệp đã mang lại kết quả rất tốt, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, lợi ích về kinh tế tăng lên cùng với một môi trường an toàn và bền vững...
Mục tiêu của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 là có 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng, trang bị đầy đủ các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi trường xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Các cụm công nghiệp, các làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại. 80% số cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO-14001.
Trước mắt, Thanh Hóa tập trung chỉ đạo giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động công nghiệp gây ra tại các KCN như: Lễ Môn, Tây Bắc Ga, sẽ không phát triển thêm diện tích đất công nghiệp mà chủ yếu đổi mới trang thiết bị sản xuất, áp dụng công nghệ xử lý chất thải và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. Các KCN khác như: Nghi Sơn, Lam Sơn, Tây Nam và các KCN mới phải đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, làm tiền đề cho việc phát triển mở rộng và cải tạo để hình thành các KCN tập trung. Đồng thời, thực hiện nghiêm việc thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với toàn KCN cũng như đối với mỗi dự án đầu tư. Khuyến khích các nhà máy áp dụng những quy trình SXSH hoặc công nghệ sạch. Ưu tiên cho phép đầu tư các ngành sản xuất sạch hoặc ít chất thải. Riêng các nhà máy sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư, nếu không có khả năng giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường thì bắt buộc di chuyển vào các cụm công nghiệp, KCN tập trung. Kiên quyết không cấp phép cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, gây ô nhiễm môi trường mà không có khả năng xử lý ô nhiễm. Đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm làng nghề, chính quyền khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất, áp dụng công nghệ sạch và các giải pháp SXSH nhằm giảm thiểu tới mức tối đa chất thải phát sinh.
Cũng theo Phó Giám đốc Sở TN&MT, các doanh nghiệp áp dụng mô hình SXSH sẽ được hỗ trợ kinh phí trong công tác tư vấn kỹ thuật và đầu tư thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, gắn với bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện điều kiện sống cho công nhân và các khu dân cư lân cận.
Theo khảo sát mới đây của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), nước thải do các cơ sở sản xuất xả ra môi trường có nồng độ các chất ô nhiễm cao vượt tiêu chuẩn cho phép. Ước tính, khối lượng trung bình mỗi ngày chất thải rắn công nghiệp tại các KCN này thải ra khoảng vài tấn. Ngoài các KCN, hoạt động của các cơ sở sản xuất tại 19 cụm công nghiệp cũng đang gây ra ô nhiễm môi trường đến mức báo động, nhất là môi trường nước, không khí, rác thải, tiếng ồn... làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
Để giải quyết được vấn đề ô nhiễm ở các khu, cụm công nghiệp, sản xuất sạch hơn một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay cần phải được áp dụng trong sản xuất công nghiệp.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lưu Trọng Quang - Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết: "Nhìn chung, SXSH có thể được áp dụng trong tất cả các ngành công nghiệp hiện nay nhằm tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu mà vẫn bảo đảm được năng suất, chất lượng sản phẩm và làm tốt nhiệm vụ BVMT. Trước những lợi ích SXSH đem lại, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khá nhiều doanh nghiệp đã quan tâm và áp dụng SXSH. Đơn cử như Công ty CP Bia Thanh Hóa. Trước thực trạng nước thải trong sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân, lao động và đời sống nhân dân khu vực chung quanh, để phát triển bền vững, năm 2005, Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 trong sản xuất, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, với tổng số tiền hơn 17 tỷ đồng. Với quy trình khép kín, nước thải trong quá trình sản xuất được thu gom theo hệ thống đường cống chuyển qua hệ thống xử lý nước thải (hố thu, bể tách dẫn, bể điều hòa, bể phản ứng hóa chất). Sau đó, chuyển sang ngăn tiêu thụ, tiếp đến bể lắng sơ cấp, bể xử lý sinh học yếm khí, bể xử lý sinh học hiếu khí, bể lắng thử cấp rồi đến bể khử trùng và đưa ra ngoài".
Công ty TNHH Minh Tiến, chuyên sản xuất phân bón Thiên Nông lại áp dụng công nghệ khô - sản xuất sạch, đem lại những hiệu quả về kinh tế và môi trường rõ nét. Môi trường nhà máy, cũng như khu vực xung quanh đã được cải thiện, do giảm đáng kể lượng bụi, nước thải cũng như tiết kiệm tối đa nguồn nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất. Công ty Minh Tiến đã được nhận Giải thưởng Quốc gia Công nghệ xanh “Vì sự nghiệp bảo vệ thiên nhiên môi trường”.
Ngoài ra, nhiều đơn vị sản xuất khác tại địa phương đã áp dụng quy trình SXSH đều có chung nhận xét, việc thực hiện SXSH trong công nghiệp đã mang lại kết quả rất tốt, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, lợi ích về kinh tế tăng lên cùng với một môi trường an toàn và bền vững...
Mục tiêu của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 là có 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng, trang bị đầy đủ các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi trường xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Các cụm công nghiệp, các làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại. 80% số cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO-14001.
Trước mắt, Thanh Hóa tập trung chỉ đạo giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động công nghiệp gây ra tại các KCN như: Lễ Môn, Tây Bắc Ga, sẽ không phát triển thêm diện tích đất công nghiệp mà chủ yếu đổi mới trang thiết bị sản xuất, áp dụng công nghệ xử lý chất thải và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. Các KCN khác như: Nghi Sơn, Lam Sơn, Tây Nam và các KCN mới phải đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, làm tiền đề cho việc phát triển mở rộng và cải tạo để hình thành các KCN tập trung. Đồng thời, thực hiện nghiêm việc thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với toàn KCN cũng như đối với mỗi dự án đầu tư. Khuyến khích các nhà máy áp dụng những quy trình SXSH hoặc công nghệ sạch. Ưu tiên cho phép đầu tư các ngành sản xuất sạch hoặc ít chất thải. Riêng các nhà máy sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư, nếu không có khả năng giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường thì bắt buộc di chuyển vào các cụm công nghiệp, KCN tập trung. Kiên quyết không cấp phép cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, gây ô nhiễm môi trường mà không có khả năng xử lý ô nhiễm. Đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm làng nghề, chính quyền khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất, áp dụng công nghệ sạch và các giải pháp SXSH nhằm giảm thiểu tới mức tối đa chất thải phát sinh.
Cũng theo Phó Giám đốc Sở TN&MT, các doanh nghiệp áp dụng mô hình SXSH sẽ được hỗ trợ kinh phí trong công tác tư vấn kỹ thuật và đầu tư thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, gắn với bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện điều kiện sống cho công nhân và các khu dân cư lân cận.
Bài, ảnh: Văn Trường