Phát triển doanh nghiệp KH&CN ở Long An: Những khó khăn và giải pháp
Chủ nhật, 28/05/2017
Xác định phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) là một nhiệm vụ quan trọng nhưng Long An - cũng như nhiều địa phương khác - gặp không ít khó khăn khi thực hiện.
Xác định phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) là một nhiệm vụ quan trọng nhưng Long An - cũng như nhiều địa phương khác - gặp không ít khó khăn khi thực hiện.
Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh.
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN
Năm 2013, Tỉnh ủy Long An ban hành chương trình số 28-CTr/TU nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển KH&CN của tỉnh đến năm 2020. Theo đó, Sở KH&CN Long An đã phổ biến các văn bản pháp luật về doanh nghiệp KH&CN đến mọi doanh nghiệp trên địa bàn; thẩm định và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho 3 đơn vị (từ năm 2013-2015).
Năm 2016, sở tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số2068/QĐ-UBND phê duyệt đề án Phát triển doanh nghiệp và thị trường KH&CN trên địa bàn đến năm 2020 nhằm hỗ trợ thành lập và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để thành lập doanh nghiệp KH&CN, hình thành mạng lưới sàn giao dịch để thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ. Đến tháng 12/2016, tỉnh đã có 8 doanh nghiệp KH&CN được cấp giấy chứng nhận.
Năm 2017, thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển mạnh các doanh nghiệp KH&CN, ứng dụng tiến bộ KH&CN của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, Sở KH&CN tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp; thực hiện đề án xã hội hóa Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học vùng Đồng Tháp Mười; xây dựng cơ sở dữ liệu về KH&CN trên địa bàn. Có thể khẳng định, việc hình thành các doanh nghiệp KH&CN tại Long An chủ yếu là từ kết quả các đề tài nghiên cứu, các sáng chế/giải pháp hữu ích đã được bảo hộ và các công nghệ mới chuyển giao.
Với định hướng đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, Long An đang huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng, phát triển công nghiệp gắn với ứng dụng KH&CN và chuỗi giá trị ngành hàng theo hướng bền vững. Việc phát triển doanh nghiệp - nhất là doanh nghiệp KH&CN - được xem là nhiệm vụ trọng tâm.
Rào cản và giải pháp
Hiện số doanh nghiệp KH&CN ở Long An còn ít và chưa đủ mạnh dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ. Về nguyên nhân, thứ nhất, doanh nghiệp chưa nắm bắt được các chính sách khuyến khích, ưu đãi, không biết phải bắt đầu từ đâu và làm gì để trở thành doanh nghiệp KH&CN.
Một số doanh nghiệp KH&CN đã tiếp cận các chính sách ưu đãi trong quá trình thành lập, nhưng sau đó các cơ quan quản lý của tỉnh về KH&CN, tài nguyên và môi trường, ngân hàng, thuế... chưa có cơ chế phối hợp tốt để giải quyết yêu cầu chính đáng và tạo điều kiện cho họ hoạt động, phát triển. Cụ thể, thuế thu nhập doanh nghiệp đã được miễn - giảm, nhưng nhiều ưu đãi khác về tín dụng, đất đai... chưa được thực hiện.
Doanh nghiệp cũng khó tiếp cận với chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và các tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm do trình tự, thủ tục khá phức tạp. Một nguyên nhân nữa là nhiều doanh nghiệp còn thiếu thông tin về hoạt động ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp KH&CN... do khó khăn về tài chính, nhân lực và thủ tục; khó tiếp cận các hệ thống, công cụ quản lý năng suất chất lượng tiên tiến. Ít doanh nghiệp tích cực liên kết với các nhà khoa học để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do tính rủi ro cao.
Thực tế cho thấy, việc phát triển doanh nghiệp KH&CN không chỉ phụ thuộc vào chính sách ưu đãi mà doanh nghiệp phải chuyển biến thật sự trong nhận thức về phát triển KH&CN , phải xem đầu tư cho KH&CN là nền tảng để tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập.
Do vậy, ngoài việc tiếp tục vận dụng linh hoạt các quy định, hướng dẫn liên quan đến cơ chế, chính sách ưu đãi doanh nghiệp KH&CN, Long An cần đẩy mạnh nhiều giải pháp như tăng cường thông tin, tuyên truyền về cơ chế, chính sách đó, tạo sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý trong việc xử lý ưu đãi về thuế.
Cần hướng dẫn doanh nghiệp soạn thảo và đăng ký các hợp đồng chuyển giao công nghệ, xây dựng đề án đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất ưu tiên của tỉnh; tư vấn thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp.
Tỉnh cần có kế hoạch hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp tiềm năng, đặc biệt là những doanh nghiệp có ý tưởng đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ KH&CN để tạo sản phẩm có sức cạnh tranh; thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.
Hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN tỉnh cần được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp thành lập quỹ này và bộ phận nghiên cứu, phát triển (R&D). Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm mà doanh nghiệp tự nghiên cứu, chế tạo.
Một giải pháp khác là hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và tài sản trí tuệ; đánh giá và khảo sát cung - cầu công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh; khuyến khích tư nhân đầu tư cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN; hỗ trợ các doanh nghiệp đã đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được công nhận là doanh nghiệp KH&CN.
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN
Năm 2013, Tỉnh ủy Long An ban hành chương trình số 28-CTr/TU nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển KH&CN của tỉnh đến năm 2020. Theo đó, Sở KH&CN Long An đã phổ biến các văn bản pháp luật về doanh nghiệp KH&CN đến mọi doanh nghiệp trên địa bàn; thẩm định và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho 3 đơn vị (từ năm 2013-2015).
Năm 2016, sở tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số2068/QĐ-UBND phê duyệt đề án Phát triển doanh nghiệp và thị trường KH&CN trên địa bàn đến năm 2020 nhằm hỗ trợ thành lập và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để thành lập doanh nghiệp KH&CN, hình thành mạng lưới sàn giao dịch để thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ. Đến tháng 12/2016, tỉnh đã có 8 doanh nghiệp KH&CN được cấp giấy chứng nhận.
Năm 2017, thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển mạnh các doanh nghiệp KH&CN, ứng dụng tiến bộ KH&CN của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, Sở KH&CN tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp; thực hiện đề án xã hội hóa Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học vùng Đồng Tháp Mười; xây dựng cơ sở dữ liệu về KH&CN trên địa bàn. Có thể khẳng định, việc hình thành các doanh nghiệp KH&CN tại Long An chủ yếu là từ kết quả các đề tài nghiên cứu, các sáng chế/giải pháp hữu ích đã được bảo hộ và các công nghệ mới chuyển giao.
Với định hướng đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, Long An đang huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng, phát triển công nghiệp gắn với ứng dụng KH&CN và chuỗi giá trị ngành hàng theo hướng bền vững. Việc phát triển doanh nghiệp - nhất là doanh nghiệp KH&CN - được xem là nhiệm vụ trọng tâm.
Rào cản và giải pháp
Hiện số doanh nghiệp KH&CN ở Long An còn ít và chưa đủ mạnh dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ. Về nguyên nhân, thứ nhất, doanh nghiệp chưa nắm bắt được các chính sách khuyến khích, ưu đãi, không biết phải bắt đầu từ đâu và làm gì để trở thành doanh nghiệp KH&CN.
Một số doanh nghiệp KH&CN đã tiếp cận các chính sách ưu đãi trong quá trình thành lập, nhưng sau đó các cơ quan quản lý của tỉnh về KH&CN, tài nguyên và môi trường, ngân hàng, thuế... chưa có cơ chế phối hợp tốt để giải quyết yêu cầu chính đáng và tạo điều kiện cho họ hoạt động, phát triển. Cụ thể, thuế thu nhập doanh nghiệp đã được miễn - giảm, nhưng nhiều ưu đãi khác về tín dụng, đất đai... chưa được thực hiện.
Doanh nghiệp cũng khó tiếp cận với chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và các tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm do trình tự, thủ tục khá phức tạp. Một nguyên nhân nữa là nhiều doanh nghiệp còn thiếu thông tin về hoạt động ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp KH&CN... do khó khăn về tài chính, nhân lực và thủ tục; khó tiếp cận các hệ thống, công cụ quản lý năng suất chất lượng tiên tiến. Ít doanh nghiệp tích cực liên kết với các nhà khoa học để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do tính rủi ro cao.
Thực tế cho thấy, việc phát triển doanh nghiệp KH&CN không chỉ phụ thuộc vào chính sách ưu đãi mà doanh nghiệp phải chuyển biến thật sự trong nhận thức về phát triển KH&CN , phải xem đầu tư cho KH&CN là nền tảng để tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập.
Do vậy, ngoài việc tiếp tục vận dụng linh hoạt các quy định, hướng dẫn liên quan đến cơ chế, chính sách ưu đãi doanh nghiệp KH&CN, Long An cần đẩy mạnh nhiều giải pháp như tăng cường thông tin, tuyên truyền về cơ chế, chính sách đó, tạo sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý trong việc xử lý ưu đãi về thuế.
Cần hướng dẫn doanh nghiệp soạn thảo và đăng ký các hợp đồng chuyển giao công nghệ, xây dựng đề án đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất ưu tiên của tỉnh; tư vấn thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp.
Tỉnh cần có kế hoạch hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp tiềm năng, đặc biệt là những doanh nghiệp có ý tưởng đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ KH&CN để tạo sản phẩm có sức cạnh tranh; thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.
Hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN tỉnh cần được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp thành lập quỹ này và bộ phận nghiên cứu, phát triển (R&D). Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm mà doanh nghiệp tự nghiên cứu, chế tạo.
Một giải pháp khác là hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và tài sản trí tuệ; đánh giá và khảo sát cung - cầu công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh; khuyến khích tư nhân đầu tư cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN; hỗ trợ các doanh nghiệp đã đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được công nhận là doanh nghiệp KH&CN.