Chuyển giao và đổi mới công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thứ sáu, 06/03/2015
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một kênh thu hút vốn quan trọng để thực hiện CNH, HĐH đất nước. FDI cũng được đánh giá là kênh quan trọng để thu hút công nghệ nguồn từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến vào Việt Nam, góp phần đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ của khu vực sản xuất, kinh doanh và toàn bộ nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một kênh thu hút vốn quan trọng để thực hiện CNH, HĐH đất nước. FDI cũng được đánh giá là kênh quan trọng để thu hút công nghệ nguồn từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến vào Việt Nam, góp phần đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ của khu vực sản xuất, kinh doanh và toàn bộ nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công
nghệ (KH và CN), thời gian qua, FDI đã góp phần thúc đẩy đổi mới và
chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Thông qua FDI, trình độ công nghệ sản xuất trong nước đã được nâng cao
một bước so với thời kỳ trước đây. Một số ngành đã tiếp thu được công
nghệ tiên tiến của thế giới như: bưu chính - viễn thông, dầu khí, xây
dựng, cầu đường... Mặt khác, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp
trong nước đã đổi mới hoặc nâng cấp trang, thiết bị đáp ứng yêu cầu
cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế.
Từ việc thu hút công nghệ mới, tiên tiến, Việt Nam đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới mà trước đây trong nước chưa có. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua FDI đã hạn chế thấp nhất việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực: dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng điện tử gia dụng, phương tiện giao thông... Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, với hình thức, mẫu mã đẹp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu như các sản phẩm điện tử, cơ khí, chế tạo, chế biến... Nhiều doanh nghiệp FDI đã tổ chức sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao, xuất khẩu gần 100% sản phẩm ra thị trường nước ngoài thuộc các lĩnh vực điện tử, quang cơ - điện tử. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong nước, do sức ép cạnh tranh ngày càng cao từ các sản phẩm của doanh nghiệp FDI, cũng đã cố gắng thay đổi, nhập thiết bị và công nghệ mới. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không thua kém hàng nhập khẩu với giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng.
Những thành tựu nêu trên khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với thu hút FDI, cũng như chính sách khuyến khích để đổi mới, góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia. Tuy vậy, việc thu hút công nghệ của nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế. Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: Hơn 80% số doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 14% ở mức thấp và lạc hậu, chỉ có từ 5% đến 6% sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến.
Hoạt động chuyển giao công nghệ vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục như: định hướng khuyến khích, thu hút công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong đầu tư FDI còn quá thấp, mới đạt từ 5% đến 6%, trong khi mục tiêu đặt ra là từ 35% đến 40%. Mặc dù các công nghệ chuyển giao vào Việt Nam phần lớn có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ sẵn có ở trong nước, nhưng mới chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực. Những công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI thường được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư, thậm chí là công nghệ thấp, lạc hậu bị loại thải, không theo nhu cầu đổi mới do phía Việt Nam chủ động đưa ra. Trong khi đó, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp vẫn còn nặng về thành tích "trải thảm đỏ", chạy theo phong trào giữa các địa phương nhằm lấp đầy diện tích đất các khu công nghiệp, chưa chú trọng hiệu quả FDI. Các địa phương chưa quyết tâm và chú ý việc thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao trong nông, lâm, ngư nghiệp, khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản một cách tối ưu, hiệu quả nhất. Có những địa phương thực hiện "trải thảm đỏ" với bất cứ giá nào, nhưng nhiều vùng canh tác nông nghiệp màu mỡ lại mất đi.
Đáng chú ý, với xu thế cải cách thủ tục hành chính, hồ sơ dự án đầu tư ngày càng đơn giản, cho nên cơ quan thẩm định công nghệ không có đủ cơ sở để xem xét, thẩm định, đánh giá trình độ công nghệ của máy móc, công nghệ mà các đối tác FDI đầu tư.
Mặt khác, khi phân cấp đầu tư, phần lớn các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư tại các tỉnh, thành phố lại không gửi hồ sơ dự án tham khảo ý kiến các sở KH và CN theo quy định. Do đó, trong trường hợp nhà đầu tư đưa vào máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường..., sẽ không có cơ chế để ngăn chặn ngay từ đầu; đợi đến khi hậu kiểm lại không có cơ quan nào chịu trách nhiệm.
