Ưu đãi cho đầu tư vào tăng trưởng xanh
Thứ hai, 27/06/2016
PPP được đánh giá là một trong những mô hình hiệu quả để thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực biến đổi khí hậu (BĐKH) và tăng trưởng xanh (TTX). Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khi tham gia đầu tư vào các dự án BĐKH và TTX còn nhận được nhiều chính sách ưu đãi, đặc biệt là về lãi vay.
PPP được đánh giá là một trong những mô hình hiệu quả để thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực biến đổi khí hậu (BĐKH) và tăng trưởng xanh (TTX). Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khi tham gia đầu tư vào các dự án BĐKH và TTX còn nhận được nhiều chính sách ưu đãi, đặc biệt là về lãi vay.
Nhiều cơ hội cho các dự án PPP
Khu vực tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có rất nhiều cơ hội để đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến BĐKH và TTX khi đang có lỗ hổng tài chính lớn giữa khả năng đáp ứng của Nhà nước và nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực này.
Theo ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường thuộc Bộ KH&ĐT, Chương trình mục tiêu BĐKH - TTX ước tính, Việt Nam cần dành khoảng 4 - 6% GDP cho thích ứng với BĐKH và 30 tỷ USD cho thúc đẩy tăng trưởng xanh cho giai đoạn 2016 - 2020. Ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, vốn ODA, vốn tư nhân đều đóng vai trò quan trọng trong đầu tư cho BĐKH và TTX. Trong đó, vốn của Nhà nước và ODA sẽ được dùng như chất xúc tác để thúc đẩy đầu tư.
Ông Phạm Hoàng Mai khẳng định, có cơ hội rõ ràng cho khu vực tư nhân đầu tư vào 2 lĩnh vực này, đặc biệt là TTX, vì Nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu vốn. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, khoảng 60% đầu tư toàn cầu liên quan đến BĐKH đến từ khu vực tư nhân. Mô hình PPP được đánh giá là có nhiều tiềm năng để thu hút tư nhân vào các dự án BĐKH và TTX.
"Khu vực tư nhân khi tham gia vào các dự án BĐKH và TTX sẽ có thể được hưởng những chính sách ưu đãi nhất định. Theo Bộ KH&ĐT, Chính phủ, với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, đã xây dựng một số cơ chế và đã ban hành nhiều chính sách với mục tiêu khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư cho BĐKH và TTX, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thúc đẩy tiết kiệm năng lượng."
Doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi
Ngoài chính sách vĩ mô, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều quỹ hỗ trợ đối với lĩnh vực BĐKH và TTX. Ví dụ như Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (GCTF) khuyến khích đầu tư tư nhân vào các hệ thống sản xuất sạch hơn và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Khi dự án thực hiện thành công, doanh nghiệp có thể nhận được tiền thưởng về thanh toán nợ. Nếu các công nghệ mới giúp giảm phát thải ít nhất là 30%, người vay sẽ được hưởng 15% số nợ dịch vụ được tài trợ từ Quỹ. Nếu giảm phát thải từ 30 đến 50%, tỷ lệ trợ cấp sẽ là 25%. Cho đến nay, Quỹ đã hỗ trợ cho hơn 100 doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình Tín dụng tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, được IFC tài trợ, đã hỗ trợ các ngân hàng địa phương cho vay đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp muốn mua và đầu tư vào nhà ở và các tòa nhà tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, còn nhiều quỹ khác như Quỹ Đầu tư xanh (GIF), Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu KfW, Chương trình Tiết kiệm năng lượng cho các dự án của các doanh nghiệp công nghiệp (VEEIEs)... đều dành những ưu đãi nhất định cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.
Ông Cát Quang Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu xây dựng Chương trình thí điểm tín dụng xanh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có nguồn vốn ưu đãi để thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực xanh, đồng thời tăng cường năng lực tài trợ cho các ngành, lĩnh vực xanh của các ngân hàng thương mại... Với quy mô khoảng 2.000 tỷ đồng, Chương trình dự kiến hỗ trợ vốn với một số ưu đãi cho khoảng 20 - 25 phương án, dự án sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực xanh. Mức cho vay tối đa là 80% tổng mức đầu tư, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 6,5%/năm, trung và dài hạn tối đa 7%/năm. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được ưu tiên vay vốn từ Chương trình này.
Khu vực tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có rất nhiều cơ hội để đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến BĐKH và TTX khi đang có lỗ hổng tài chính lớn giữa khả năng đáp ứng của Nhà nước và nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực này.
Theo ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường thuộc Bộ KH&ĐT, Chương trình mục tiêu BĐKH - TTX ước tính, Việt Nam cần dành khoảng 4 - 6% GDP cho thích ứng với BĐKH và 30 tỷ USD cho thúc đẩy tăng trưởng xanh cho giai đoạn 2016 - 2020. Ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, vốn ODA, vốn tư nhân đều đóng vai trò quan trọng trong đầu tư cho BĐKH và TTX. Trong đó, vốn của Nhà nước và ODA sẽ được dùng như chất xúc tác để thúc đẩy đầu tư.
Ông Phạm Hoàng Mai khẳng định, có cơ hội rõ ràng cho khu vực tư nhân đầu tư vào 2 lĩnh vực này, đặc biệt là TTX, vì Nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu vốn. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, khoảng 60% đầu tư toàn cầu liên quan đến BĐKH đến từ khu vực tư nhân. Mô hình PPP được đánh giá là có nhiều tiềm năng để thu hút tư nhân vào các dự án BĐKH và TTX.
"Khu vực tư nhân khi tham gia vào các dự án BĐKH và TTX sẽ có thể được hưởng những chính sách ưu đãi nhất định. Theo Bộ KH&ĐT, Chính phủ, với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, đã xây dựng một số cơ chế và đã ban hành nhiều chính sách với mục tiêu khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư cho BĐKH và TTX, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thúc đẩy tiết kiệm năng lượng."
Doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi
Ngoài chính sách vĩ mô, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều quỹ hỗ trợ đối với lĩnh vực BĐKH và TTX. Ví dụ như Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (GCTF) khuyến khích đầu tư tư nhân vào các hệ thống sản xuất sạch hơn và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Khi dự án thực hiện thành công, doanh nghiệp có thể nhận được tiền thưởng về thanh toán nợ. Nếu các công nghệ mới giúp giảm phát thải ít nhất là 30%, người vay sẽ được hưởng 15% số nợ dịch vụ được tài trợ từ Quỹ. Nếu giảm phát thải từ 30 đến 50%, tỷ lệ trợ cấp sẽ là 25%. Cho đến nay, Quỹ đã hỗ trợ cho hơn 100 doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chương trình Tín dụng tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, được IFC tài trợ, đã hỗ trợ các ngân hàng địa phương cho vay đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp muốn mua và đầu tư vào nhà ở và các tòa nhà tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, còn nhiều quỹ khác như Quỹ Đầu tư xanh (GIF), Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu KfW, Chương trình Tiết kiệm năng lượng cho các dự án của các doanh nghiệp công nghiệp (VEEIEs)... đều dành những ưu đãi nhất định cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.
Ông Cát Quang Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu xây dựng Chương trình thí điểm tín dụng xanh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có nguồn vốn ưu đãi để thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực xanh, đồng thời tăng cường năng lực tài trợ cho các ngành, lĩnh vực xanh của các ngân hàng thương mại... Với quy mô khoảng 2.000 tỷ đồng, Chương trình dự kiến hỗ trợ vốn với một số ưu đãi cho khoảng 20 - 25 phương án, dự án sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực xanh. Mức cho vay tối đa là 80% tổng mức đầu tư, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 6,5%/năm, trung và dài hạn tối đa 7%/năm. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được ưu tiên vay vốn từ Chương trình này.