Tuyên Quang: Giúp doanh nghiệp khai thác thế mạnh
Thứ năm, 07/07/2016
Khai thác và chế biến gỗ rừng trồng được coi là thế mạnh cho phát triển kinh tế của huyện Hàm Yên, để giúp khai thác hiệu quả lợi thế này thời gian qua Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Tuyên Quang (Trung tâm) đã triển khai nhiều đề án hỗ trợ doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn.
Khai thác và chế biến gỗ rừng trồng được coi là thế mạnh cho phát triển kinh tế của huyện Hàm Yên, để giúp khai thác hiệu quả lợi thế này thời gian qua Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Tuyên Quang (Trung tâm) đã triển khai nhiều đề án hỗ trợ doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn.
Huyện Hàm Yên có khoảng 10 cơ sở, doanh nghiệp chế biến gỗ nhưng hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, sản phẩm chủ yếu mới ở dạng sơ chế, phôi thô, gỗ thanh xẻ, ván ép công nghiệp… hiệu quả kinh tế thấp, lãng phí nguồn nguyên liệu. Để hỗ trợ các cơ sở chế biến sâu, tiết kiệm nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng Trung tâm đã phối hợp với UBND huyện Hàm Yên hỗ trợ cho các cơ sở đầu tư công nghệ sản xuất mới, tạo sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao hơn. Cụ thể, Trung tâm đã hỗ trợ Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Hiệp Phát thực hiện đề án xây dựng mô hình kỹ thuật sản xuất ván gỗ ghép thanh. Đề án nằm trong dự án đầu tư dây chuyền sản xuất ván gỗ ghép thanh có tổng mức đầu tư trên 3,354 tỷ đồng, trong đó nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 125 triệu đồng.
Theo ông Phùng Viết Hùng-Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Hiệp Phát, dây chuyền sản xuất ván gỗ ghép thanh khép kín từ nguyên liệu gỗ tròn đến bao gói sản phẩm. Thiết bị trong dây chuyền được nhập khẩu và một phần sản xuất trong nước, gồm: Máy cưa đĩa D45, D55; máy cưa vòng ngang; máy cưa vòng đứng; lò sấy và thiết bị sấy; thiết bị ghép gỗ thanh; máy nâng bốc động cơ nổ… Dây chuyền hoạt động theo quy trình: Từ gỗ nguyên liệu - cắt đoạn - xẻ - dọc cắt theo quy cách - bào, thẩm - tẩm, hấp sấy khô - ghép, đánh bóng hoàn thiện - bao gói, nhập kho.
Gỗ ghép thanh được sản xuất chủ yếu từ gỗ khai thác rừng trồng, như: Keo, thông, mỡ và gỗ tạp…, có nhiều kích cỡ đường kính khác nhau, đặc biệt là tận dụng được cả những khúc gỗ có đường kính nhỏ và chiều dài 01m trở lên.
So với các sản phẩm từ gỗ truyền thống, gỗ ghép thanh có nhiều ưu điểm: Không bị mối mọt, ít bị co ngót cong vênh, mẫu mã đa dạng phong phú, bề mặt được xử lý nên có độ bền mầu tốt, có khả năng chịu va đập và chống xước cao. Gỗ ghép thanh có thể sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn.
Cũng theo ông Phùng Viết Hùng, dây chuyền sản xuất gỗ ghép thanh được đưa vào hoạt động đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa lượng gỗ nguyên liệu trong chế biến, tiết kiệm điện năng; nâng công suất chế biến gỗ của Công ty từ 1.000 m3/năm lên 2.000 - 2.200 m3/năm; lao động tăng từ 8 lên 20 người với thu nhập bình quân tăng từ 1,5 triệu đồng/người/tháng lên 2,2 triệu đồng/người/tháng.
