Xi măng INSEE Hòn Chông cải tiến công nghệ để phát triển bền vững
Thứ bảy, 01/07/2023
INSEE Hòn Chông là một trong những doanh nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, đồng xử lý chất thải hàng đầu miền Nam Việt Nam và tiên phong trong sản xuất xanh.
INSEE Hòn Chông là một trong những doanh nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, đồng xử lý chất thải hàng đầu miền Nam Việt Nam và tiên phong trong sản xuất xanh.
Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam ( INSEE Việt Nam) là một thành viên của tập đoàn Siam City Public Company Limited (SCCC) - được biết đến là tập đoàn vật liệu xây dựng hàng đầu trong khu vực. Công ty có khoảng 1.000 nhân viên làm việc tại 5 nhà máy sản xuất xi măng và văn phòng chính tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà máy INSEE Hòn Chông tại Phường Bình An, Quận Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
INSEE Việt Nam hiện có 4 trạm nghiền và 1 nhà máy tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà rịa-Vũng Tàu và tỉnh Kiên Giang. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến nhà máy tích hợp công nghệ cao INSEE Hòn Chông tại Phường Bình An, Quận Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, đây là một trong những doanh nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, đồng xử lý chất thải hàng đầu miền Nam Việt Nam và tiên phong trong sản xuất xanh.
Để phát triển nền kinh tế tuần hoàn mà nhiều doanh nghiệp đang hướng tới, xi măng Hòn Chông luôn không ngừng đầu tư, áp dụng các công nghệ tốt nhất hiện có nhằm tối ưu hóa hoạt động khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tích cực bảo vệ môi trường để đạt được các mục tiêu theo tham vọng phát triển bền vững 2030 của tập đoàn.
Theo đó, nhà máy đã áp dụng các giải pháp mang tính chất tuần hoàn như: sử dụng chất thải làm nhiên liệu thay thế, đây là mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả hiện nay trong ngành xi măng trong khu vực và trên toàn cầu. Đồng thời, sử dụng các phụ phẩm từ các ngành luyện thép (xỉ hạt lò cao), từ ngành nhiệt điện (tro bay), ngành đóng tàu (xỉ đồng) làm nguyên liệu thay thế sản xuất xi măng. Giải pháp này còn góp phần giảm phát thải CO2, chống sự nóng lên toàn cầu.
Từ năm 2020, nhà máy áp dụng giải pháp tái sử dụng nước thải sau xử lý tuần hoàn lại vào hệ thống làm mát trong quá trình nghiền xi măng, các phụ gia khoáng của xi măng để góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.
Xử lý chất thải tại nhà máy xi măng Hòn Chông
Trước đó, từ những năm 1998, nhà máy đã dành nhiều sự quan tâm và đầu tư trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường thông qua các giải pháp xử lý khí thải NOX bằng công nghệ phản ứng không xúc tác chọn lọc (SNCR); Thu hồi bụi tích cực bằng hệ thống lọc bụi hiệu suất cao lắp đặt ở tất cả các điểm đồ, chuyển tiếp nguyên liệu, sản phẩm phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam để đảm bảo kiểm soát nồng độ bụi trong khí thải #20mg/Nm3.
Đồng thời, trang bị hệ thống hút, lọc bụi tại các điểm đồ liệu, dọc băng tải để kiểm soát bụi phát tán dọc theo hệ thống vận chuyển nguyên liệu; Làm kín các đường ống vận chuyển xi măng bột với các nguyên tắc áp âm để tránh sinh bụi ra môi trường xung quanh. Các tuyến băng tải có bao che, si lô chứa được làm kín, kho chứa có mái che đầy đủ.
Ngoài ra, nhà máy đã thiết kế công nghệ và lựa chọn thiết bị và áp dụng các biện pháp cách âm tích cực phải đảm bảo độ ồn không quá 85 dB trong khu vực sản xuất; Thu gom và xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt để tuần hoàn lại vào hệ thống, phần dư đã được xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi thải ra ngoài.
Định hướng của công ty trong tương lai và sẽ tiếp tục kinh doanh theo triết lý thương hiệu “Vững Xây Cuộc Sống” thông qua việc tiếp tục đầu tư vào các công nghệ tiên tiến để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất và tăng thêm nguyên nhiên liệu thay thế thông qua Giải pháp quản lý chất thải Ecocycle. Một khía cạnh quan trọng trong chiến lược của công ty là tiếp tục phát triển các danh mục sản phẩm xi măng thân thiện với môi trường và tích cực ủng hộ xu hướng phát triển các công trình Xanh.
INSEE tin rằng sự cải tiến của Ecocycle sẽ phát triển hơn nữa các dịch vụ tái chế và cung cấp giải pháp chất thải cho khách hàng là một cơ hội kinh doanh thú vị và quan trọng góp phần giúp Việt Nam đạt được tham vọng tại COP 26, đảm bảo rằng các lựa chọn có trách nhiệm để xử lý chất thải sẽ luôn sẵn sàng.
Hiện INSEE đang có mức tỷ lệ nhiệt thay thế của việc đồng xử lý chất thải (TSR) đạt 40% trong năm 2021 – tăng rất nhiều so với mức 30% năm 2020. Doanh nghiệp đặt mục tiêu sẽ nâng tỷ lệ này cao hơn nữa vào mỗi năm. Điều này sẽ góp phần giảm tiêu thụ nhiên liệu truyền thống không thể tái tạo, việc sử dụng nhiên liệu thay thế (AFR) làm giảm đáng kể khí thải nhà kính CO2, điều đó góp phần giúp mức phát thải CO2 của INSEE Việt Nam khá thấp. Năm 2021, giá trị phát thải ròng trên mỗi tấn xi măng của INSEE là 419kg/tấn xi măng, thấp hơn rất nhiều so với mức phát thải trung bình 750kg CO2/tấn xi măng tại Việt Nam. Ngoài ra, INSEE cũng đồng hành cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) từ năm 2008 để giảm thiểu tác động đa dạng sinh học của việc khai thác đá vôi và đất sét trong nhà máy xi măng ở Hòn Chông. |
Tố Quyên