[In trang]
Cải tiến liên tục hướng đến hiệu quả năng lượng và tuần hoàn vật liệu tại Masan High-Tech Materials
Thứ ba, 19/04/2022
Lấy chiến lược phát triển bền vững làm kim chỉ nam, Masan High-Tech Materials đặt trọng tâm nghiên cứu phát triển nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, tái chế nguyên vật liệu và quản lý năng lượng hiệu quả.

Với sản lượng 19.997 tấn vonfram trong năm 2021, Masan High-Tech Materials có thể tự tin khẳng định vai trò nhà sản xuất hóa chất và bột vonfram lớn nhất ngoài Trung Quốc hiện nay. Để có được những thành quả ngày hôm nay, doanh nghiệp đã cải tiến liên tục trong mọi hoạt động khai khoáng, sản xuất, chế biến quặng chất lượng cao. Đồng thời, lấy chiến lược phát triển bền vững làm kim chỉ nam, doanh nghiệp đặt trọng tâm nghiên cứu phát triển nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, tái chế nguyên vật liệu và quản lý năng lượng hiệu quả.    

Đổi mới sáng tạo hướng đến tuần hoàn vật liệu

Năm 2019 Masan thức được công nhận là “Doanh nghiệp công nghệ cao” nhờ những cải tiến không ngừng trong công nghệ chế biến quặng và hóa chất công nghiệp. Tiêu biểu trong đó là cải thiện các quy trình chế biến hoá chất vonfram như APT, YTO, BTO được Bộ Công Thương công nhận là các sản phẩm công nghiệp có độ tinh khiết trên 99%. 

Dây chuyền chế biến của Masan High-Tech Materials.

Tiếp nối những thành công đó, trong giai đoạn 2020-2021 vừa qua, Masan tiếp tục tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) tập trung vào việc chế biến quặng tinh chất cao, cải thiện độ dẻo nguyên liệu thô và phát triển các quy trình sản xuất mới hiệu quả hơn. Đến nay, riêng nhà máy chế biến vonfram tại Việt Nam đã sở hữu và ứng dụng trên 105 bằng sáng chế. 

Tại trung tâm R&D của nhà máy, các công đoạn quan trọng trong quy trình chế biến, từ thuỷ luyện, hỏa luyện và luyện kim truyền thống… đều được mô phỏng sát với thực tế thông qua các hệ thống máy chuyên dụng hiện đại. Điều này nhằm tăng tối đa hiệu quả chế biến nguyên liệu đầu ra, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.  

Tái chế vonfram là một trong những thị trường còn nhiều khả năng khai thác. Theo Hiệp hội Công nghiệp Vonfram Thế giới (ITIA), tỷ lệ tái chế của phế liệu các-bua xi-măng có thể lên tới 80%, trong khi các chất xúc tác sử dụng có chứa vonfram lại thường được chất đống tại các bãi chất thải nguy hại. Để tăng hiệu quả tái chế các loại vật liệu pha tạp chưa mấy tiềm năng này, hiểu biết tính chất hoá học của những vật liệu nhiễm cùng là điều rất quan trọng. 

Để làm được điều này, công ty đã phát triển một thiết bị mô phỏng quy trình nấu luyện chỉ với một vài gram nguyên liệu thô. Việc này giúp đánh giá khả năng thủy phân các loại phế liệu khác nhau trong thời gian ngắn, cho phép tinh chỉnh việc xử lý nguyên liệu đầu vào, đánh giá các nguyên liệu thô khác như xúc tác W/Mo, phế liệu W/Pb. Trên cơ sở đó phát triển các công thức nấu luyện đặc thù nhằm tăng hiệu quả thu hồi vonfram, giúp mở rộng cơ hội tái chế những vật liệu thải, vonfram pha tạp chưa được tái chế. 

Mặt khác, doanh nghiệp cũng mở rộng các dự án thí điểm khác ngoài Việt Nam, nhằm đánh giá việc khai thác có hiệu quả nguồn quặng đuôi vonfram, đồng thời tăng cường ứng dụng quặng đuôi trong các ngành công nghiệp khác như sản xuất và gia công xi măng.

Một ví dụ về sản phẩm oxit vonfram của Masan.

Một sản phẩm phụ khác được hình thành trong quá trình sản xuất, có khả năng lý tính đáng mong muốn nhưng chưa được tái chế có hiệu quả do chứa nhiều tạp chất có hại là bùn APT mịn, hay muối amoni vonframat. Để cải thiện hiệu suất và giảm lãng phí, Masan đã triển khai dự án nghiên cứu tìm kiếm phương pháp chế biến lại bùn APT. Hiện tại, muối amoni vonframat đã được thu hồi, tái chế thành công, và được bán trực tiếp như một thành phẩm. 

Một dự án khác nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguyên liệu đầu vào, là tạ oxit vonfram vàng hạt siêu nhỏ. Về cơ bản, oxit vonfram vàng doanh nghiệp đang cung cấp cho thị trường truyền thống có giá trị Fisher trung bình là 18 µm. Một vài tuyến nghiên cứu đã được lựa chọn nhằm tối ưu sử dụng dòng quy trình hiện tại để tạo ra sản phẩm trung gian, sau đó chuyển đổi thành sản phẩm như mong muốn có giá trị Fisher trong khoảng từ 0,6 – 1,8 µm. Hướng đi này có tiềm năng thay thế quy trình giảm cỡ hạt cơ học truyền thống với chi phí thấp và mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn.

Ngoài ra, Masan cũng đang tham gia dự án nghiên cứu “Đồng tái chế vì phát triển bền vững” do Chính phủ Đức tài trợ. Dự án tập trung vào thu hồi coban và các vật liệu khác từ bùn kim loại nặng và chất đen (black mass) dùng để tái chế pin cho xe điện. Với những kiến thức và chuyên môn sâu trong phát triển và vận hành các khu chế biến phức hợp và tái chế nguyên liệu, doanh nghiệp tin tưởng năng lực thực hiện các tinh chỉnh cần thiết để tạo ra những sản phẩm coban tái chế an toàn cho môi trường và sức khỏe con người, đóng góp cho tiến trình tuần hoàn vật liệu trong toàn chuỗi cung ứng. 

Quản lý năng lượng hiệu quả

Quản lý năng lượng và cải tiến liên tục nhằm hướng đến mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những mảng hoạt động quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Masan Hi-tech Material.

Nhà máy chế biến quặng Masan.

Từ năm 2019, doanh nghiệp thành lập ban quản lý năng lượng. Ban năng lượng có trách nhiệm thực hiện và giám sát các hoạt động quản lý năng lượng, hướng đến cải thiện liên tục hiệu quả sử dụng năng lượng trong mọi hoạt động khai thác, sản xuất, chế biến của các đơn vị thành viên. 

Cuối năm 2021, ban năng lượng tổ chức, phối hợp với đơn vị kiểm toán thực hiện kiểm toán năng lượng định kỳ cho các cơ sở sản xuất, chế biến cho giai đoạn 03 năm từ 2019 – 2021 để đề xuất những giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

Từ những nghiên cứu, đề xuất của ban năng lượng, trong vòng hai năm 2020-2021, một loạt các cải tiến quan trọng đã được thực hiện nhằm tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các đơn vị thành viên của Masan. Cụ thể gồm: thu hồi nhiệt H51; bảo ôn bồn chứa G81; lắp đặt các khu vực đo hơi nước về hóa học; tối ưu hóa hệ thống sưởi trong tòa nhà văn phòng.

Một trong những dự án cụ thể, hiệu quả đã được thực hiện là nâng cấp máy khuấy thùng chưng áp ngâm chiết. Thiết kế ban đầu của máy là một cánh khuấy dạng lưỡi dao đảo ngược. Nhược điểm của thiết kế này là dễ lắng cặn, giảm hiệu quả truyền nhiệt. Để khắc phục các vấn đề trên, một số thiết kế mới đã được nghiên cứu và thử nghiệm. Kết quả, quy trình khuấy được cải thiện đáng kể, không chỉ tăng hiệu quả truyền nhiệt, giảm tiêu thụ năng lượng ở khâu ngâm chiết và các công đoạn tiếp theo, mà còn tăng cường sự phân bố kích cỡ hạt bùn cấp vào bể phản ứng ngâm chiết. Đồng thời cũng tăng tuổi thọ của cánh khuấy.

Quản lý năng lượng và áp dụng các cải tiến nhằm nâng cao năng lượng hiệu quả là hoạt động quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Masan.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng xây dựng hệ thống quản lý năng lượng (EnMS) cho tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên, hướng đến cải thiện hiệu suất năng lượng liên tục phù hợp với tiêu chuẩn ISO 50001. Đây cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động quản lý năng lượng mà doanh nghiệp đề ra vào năm 2022. 

Các mục tiêu quản lý năng lượng hiệu quả khác mà Masan Hi-tech Material đặt ra trong năm nay là: tiếp tục dự án thu hồi nhiệt, thay hệ thống điều khiển máy nén khí, áp dụng giải pháp điểm đo, nâng công suất lò quay bằng ứng dụng AI và hàn TIG tăng hiệu quả năng lượng. Mục tiêu chung mà doanh nghiệp hướng đến là giảm 5% mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị sản phẩm so với năm 2021. Đồng thời, để hiện thực hóa mục tiêu “Net Zero”, ban năng lượng cũng đang nghiên cứu xây dựng trang trại điện mặt trời tại mỏ Núi Pháo. 

Ngoài triển khai các dự án riêng ở Việt Nam, Masan cũng tham gia vào nhiều chương trình, dự án khác trên quy mô toàn cầu nhằm tiết giảm năng lượng sử dụng, giảm phát thải khí nhà kính, như dự án chương trình “Đổi mới sáng tạo cho cuộc cách mạng Năng lượng” do Chính phủ Đức tài trợ. Trong đó, doanh nghiệp đã làm việc với các chuyên gia máy tính để thiết kế lại các thiết bị sử dụng năng lượng trọng điểm. Kết quả là mức năng lượng tiêu thụ từ quy trình chế biến tại một số khâu hiện tại đã giảm xuống khoảng 20%. Hiện Masan đang tìm kiếm cơ hội nhân rộng các cải tiến hiệu quả năng lượng tại các cơ sở khác ở Việt Nam. 

Những cải tiến trên cho thấy chiến lược phát triển bền vững mà doanh nghiệp đã công bố được cụ thể hoá như thế nào. Trong thời gian tới, doanh nghiệp vẫn đặt trọng tâm đổi mới sáng tạo trong nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả khai khoáng, chế biến quặng nhằm tạo các dòng sản phẩm có độ tinh khiết cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời cũng nhằm cải thiện hiệu quả tuần hoàn vật liệu trong chuỗi cung ứng nói chung.

Giang Nguyễn