Thúc đẩy thị trường chuyển giao công nghệ
Thứ năm, 07/07/2016
Dự kiến cuối năm nay, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ tiến hành sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ để trình Chính phủ trong đó chú trọng đẩy mạnh chính sách phát triển thị trường chuyển giao công nghệ trong nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu dễ dàng tìm đến nhau.
Dự kiến cuối năm nay, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ tiến hành sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ để trình Chính phủ trong đó chú trọng đẩy mạnh chính sách phát triển thị trường chuyển giao công nghệ trong nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu dễ dàng tìm đến nhau.
Thiếu tính liên kết
Ngay sau khi được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang ba màu và bột điện tử micro, nano sử dụng để chế tạo đèn huỳnh quang và huỳnh quang compact tiết kiệm điện năng” , Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RALACO) để hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công trình này. Chỉ trong thời gian gần một năm, hai quy trình công nghệ: “Thu hồi, tái xử lý bột huỳnh quang pha tạp đất hiếm và thủy tinh không chì” và “Công nghệ tráng phủ bột huỳnh quang cho đèn huỳnh quang compact” đã được Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển giao thành công cho RALACO. Nhờ đó, RALACO không còn phải nhập hoàn nguyên liệu huỳnh quang 3 phổ như trước đây, giảm được gần 4% số lượng đèn compact không đạt tiêu chuẩn trong khâu tráng phủ, tiết kiệm được nguyên liệu lên tới hàng chục tỷ đồng.
Không chỉ công trình này, trong 5 gần đây, Đại học Bách khoa Hà Nội đã được cấp chứng nhận 37 bằng sáng chế. Số lượng công trình nghiên cứu được chuyển giao cho các doanh nghiệp ngày càng tăng lên.
PGS.TS Huỳnh Trung Hải, Trưởng phòng KH&CN, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Để chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tế, trường đã tăng cường các nghiên cứu có tính ứng dụng cao. Đặc biệt, đã thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings) với một hệ thống liên kết với 7 - 8 doanh nghiệp nhằm huy động vốn phục vụ cho quá trình ươm tạo và thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ để chuyển giao kết quả nghiên cứu ra cộng đồng”.
Để áp dụng kết quả các đề tài nghiên cứu của viện, thời gian qua, Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) phối hợp với công ty NEWTACO cũng đã chuyển giao thành công nhiều công nghệ hữu ích cho đời sống như: nhà vệ sinh bán tự động, xử lý nước thải tại nhà máy nước Yên Phụ và khu công nghiệp thực phẩm Hapro (Hà Nội), công nghệ sinh học trong xử lý rác thải đô thị…
Tuy nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN hay đại học Bách khoa Hà Nội chỉ là số ít những đơn vị có nhiều nghiên cứu ứng dụng và có kết nối tốt với các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, hiện nay, phần lớn các trường, viện chưa có nhiều kênh để đưa các nghiên cứu của mình ứng dụng rộng rãi, rất nhiều công trình chỉ làm theo nhiệm vụ và dừng lại ở khâu nghiệm thu. Lý do là vì nhiều công trình tuy có khả năng ứng dụng cao nhưng chưa được đánh giá, thẩm định và quảng bá rộng rãi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn chưa mấy mặn mà trong việc đón nhận kết quả nghiên cứu từ các trường, viện vì chưa được tiếp cận, thiếu thông tin về thị trường công nghệ…
Tăng cường hỗ trợ
Để khắc phục những vướng mắc còn tồn tại, Bộ KH&CN đang lấy ý kiến và tiến hành sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ với nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh thị trường chuyển giao công nghệ trong nước, tạo điều kiện kết nối doanh nghiệp với các trường, viện.
Trong Luật Chuyển giao công nghệ hiện hành chưa đề cập nhiều đến các chính sách hỗ trợ cho hoạt động việc chuyển giao công nghệ trong nước. Để khắc phục điều này, trong nội dung dự thảo Luật sửa đổi đã nhấn mạnh đến việc phát triển các dịch vụ và tổ chức thúc đẩy chuyển giao công nghệ như: Các dịch vụ tư vấn, đánh giá, định giá, giám định công nghệ, dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ và các dịch vụ pháp lý khác liên quan tới mua bán công nghệ; xây dựng và phát triển các tổ chức hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu và tại các địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức thường xuyên các hoạt động, sự kiện công bố, phổ biến, trình diễn, trưng bày, giới thiệu công nghệ và tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, hoạt động xúc tiến đầu tư công nghệ… để tăng cường hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ.
Ông Đỗ Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá và thẩm định công nghệ cho biết: “Ngoài việc lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, chúng tôi cũng tìm hiểu những chính sách ưu đãi của các nước đối với những bên tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ để sửa đổi cho phù hợp. Luật sửa đổi được kỳ vọng sẽ khuyến khích được các hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện để các tổ chức trung gian phát triển giúp các bên có thể tiếp cận và kết nối các công đoạn của quá trình ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ”.