Việt Nam đã xác định thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế nói trên, theo chúng tôi, Quốc hội và Chính phủ, cũng như các cấp quản lý có thẩm quyền cần tập trung vào các giải pháp sau: Hoàn thiện các văn bản luật, sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ (hiệu lực từ ngày 1-7-2007); các chính sách liên quan đầu tư và đổi mới, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Cần có những chế định, không đưa vào các công nghệ cũ, lạc hậu, ô nhiễm môi trường. Nội dung giải trình công nghệ, máy móc, thiết bị đồng bộ và hiện đại phải có trong hồ sơ các dự án đầu tư, để các cơ quan thẩm định có căn cứ xem xét, đánh giá, thẩm định. Từ đó, cơ quan quản lý ngăn chặn ngay từ đầu các công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu, phi sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, cần quy trách nhiệm rõ ràng đối với chính quyền các cấp về dự án đầu tư tại các khu công nghiệp, nhất là đầu tư FDI với công nghệ cũ, công nghệ thấp, lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường.
Từ việc thu hút công nghệ mới, tiên tiến, Việt Nam đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới mà trước đây trong nước chưa có. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua FDI đã hạn chế thấp nhất việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực: dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng điện tử gia dụng, phương tiện giao thông... Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, với hình thức, mẫu mã đẹp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu như các sản phẩm điện tử, cơ khí, chế tạo, chế biến... Nhiều doanh nghiệp FDI đã tổ chức sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao, xuất khẩu gần 100% sản phẩm ra thị trường nước ngoài thuộc các lĩnh vực điện tử, quang cơ - điện tử. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong nước, do sức ép cạnh tranh ngày càng cao từ các sản phẩm của doanh nghiệp FDI, cũng đã cố gắng thay đổi, nhập thiết bị và công nghệ mới. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không thua kém hàng nhập khẩu với giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng.
Những thành tựu nêu trên khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với thu hút FDI, cũng như chính sách khuyến khích để đổi mới, góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia. Tuy vậy, việc thu hút công nghệ của nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế. Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: Hơn 80% số doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 14% ở mức thấp và lạc hậu, chỉ có từ 5% đến 6% sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến.
Hoạt động chuyển giao công nghệ vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục như: định hướng khuyến khích, thu hút công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong đầu tư FDI còn quá thấp, mới đạt từ 5% đến 6%, trong khi mục tiêu đặt ra là từ 35% đến 40%. Mặc dù các công nghệ chuyển giao vào Việt Nam phần lớn có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ sẵn có ở trong nước, nhưng mới chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực. Những công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI thường được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư, thậm chí là công nghệ thấp, lạc hậu bị loại thải, không theo nhu cầu đổi mới do phía Việt Nam chủ động đưa ra. Trong khi đó, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp vẫn còn nặng về thành tích "trải thảm đỏ", chạy theo phong trào giữa các địa phương nhằm lấp đầy diện tích đất các khu công nghiệp, chưa chú trọng hiệu quả FDI. Các địa phương chưa quyết tâm và chú ý việc thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao trong nông, lâm, ngư nghiệp, khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản một cách tối ưu, hiệu quả nhất. Có những địa phương thực hiện "trải thảm đỏ" với bất cứ giá nào, nhưng nhiều vùng canh tác nông nghiệp màu mỡ lại mất đi.
Đáng chú ý, với xu thế cải cách thủ tục hành chính, hồ sơ dự án đầu tư ngày càng đơn giản, cho nên cơ quan thẩm định công nghệ không có đủ cơ sở để xem xét, thẩm định, đánh giá trình độ công nghệ của máy móc, công nghệ mà các đối tác FDI đầu tư.
Mặt khác, khi phân cấp đầu tư, phần lớn các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư tại các tỉnh, thành phố lại không gửi hồ sơ dự án tham khảo ý kiến các sở KH và CN theo quy định. Do đó, trong trường hợp nhà đầu tư đưa vào máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường..., sẽ không có cơ chế để ngăn chặn ngay từ đầu; đợi đến khi hậu kiểm lại không có cơ quan nào chịu trách nhiệm.
Việt Nam đã xác định thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế nói trên, theo chúng tôi, Quốc hội và Chính phủ, cũng như các cấp quản lý có thẩm quyền cần tập trung vào các giải pháp sau: Hoàn thiện các văn bản luật, sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ (hiệu lực từ ngày 1-7-2007); các chính sách liên quan đầu tư và đổi mới, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Cần có những chế định, không đưa vào các công nghệ cũ, lạc hậu, ô nhiễm môi trường. Nội dung giải trình công nghệ, máy móc, thiết bị đồng bộ và hiện đại phải có trong hồ sơ các dự án đầu tư, để các cơ quan thẩm định có căn cứ xem xét, đánh giá, thẩm định. Từ đó, cơ quan quản lý ngăn chặn ngay từ đầu các công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu, phi sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, cần quy trách nhiệm rõ ràng đối với chính quyền các cấp về dự án đầu tư tại các khu công nghiệp, nhất là đầu tư FDI với công nghệ cũ, công nghệ thấp, lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường.