[In trang]
Xây dựng mô hình phát triển bền vững tạo ra lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp
Thứ sáu, 10/06/2022
Nhằm đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của các cổ đông và các bên liên quan trong những năm gần đây cùng với tư duy “đón trước xu hướng” đã thúc đẩy các doanh nghiệp thị trường tầm trung đặt yếu tố bền vững trong kinh doanh là một mục tiêu ưu tiên.
Nhằm đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của các cổ đông và các bên liên quan trong những năm gần đây cùng với tư duy “đón trước xu hướng” đã thúc đẩy các doanh nghiệp thị trường tầm trung đặt yếu tố bền vững trong kinh doanh là một mục tiêu ưu tiên.
Mặc dù trên thực tế nhiều tổ chức đã đạt được những tiến bộ nhất định về việc phát triển mô hình bền vững, phần lớn các doanh nghiệp vẫn gặp phải những khó khăn đáng kể. Trong môi trường cạnh tranh cao, việc lập kế hoạch và chuẩn bị để vượt qua những trở ngại này cũng như tích hợp yếu tố phát triển bền vững vào chiến lược và mô hình hoạt động kinh doanh có thể giúp các doanh nghiệp dẫn đầu trong cuộc đua.
Việc tuân thủ Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp (ESG) không còn là yêu cầu khuyến khích mà đã trở thành yêu cầu quan trọng cần thực hiện đối với hầu hết doanh nghiệp trong thị trường tầm trung.
Theo Báo cáo Kinh doanh Quốc tế (“IBR”) của Grant Thornton, chỉ tiêu phát triển bền vững đã vượt qua chỉ tiêu kết quả tài chính trở thành ưu tiên hàng đầu trong kinh doanh, với 62% doanh nghiệp toàn cầu và 63,5% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát cho rằng sự phát triển bền vững quan trọng bằng hoặc hơn các chỉ số thành công về tài chính.
Kể từ khi khủng hoảng Covid-19, mức độ phù hợp của phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp thị trường tầm trung đã tăng lên do mối quan tâm ngày càng tăng của các cổ đông và các bên liên quan dựa theo kết quả khảo sát với sự đồng ý của 72% doanh nghiệp toàn cầu.
Theo 52,9% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát, phát triển bền vững ngày càng trở nên quan trọng hơn trong hoạt động kinh doanh của họ, khoảng 70% đề cao sự phát triển bền vững hơn hẳn các mục tiêu khác.
"Các doanh nghiệp tầm trung Việt Nam có cơ hội lớn trong việc nắm bắt và thực hiện mô hình phát triển bền vững như một lợi thế cạnh tranh do các doanh nghiệp này có tính linh hoạt cao, năng động và cơ cấu pháp lý ít phức tạp. Điều này sẽ thúc đẩy họ đi đầu trong việc thực hiện phát triển bền vững " - theo Ông Nguyễn Chí Trung, Tổng Giám đốc Grant Thornton Việt Nam.
Sự cần thiết của phát triển bền vững trong kinh doanh
Việc cần phục hồi bền vững sau đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến sự phát triển bền vững, chiếm 61,1% trong báo cáo IBR, nhấn mạnh những lợi ích kinh doanh đáng kể khi thực hiện.
Dữ liệu thị trường Việt Nam – Kết quả từ khảo sát của GTI năm 2021 (*).
“Các mục tiêu sinh thái của mô hình phát triển bền vững có thể thực hiện thông qua tối ưu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu và giảm thiểu lượng rác thải trên thế giới giúp gia tăng hiệu quả tài chính và giảm thiểu chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp” theo Bà Đinh Thị Hương Giang, Giám đốc Dịch vụ Quản lý Rủi ro Doanh nghiệp của Grant Thornton Việt Nam chia sẻ lý do về việc ưu tiên phát triển bền vững.
”Và mối liên hệ này được thể hiện khá rõ ràng đối với các doanh nghiệp thị trường tầm trung đầy tiềm năng ở Việt Nam với khát vọng tăng trưởng.”, bà Hương cho biết. 
Mối liên hệ giữa vốn và phát triển bền vững
Các doanh nghiệp hiện tập trung vào việc tăng cường phát triển bền vững nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động, trong đó bao gồm việc tăng khả năng tiếp cận vốn đầu tư. Điều này được 58,3% đối tượng khảo sát tại Việt Nam thừa nhận. Các doanh nghiệp này cho rằng vấn đề tiếp cận vốn chiếm vai trò quan trọng hàng đầu.
“Các tổ chức tài trợ vốn trên toàn cầu ngày càng chú trọng đến yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp trong việc cân nhắc chấp thuận tài trợ. Yếu tố này ngày càng trở nên quan trọng hơn vì nó có thể được xem là một cấu phần cần thiết trong hệ thống quản lý rủi ro của các tổ chức tài trợ vốn.” - theo Bà Trịnh Thị Tuyết Anh, Giám đốc Phát triển Kinh doanh và Đối ngoại Quốc tế của Grant Thornton Việt Nam.
Phát triển bền vững trong thực tế: Nơi bắt đầu hành trình chiến lược của doanh nghiệp
Đáng khích lệ là dựa vào kết quả khảo sát, 50% doanh nghiệp ở Việt Nam hiện đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững và đang trong quá trình triển khai.
Dữ liệu thị trường Việt Nam – Kết quả khảo sát của GTI năm 2021(*)
Tuy nhiên, vẫn còn sự cách biệt đáng kể trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển bền vững. Do đó, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc tích hợp yếu tố phát triển bền vững vào hoạt động chung của doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trao đổi với các bên liên quan như khách hàng, nhân viên, ban lãnh đạo và nhà đầu tư sẽ là bước khởi đầu phù hợp cho các doanh nghiệp mới triển khai phát triển bền vững.
Theo Ông Nguyễn Chí Trung: "Chiến lược phát triển bền vững nên được tích hợp với kế hoạch tài chính. Điều này sẽ giúp các nhà quản lý định hình chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng thì việc đưa yếu tố phát triển bền vững vào kế hoạch kinh doanh nên là trọng tâm hàng đầu".
(*) Dữ liệu Báo cáo Kinh doanh Quốc tế (IBR) của Grant Thornton được sử dụng trong bài viết này dựa trên quan điểm của 5.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên 29 nền kinh tế, với nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2021.
Nguồn Báo Đầu tư