Theo các chuyên gia, để tăng tính liên kết giữa doanh nghiệp với các trường, viện, việc xây dựng hệ thống các đơn vị làm cầu nối là rất cần thiết. Đồng thời cần có quy định về việc hình thành những chính sách liên quan đến đào tạo nhân lực về chuyển giao công nghệ; bảo hiểm cho các công nghệ mới; bảo vệ và bảo hiểm rủi ro cho các cá nhân thực hiện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Ngay sau khi được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang ba màu và bột điện tử micro, nano sử dụng để chế tạo đèn huỳnh quang và huỳnh quang compact tiết kiệm điện năng” , Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RALACO) để hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công trình này. Chỉ trong thời gian gần một năm, hai quy trình công nghệ: “Thu hồi, tái xử lý bột huỳnh quang pha tạp đất hiếm và thủy tinh không chì” và “Công nghệ tráng phủ bột huỳnh quang cho đèn huỳnh quang compact” đã được Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển giao thành công cho RALACO. Nhờ đó, RALACO không còn phải nhập hoàn nguyên liệu huỳnh quang 3 phổ như trước đây, giảm được gần 4% số lượng đèn compact không đạt tiêu chuẩn trong khâu tráng phủ, tiết kiệm được nguyên liệu lên tới hàng chục tỷ đồng.
Không chỉ công trình này, trong 5 gần đây, Đại học Bách khoa Hà Nội đã được cấp chứng nhận 37 bằng sáng chế. Số lượng công trình nghiên cứu được chuyển giao cho các doanh nghiệp ngày càng tăng lên.
PGS.TS Huỳnh Trung Hải, Trưởng phòng KH&CN, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Để chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tế, trường đã tăng cường các nghiên cứu có tính ứng dụng cao. Đặc biệt, đã thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings) với một hệ thống liên kết với 7 - 8 doanh nghiệp nhằm huy động vốn phục vụ cho quá trình ươm tạo và thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ để chuyển giao kết quả nghiên cứu ra cộng đồng”.
Để áp dụng kết quả các đề tài nghiên cứu của viện, thời gian qua, Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) phối hợp với công ty NEWTACO cũng đã chuyển giao thành công nhiều công nghệ hữu ích cho đời sống như: nhà vệ sinh bán tự động, xử lý nước thải tại nhà máy nước Yên Phụ và khu công nghiệp thực phẩm Hapro (Hà Nội), công nghệ sinh học trong xử lý rác thải đô thị…
Tuy nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN hay đại học Bách khoa Hà Nội chỉ là số ít những đơn vị có nhiều nghiên cứu ứng dụng và có kết nối tốt với các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, hiện nay, phần lớn các trường, viện chưa có nhiều kênh để đưa các nghiên cứu của mình ứng dụng rộng rãi, rất nhiều công trình chỉ làm theo nhiệm vụ và dừng lại ở khâu nghiệm thu. Lý do là vì nhiều công trình tuy có khả năng ứng dụng cao nhưng chưa được đánh giá, thẩm định và quảng bá rộng rãi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn chưa mấy mặn mà trong việc đón nhận kết quả nghiên cứu từ các trường, viện vì chưa được tiếp cận, thiếu thông tin về thị trường công nghệ…
Tăng cường hỗ trợ
Để khắc phục những vướng mắc còn tồn tại, Bộ KH&CN đang lấy ý kiến và tiến hành sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ với nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh thị trường chuyển giao công nghệ trong nước, tạo điều kiện kết nối doanh nghiệp với các trường, viện.
Trong Luật Chuyển giao công nghệ hiện hành chưa đề cập nhiều đến các chính sách hỗ trợ cho hoạt động việc chuyển giao công nghệ trong nước. Để khắc phục điều này, trong nội dung dự thảo Luật sửa đổi đã nhấn mạnh đến việc phát triển các dịch vụ và tổ chức thúc đẩy chuyển giao công nghệ như: Các dịch vụ tư vấn, đánh giá, định giá, giám định công nghệ, dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ và các dịch vụ pháp lý khác liên quan tới mua bán công nghệ; xây dựng và phát triển các tổ chức hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu và tại các địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức thường xuyên các hoạt động, sự kiện công bố, phổ biến, trình diễn, trưng bày, giới thiệu công nghệ và tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, hoạt động xúc tiến đầu tư công nghệ… để tăng cường hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ.
Ông Đỗ Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá và thẩm định công nghệ cho biết: “Ngoài việc lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, chúng tôi cũng tìm hiểu những chính sách ưu đãi của các nước đối với những bên tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ để sửa đổi cho phù hợp. Luật sửa đổi được kỳ vọng sẽ khuyến khích được các hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện để các tổ chức trung gian phát triển giúp các bên có thể tiếp cận và kết nối các công đoạn của quá trình ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ”.
Theo các chuyên gia, để tăng tính liên kết giữa doanh nghiệp với các trường, viện, việc xây dựng hệ thống các đơn vị làm cầu nối là rất cần thiết. Đồng thời cần có quy định về việc hình thành những chính sách liên quan đến đào tạo nhân lực về chuyển giao công nghệ; bảo hiểm cho các công nghệ mới; bảo vệ và bảo hiểm rủi ro cho các cá nhân thực hiện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Theo Báo Tin tức - TTXVN