Đánh giá về nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp tự tin cho biết: Sản phẩm gỗ ghép thanh là mặt hàng khá cao cấp có giá thành hợp lý hiện đang được ưa chuộng trên thị trường, nhất là tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh, thành khu vực phía Bắc, vì vậy, tiềm năng thị trường của sản phẩm rất tốt. Thực tế, sản phẩm của doanh nghiệp hiện đã được tiêu thụ tại Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh. Hiệp Phát cũng đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Nói về sự hỗ trợ của chương trình khuyến công ông Phùng Viết Hùng chia sẻ: Nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư nhưng có ý nghĩa động viên rất lớn, đặc biệt trong thời điểm doanh nghiệp, thay đổi định hướng sản xuất, nắm bắt kịp thời cơ hội từ thị trường.
Và thực tế, dây chuyền sản xuất gỗ ghép thanh đã không chỉ giúp doanh nghiệp thay đổi máy móc thiết bị cũ, lạc hậu mà còn tạo ra một mô hình sản xuất mới, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và có khả năng nhân rộng cao trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Phùng Viết Hùng-Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Hiệp Phát, dây chuyền sản xuất ván gỗ ghép thanh khép kín từ nguyên liệu gỗ tròn đến bao gói sản phẩm. Thiết bị trong dây chuyền được nhập khẩu và một phần sản xuất trong nước, gồm: Máy cưa đĩa D45, D55; máy cưa vòng ngang; máy cưa vòng đứng; lò sấy và thiết bị sấy; thiết bị ghép gỗ thanh; máy nâng bốc động cơ nổ… Dây chuyền hoạt động theo quy trình: Từ gỗ nguyên liệu - cắt đoạn - xẻ - dọc cắt theo quy cách - bào, thẩm - tẩm, hấp sấy khô - ghép, đánh bóng hoàn thiện - bao gói, nhập kho.
Gỗ ghép thanh được sản xuất chủ yếu từ gỗ khai thác rừng trồng, như: Keo, thông, mỡ và gỗ tạp…, có nhiều kích cỡ đường kính khác nhau, đặc biệt là tận dụng được cả những khúc gỗ có đường kính nhỏ và chiều dài 01m trở lên.
So với các sản phẩm từ gỗ truyền thống, gỗ ghép thanh có nhiều ưu điểm: Không bị mối mọt, ít bị co ngót cong vênh, mẫu mã đa dạng phong phú, bề mặt được xử lý nên có độ bền mầu tốt, có khả năng chịu va đập và chống xước cao. Gỗ ghép thanh có thể sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn.
Cũng theo ông Phùng Viết Hùng, dây chuyền sản xuất gỗ ghép thanh được đưa vào hoạt động đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa lượng gỗ nguyên liệu trong chế biến, tiết kiệm điện năng; nâng công suất chế biến gỗ của Công ty từ 1.000 m3/năm lên 2.000 - 2.200 m3/năm; lao động tăng từ 8 lên 20 người với thu nhập bình quân tăng từ 1,5 triệu đồng/người/tháng lên 2,2 triệu đồng/người/tháng.
Đánh giá về nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp tự tin cho biết: Sản phẩm gỗ ghép thanh là mặt hàng khá cao cấp có giá thành hợp lý hiện đang được ưa chuộng trên thị trường, nhất là tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh, thành khu vực phía Bắc, vì vậy, tiềm năng thị trường của sản phẩm rất tốt. Thực tế, sản phẩm của doanh nghiệp hiện đã được tiêu thụ tại Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh. Hiệp Phát cũng đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Nói về sự hỗ trợ của chương trình khuyến công ông Phùng Viết Hùng chia sẻ: Nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư nhưng có ý nghĩa động viên rất lớn, đặc biệt trong thời điểm doanh nghiệp, thay đổi định hướng sản xuất, nắm bắt kịp thời cơ hội từ thị trường.
Và thực tế, dây chuyền sản xuất gỗ ghép thanh đã không chỉ giúp doanh nghiệp thay đổi máy móc thiết bị cũ, lạc hậu mà còn tạo ra một mô hình sản xuất mới, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và có khả năng nhân rộng cao trên địa bàn tỉnh.