Bảo vệ môi trường trong khai thác than: Góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh
Thứ hai, 02/03/2015
Những năm gần đây, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than, trung bình một năm TKV đầu tư hàng trăm tỷ đồng để triển khai xây dựng các công trình nhằm khắc phục những ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đối với môi trường. Có thể nói, với những nỗ lực của ngành Than, môi trường sinh thái của vùng than Quảng Ninh đang từng bước được cải thiện.
Những năm gần đây, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than, trung bình một năm TKV đầu tư hàng trăm tỷ đồng để triển khai xây dựng các công trình nhằm khắc phục những ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đối với môi trường. Có thể nói, với những nỗ lực của ngành Than, môi trường sinh thái của vùng than Quảng Ninh đang từng bước được cải thiện.
Là đơn vị được TKV giao cho thực hiện nhiệm vụ làm chủ đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình môi trường mỏ và xây lắp công trình… Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV luôn xác định nhiệm vụ cải tạo, phục hồi môi trường, đặc biệt việc xử lý nước thải mỏ là nhiệm vụ trọng tâm và chất lượng công trình là yếu tố quan trọng nhất. Nhiều công trình môi trường do Công ty thực hiện đã mang lại hiệu quả cải thiện môi trường vùng mỏ rõ rệt như: Việc san gạt, cải tạo, hoàn nguyên, hoàn thổ các bãi thải khai thác than; cải tạo, nạo vét khu vực lòng hồ Nội Hoàng, Khe Ươn, Cầu Cuốn để cung cấp nước sản xuất nông nghiệp cho huyện Đông Triều; xây đập bảo vệ chống sạt lở các bãi thải cho Công ty Than Đèo Nai, Quang Hanh, bãi thải Khe Rè (Nam Cọc Sáu); nạo vét xây kè sông Mông Dương… Đặc biệt, tháng 10-2013, Nhà máy xử lý và tái chế rác thải công nghiệp nguy hại với tổng mức đầu tư 173 tỷ đồng tại xã Dương Huy, TP Cẩm Phả được đưa vào hoạt động thử nghiệm. Hiện nay, trung bình một ngày nhà máy đã tiếp nhận và xử lý khoảng 300 tấn rác thải công nghiệp nguy hại từ các đơn vị trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Với công suất xử lý khoảng 2.000 tấn/năm, nhà máy có khả năng xử lý toàn bộ nguồn chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất của các đơn vị trong ngành than cũng như một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Nhà máy xử lý chất thải nguy hại (Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV) cho biết: Hiện tại, Công ty có thể tiếp nhận và xử lý trên 30 loại chất thải nguy hại, có khả năng xử lý toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh trong các đơn vị ngành than. Nhà máy cũng đang tiếp tục đầu tư, đưa một số dây chuyền xử lý chất thải công nghiệp vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành than.
Để giảm thiểu tình trạng sạt lở các bãi thải trong mùa mưa bão, trong những năm gần đây ngành than đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để triển khai hàng loạt dự án cải tạo các bãi thải lớn, có nguy cơ sạt lở cao như vỉa 14 Hà Tu, Nam Lộ Phong - (Hà Tu), phần đỉnh và phía Tây bãi thải Chính Bắc - Núi Béo, Nam Đèo Nai, Mông Gioăng - Đèo Nai, khu vực Khe Rè bãi thải Đông Cao Sơn - Cọc Sáu… Bên cạnh đó, một trong những vấn đề cũng được ngành than đặc biệt quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường là việc xây dựng và đưa vào vận hành các trạm xử lý nước thải mỏ. Hiện nay Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành 34 trạm xử lý nước thải có công suất từ 15m3/h đến 2.400m3/h/trạm. Trong đó có 4 trạm xử lý nước thải mỏ lộ thiên, 30 trạm xử lý nước thải mỏ hầm lò. Năm 2014, xử lý nước thải mỏ đạt khoảng 60 triệu m3, theo lộ trình sau năm 2015 xử lý từ 75-85 triệu m3/năm, nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn xả thải ra môi trường, góp phần cơ bản trong việc xử lý nước thải mỏ, tạo cảnh quan môi trường, sinh thái. Cùng với đó, TKV cũng đã đầu tư xây dựng 21 tuyến đường vận chuyển chuyên dụng với tổng chiều dài 131km, 4 tuyến băng tải với tổng chiều dài 15km, 1 tuyến đường sắt 17km thay thế ô tô vận chuyển than ngoài mỏ nhằm hạn chế việc phát sinh bụi, tiếng ồn, giảm thiểu ảnh hưởng của quá trình vận chuyển than, góp phần cải thiện môi trường, cảnh quan các khu đô thị, dân cư trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Mạnh Điệp, Trưởng Ban Môi trường (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) cho biết: Trong những năm tới Tập đoàn sẽ tiếp tục triển khai xây dựng các tuyến băng tải chuyên dùng, phấn đấu đến năm 2020 chấm dứt việc vận chuyển than ngoài mỏ bằng ô tô. Đồng thời tập trung cải tạo tất cả các bãi thải đã ổn định, thay đổi phương pháp đổ thải đối với các bãi thải mới nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
Có thể thấy, với những nỗ lực của ngành Than trong công tác bảo vệ môi trường đã nhằm giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường sinh thái, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của ngành nhất là khi TKV đang tiến tới dừng hẳn việc khai thác than lộ thiên trên địa bàn tỉnh bằng việc đầu tư các dự án khai thác than hầm lò quy mô lớn như dự án khai thác mức -300 (Công ty Than Hà Lầm), mỏ Núi Béo, Khe Chàm III. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh.
Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Nhà máy xử lý chất thải nguy hại (Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV) cho biết: Hiện tại, Công ty có thể tiếp nhận và xử lý trên 30 loại chất thải nguy hại, có khả năng xử lý toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh trong các đơn vị ngành than. Nhà máy cũng đang tiếp tục đầu tư, đưa một số dây chuyền xử lý chất thải công nghiệp vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành than.
Để giảm thiểu tình trạng sạt lở các bãi thải trong mùa mưa bão, trong những năm gần đây ngành than đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để triển khai hàng loạt dự án cải tạo các bãi thải lớn, có nguy cơ sạt lở cao như vỉa 14 Hà Tu, Nam Lộ Phong - (Hà Tu), phần đỉnh và phía Tây bãi thải Chính Bắc - Núi Béo, Nam Đèo Nai, Mông Gioăng - Đèo Nai, khu vực Khe Rè bãi thải Đông Cao Sơn - Cọc Sáu… Bên cạnh đó, một trong những vấn đề cũng được ngành than đặc biệt quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường là việc xây dựng và đưa vào vận hành các trạm xử lý nước thải mỏ. Hiện nay Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành 34 trạm xử lý nước thải có công suất từ 15m3/h đến 2.400m3/h/trạm. Trong đó có 4 trạm xử lý nước thải mỏ lộ thiên, 30 trạm xử lý nước thải mỏ hầm lò. Năm 2014, xử lý nước thải mỏ đạt khoảng 60 triệu m3, theo lộ trình sau năm 2015 xử lý từ 75-85 triệu m3/năm, nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn xả thải ra môi trường, góp phần cơ bản trong việc xử lý nước thải mỏ, tạo cảnh quan môi trường, sinh thái. Cùng với đó, TKV cũng đã đầu tư xây dựng 21 tuyến đường vận chuyển chuyên dụng với tổng chiều dài 131km, 4 tuyến băng tải với tổng chiều dài 15km, 1 tuyến đường sắt 17km thay thế ô tô vận chuyển than ngoài mỏ nhằm hạn chế việc phát sinh bụi, tiếng ồn, giảm thiểu ảnh hưởng của quá trình vận chuyển than, góp phần cải thiện môi trường, cảnh quan các khu đô thị, dân cư trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Mạnh Điệp, Trưởng Ban Môi trường (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) cho biết: Trong những năm tới Tập đoàn sẽ tiếp tục triển khai xây dựng các tuyến băng tải chuyên dùng, phấn đấu đến năm 2020 chấm dứt việc vận chuyển than ngoài mỏ bằng ô tô. Đồng thời tập trung cải tạo tất cả các bãi thải đã ổn định, thay đổi phương pháp đổ thải đối với các bãi thải mới nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
Có thể thấy, với những nỗ lực của ngành Than trong công tác bảo vệ môi trường đã nhằm giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường sinh thái, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của ngành nhất là khi TKV đang tiến tới dừng hẳn việc khai thác than lộ thiên trên địa bàn tỉnh bằng việc đầu tư các dự án khai thác than hầm lò quy mô lớn như dự án khai thác mức -300 (Công ty Than Hà Lầm), mỏ Núi Béo, Khe Chàm III. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh.