Tích hợp ESG là cơ hội để các công ty tinh chỉnh, bảo vệ và tạo ra giá trị kinh doanh
Thứ ba, 19/04/2022
Ra mắt tiêu chuẩn báo cáo bền vững và quy định công bố các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thế giới và đòi hỏi sự minh bạch. Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo cần chuẩn bị ngay từ bây giờ nhằm tìm kiếm những cơ hội mới tạo nên giá trị.
Ra mắt tiêu chuẩn báo cáo bền vững và quy định công bố các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thế giới và đòi hỏi sự minh bạch. Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo cần chuẩn bị ngay từ bây giờ nhằm tìm kiếm những cơ hội mới tạo nên giá trị.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Deloitte kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xem xét tính minh bạch và báo cáo bắt buộc của ESG sẽ tác động đến doanh nghiệp như thế nào và họ có thể làm gì để đóng góp. Những thay đổi ngày nay là một trong những thách thức quan trọng của thời đại khi chúng ta nỗ lực chuyển đổi sang kinh doanh bền vững, toàn diện và linh hoạt trong tương lai.
ESG không thể làm lại, tại sao?
Các nhà đầu tư theo định hướng tích cực đang thôi thúc giải quyết vấn đề ESG một cách cụ thể và minh bạch
Trên khía cạnh pháp lý, các cơ quan quản lý đang hoàn thiện quy tắc mới để có thể yêu cầu doanh nghiệp công bố thông tin về ESG trong báo cáo thường niên và hồ sơ pháp lý của mình. Khác với một số thay đổi quy định, việc đưa dữ liệu ESG vào báo cáo tài chính có thể sẽ tác động lâu dài đến phương thức hoạt động kinh doanh khi những phản hồi từ cơ quan quản lý trở nên nghiêm ngặt hơn liên quan đến những vấn đề quan trọng ngày nay trên thế giới.
Ngày nay, người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn hơn và các nhà đầu tư theo định hướng tích cực đang thôi thúc giải quyết vấn đề ESG một cách cụ thể và minh bạch. Họ đang tìm kiếm các doanh nghiệp đề cao ESG làm giá trị cốt lõi trong hoạt động, chú trọng đến vấn đề mà toàn thể nhân viên, cộng đồng, ngành công nghiệp và thế giới nói chung quan tâm. Trong thời đại kỹ thuật số, nhà đầu tư có thêm niềm tin vào giá trị của mình nhờ việc thúc đẩy sự minh bạch.
Tương tự những thay đổi từ mảng kiến tạo, những thay đổi trong môi trường vận hành thực tế của doanh nghiệp diễn ra chậm nhưng liên tục không ngừng. Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo tiên phong áp dụng quy định về công bố thông tin ESG có thể xây dựng một doanh nghiệp tích hợp ESG vào kế hoạch chiến lược của mình khiến việc quản lý rủi ro tốt hơn, đồng thời mang lại giá trị cho cổ đông và tăng khả năng phục hồi của doanh nghiệp trong bối cảnh thế giới luôn có sự biến động.
Không gì có thể che giấu được trong thời đại kỹ thuật số
Không gì có thể che giấu được trong thời đại kỹ thuật số ngày nay. Trước đây, các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm cho “người tiêu dùng”, những người có rất ít hoặc không biết gì về cách thức hoạt động của doanh nghiệp và các nguồn lực được tiêu thụ để phát triển, sử dụng và cuối cùng là tiêu hủy những sản phẩm đó. Ngày nay, mọi người từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm nhân viên, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh, thành viên cộng đồng, nhà hoạt động và xã hội nói chung, đều là những người tham gia một cách bình đẳng, có liên quan và có thể tham gia đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp về những gì họ mong đợi từ chính doanh nghiệp.
Các bên liên quan coi trọng sự minh bạch nhằm đưa ra những lựa chọn sáng suốt. Một cuộc khảo sát gần đây của Edelman Trust Barometer, bao gồm 28 quốc gia và phân theo các nhóm tuổi, cho thấy gần 2/3 tổng số người được hỏi cho biết, “Các CEO nên chịu trách nhiệm trước công chúng chứ không chỉ trước hội đồng quản trị hoặc cổ đông”.
Đối với những thế hệ trẻ ngày nay, kỳ vọng của họ là rất cao, đặc biệt về minh bạch thông tin và chia sẻ thông tin. Theo Khảo sát thế hệ Millennial và Gen Z năm 2021 trên toàn cầu của Deloitte, thế hệ trong độ tuổi từ 18-34 tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp và chính phủ cam kết thay đổi tích cực cho xã hội, đặt con người và trái đất lên trên lợi nhuận.
Có thể thấy rõ rằng, việc chia sẻ thông tin rộng khắp toàn cầu dựa trên các nền tảng kỹ thuật số đã giúp nâng cao nhận thức của con người về các cuộc khủng hoảng tự nhiên và xã hội trên toàn thế giới. Các cuộc đình công vì khí hậu, chống phân biệt chủng tộc với các chiến dịch như #MeToo đã thu hút sự chú ý toàn cầu về các quan điểm phát triển bền vững. Tính minh bạch được trợ giúp bởi thời đại thuật số này đã và đang định hình lại bối cảnh kinh doanh và tạo ra sự thay đổi kiến tạo khác: thay đổi kỳ vọng của xã hội về cách doanh nghiệp cần tham gia giải quyết những vấn đề này.
Người tiêu dùng ngày càng muốn mua sản phẩm bền vững trong toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm cả vấn đề công bằng và bình đẳng. Họ muốn thói quen tiêu dùng sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và nhiều người trong số đó lo ngại tác động của biến đổi khí hậu. Vào tháng 4 năm 2020, khi đại dịch Covid-19 lan rộng, một nghiên cứu về công dân trên 14 quốc gia cho thấy hơn 70% số người được khảo sát cho rằng về lâu dài, biến đổi khí hậu cũng là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như đại dịch.
Người lao động ngày càng quan tâm đến các hoạt động ESG của người sử dụng lao động trên khắp thế giới. Trong một khảo sát của Deloitte năm 2021, ba mươi phần trăm người được hỏi cho biết họ sẽ cân nhắc chuyển việc sang một công ty bền vững hơn, và theo khảo sát của Gallup năm 2021 cho thấy 7/10 người tìm việc ở Mỹ quan tâm đến hồ sơ môi trường của nhà tuyển dụng tiềm năng. Thông điệp đang được các nhà tuyển dụng truyền tải: Trong một cuộc khảo sát năm 2019 về các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Quỹ bảo vệ Môi trường cho thấy, 85% tin rằng nhân viên sẽ khiến họ có trách nhiệm hơn với tác động đối với môi trường, tăng 13% so với năm 2018.
Khi những áp lực này tăng lên, khả năng đáp ứng kỳ vọng về môi trường, xã hội của các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến giấy phép hoạt động xã hội của doanh nghiệp đó. Trong một số trường hợp, nếu các sản phẩm, phương thức kinh doanh hoặc thương hiệu của một doanh nghiệp không được xã hội chấp nhận thì bản thân mô hình kinh doanh đó có thể đã lỗi thời và không còn tính khả thi. Việc thay đổi phương thức kinh doanh hướng tới giá trị bền vững cốt lõi về môi trường và xã hội chỉ đơn giản là kinh doanh tốt: Nó có thể giúp giành được khách hàng; thu hút và giữ chân nhân tài; giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu quả sản xuất; giảm thiểu rủi ro và thiệt hại tiềm năng cho doanh nghiệp. Bằng cách cung cấp trao đổi thông tin cởi mở với công chúng và các bên liên quan đã cho thấy doanh nghiệp hiện nay ngày càng trở nên tôn trọng quan điểm của người tiêu dùng. Việc trao đổi này đã chuyển thành một hình thức mới của giá trị thị trường, trở thành niềm tin cho người tiêu dùng.
Tích hợp ESG là cơ hội để các công ty tinh chỉnh, bảo vệ và tạo ra giá trị kinh doanh
Khi thế giới bắt đầu giảm thải cacbon, cơ hội thị trường mới sẽ mở ra cho các doanh nghiệp
Nhu cầu xã hội và động lực thị trường có thể thúc đẩy doanh nghiệp kiểm tra lại dịch vụ của mình, nhưng nỗ lực này không phải là về vấn đề liên quan tới đạo đức hay lợi ích. Khi một doanh nghiệp bắt đầu đánh giá lại mình qua ESG, vấn đề quan trọng chính là yêu cầu làm rõ các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và phương pháp để xác định giá trị cũng như xây dựng báo cáo về các vấn đề đó.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp năng động thường đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, sẵn sàng nhanh chóng điều chỉnh cách thức điều hành doanh nghiệp và sẵn sàng nhận trách nhiệm. Họ cũng dễ dàng kiểm tra lại các mô hình kinh doanh của mình để đáp ứng tốt các yêu cầu từ thực tế mới hoặc tận dụng các cơ hội mới, tất cả đều có thể biến rủi ro thành lợi thế cạnh tranh.
Ví dụ, khi thế giới bắt đầu giảm thải cacbon, cơ hội thị trường mới sẽ mở ra cho các doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm và giải pháp phát thải cacbon thấp, sử dụng ít năng lượng và tài nguyên thiên nhiên hơn, thải ra ít khí nhà kính hơn, đồng thời có thể giúp giảm thiểu tác hại của khí hậu và hệ thống tái tạo tự nhiên.
Khi các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm tới việc giải quyết vấn đề về ESG, nhà đầu tư cũng sẽ tìm kiếm dữ về doanh nghiệp đang ứng dụng ESG và tìm cách nắm bắt cơ hội. Thành viên Hội đồng quản trị được kỳ vọng sẽ trở thành người giải thích các quyết định của mình khi những quyết định đó ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan (bao gồm cả môi trường và tính bền vững lâu dài của doanh nghiệp). Việc đặt ra các cam kết ESG trong chiến lược và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là minh chứng của doanh nghiệp cho các bên liên quan thấy rằng các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp đã tích hợp ESG trong vận hành doanh nghiệp. Việc này sẽ tạo dựng niềm tin, niềm tin chính là nền tảng của giá trị kinh doanh.
Sự thay đổi kiến tạo đáng kể khi ESG bắt đầu dịch chuyển dòng tiền
Hiện nay, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến ESG, điều nay có tác động sâu sắc đến báo cáo hàng năm của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm tìm kiếm cơ hội tạo ra giá trị mới để giải quyết vấn đề ESG, cộng đồng đầu tư nhanh chóng hiểu rằng doanh nghiệp nào có chương trình ESG hiệu quả có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn. Các nhà đầu tư hiện quan tâm nhiều hơn đến các cam kết và hành vi minh bạch doanh nghiệp mà các thành viên HĐQT thể hiện để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh.
Các cổ đông ngày nay quan tâm nhiều hơn đến bảng cân đối kế toán. Họ cũng tìm kiếm dữ liệu để giúp xác định các công ty đang tích hợp ESG vào hoạt động kinh doanh cốt lỗi của mình. Bởi vậy, ESG hiện thường được đưa vào quá trình phân tích, quyết định đầu tư và hoạt động cam kết.
Đánh giá đầu tư mới nhất của Liên minh Đầu tư bền vững toàn cầu cho thấy, đầu tư bền vững toàn cầu hiện đạt 35 nghìn tỷ đô la Mỹ – tăng 15% trong hai năm và tương đương 36% tổng tài sản được quản lý chuyên nghiệp. Năm 2020, các quỹ lớn với tiêu chí ESG thu được nhiều kết quả kinh doanh vượt trội.
Các nhà đầu tư ngày càng hoạt động tích cực và có những kỳ vọng của riêng mình. Climate Action 100+, một nhóm gồm hơn 600 nhà đầu tư nắm giữ hơn một nửa tổng số tài sản toàn cầu đã tập trung vào việc tham gia với các công ty quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi hướng đến không phát thải ròng. Hơn 70 nhà quản lý tài sản, bao gồm cả BlackRock và Vanguard, gần đây cũng đã ký cam kết với Sáng kiến Nhà đầu tư Net Zero, được thành lập để giúp đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2050.
Với nhiều rủi ro song hành với cơ hội lớn, ESG góp phần thúc đẩy nhiều nhà đầu tư ra quyết định hơn, từ đó kỳ vọng vào các công ty, doanh nghiệp sẽ đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn về ứng phó biến đổi khí hậu. Các nhà đầu tư cần thông tin nhất quán và đáng tin cậy về các nỗ lực áp dụng ESG của doanh nghiệp, khi đó, họ sẽ đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt vào doanh nghiệp phát triển bền vững và có khả năng phục hồi. Để có thể phân biệt giữa các công ty và các cơ hội đầu tư, các nhà đầu tư cần dữ liệu tin cậy và có kiểm chứng, nhu cầu này đang thúc đẩy kêu gọi về các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu và sự quan tâm của pháp luật đối với báo cáo ESG bắt buộc. Các chính phủ và cơ quan quản lý hiện cũng đang vào cuộc để thúc đẩy quá trình thay đổi nhanh hơn và có tính nhất quán hơn trong toàn bộ nền kinh tế.
Sự thay đổi kiến tạo sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền
Khi các doanh nghiệp muốn có lợi thế dẫn đầu, và khi không có một bộ tiêu chuẩn rõ ràng, thống nhất quy định báo cáo, họ sẽ chỉ đưa ra thông tin giới hạn ít ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp của mình. Việc hạn chế các dữ liệu để so sánh và kiểm chứng có thể khiến các nhà đầu tư khó đánh giá hiệu quả hoạt động và dẫn đến việc nhiều thông tin quan trọng dễ dàng bị bỏ qua.
Định hướng báo cáo ESG hiện đang nhanh chóng hướng tới các tiêu chuẩn công bố hài hòa trên toàn cầu. Vào tháng 6 năm 2021, Bộ trưởng Tài chính các nước G7 và các Thống đốc Ngân hàng Trung ương đã cam kết rõ ràng trong việc giải quyết các thách thức của ESG và nhanh chóng tiến tới hợp tác kinh tế đa phương toàn diện hơn. Một thông cáo của G20 vào tháng 7 năm 2021 đã củng cố thêm tầm quan trọng của nỗ lực này. Một dấu hiệu thay đổi khác được đưa ra dưới dạng một báo cáo của Doanh nghiệp Quốc tế về Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành tài chính trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang tương lai bền vững hơn. IOSCO nhấn mạnh nhu cầu đối với các nhà đầu tư phải có dữ liệu ESG để có thể só sánh, kiểm chứng, và chỉ khi quy định tiêu chuẩn hóa báo cáo ESG mới có thể đáp ứng nhu cầu đó.
Thực hiện vấn đề này, với sự chứng thực của G7, G20 và IOSCO, doanh nghiệp tiêu chuẩn Báo cáo tài chính Quốc tế đang chuẩn bị thành lập Ban tiêu chuẩn bền vững Quốc tế để cùng Ban tiêu chuẩn kế toán Quốc tế nhằm phát triển các tiêu chuẩn toàn cầu, từ đó có thể hình thành cơ sở toàn cầu về thông tin ESG.
Các cơ quan quản lý ở các khu vực tài phán riêng lẻ cũng đang hành động. Liên minh Châu Âu đã và đang thúc đẩy công tác báo cáo bền vững, yêu cầu công bố chi tiết hơn về một loạt các vấn đề bền vững từ các doanh nghiệp muốn được Liên minh Châu Âu bảo vệ. Tại Hoa Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) Gary Gensler cho biết ông muốn việc công bố về rủi ro khí hậu là bắt buộc và phải thực hiện ngay.
Các đề xuất mới về kế hoạch định giá carbon cũng đang được quan tâm. Điều này có thể ảnh hưởng bởi tác động của các chi phí khác liên quan đến biến đổi khí hậu vốn đã phát sinh thông qua các vấn đề như tài sản lỗi thời bị mất, chi phí bảo hiểm tăng và thiệt hại từ thiên tai.
Bên cạnh những nỗ lực của các cơ quan quản lý thị trường mang tính toàn cầu, một số chính phủ cũng bắt đầu có chính sách phản ứng. Những quy định mới đôi khi xung đột với lại những chính sách quản lý của các quốc gia. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp đã chủ động báo cáo ESG nhưng họ vẫn tìm cách đối phó với các quy định mang tính toàn cầu nếu như các quy định đó ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần tham gia với các cơ quan quản lý và tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực xây dựng bộ quy tắc manh tính hài hòa trên toàn cầu.
Áp dụng tư tưởng tuân thủ thuần túy là một chiến lược rủi ro cao
Tuy nhiên, trong thực tế kinh doanh không chỉ là nghĩa vụ tuân thủ. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đưa ra lựa chọn cơ bản: Tiếp cận các quy định về công bố thông tin ESG theo hướng tuân thủ một cách chiếu lệ hoặc tuân thủ triệt để và công nhận đây là một sự thay đổi mang tính chiến lược và sẽ đêm lại nhiều giá trị bề vững trong tương lai.
Xu hướng doanh nghiệp hoàn toàn tuân theo các quy tắc chung có thể là lựa chọn dễ dàng hơn nhưng lại khiến doanh nghiệp có thể không đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư, nhu cầu của khách hàng và hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Thích ứng để phát triển trong môi trường kinh doanh này đòi hỏi sự kết hợp phản hồi từ các bên liên quan vào kế hoạch kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, phát hiện những rủi ro mới có thể xuất hiện trong thời đại thay đổi môi trường và xã hội năng động, đồng thời xác định các cơ hội mới để tạo ra giá trị trong tương lai bền vững hơn. Đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm hiện tại nhằm mở ra cơ hội phát triển ở tương lai.
Vai trò của lãnh đạo trong việc đặt nền móng
Tại Việt Nam, Traphaco là một trong những doanh nghiệp tuân thủ ESG, theo đuổi sứ mệnh "con đường sức khỏe xanh"
Để đi trước xu hướng về quy định công bố thông tin ESG, hội đồng quản trị nên thực hiện một số bước cơ bản nhằm tích hợp tư duy của ESG vào đánh giá rủi ro, đưa ra quyết định và xác định các cơ hội mới:
Đưa ESG thường trực trong chương trình làm việc của hội đồng quản trị: Ban giám đốc có hiểu các yêu cầu quy định liên quan không? Có dữ liệu cần thiết để đưa ra các quyết định chiến lược với ESG không? Có thời gian dành riêng cho các chương trình nghị sự để thảo luận nghiêm túc ảnh hưởng của ESG đến doanh nghiệp không? Nếu không, chúng ta cần tìm xem trở ngại ở đây là gì? Đó có phải là sự bất đồng quan điểm từ một số thành viên hội đồng quản trị không? Có phải là thiếu thông tin không? Có phải thấy như không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh này?
Thu hút hội đồng quản trị khuyến khích hỗ trợ cho ESG: Hội đồng quản trị cần hiểu và ưu tiên ủng hộ ? Hội đồng quản trị có được cung cấp những phản hồi và dữ liệu thuyết phục để chứng minh vai trò của ESG đối với giá trị doanh nghiệp chưa? Mỗi trao đổi với hội đồng quản trị là một cơ hội để xây dựng lòng tin. Việc thiết lập cam kết ESG dựa trên chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và xác thực với mục đích của doanh nghiệp cho các bên liên quan thấy rằng doanh nghiệp đã tích hợp ESG vào cách doanh nghiệp vận hành.
Dành đủ nguồn lực để tích hợp ESG vào doanh nghiệp: Những kỹ năng và nguồn lực nào được đánh giá cần thiết ? Cách tiếp cận ngày nay được tích hợp như thế nào? Vị trí nào trong cả quá trình? Có đủ nguồn lực để làm việc đó không? Nếu không, đâu là điểm yếu? Doanh nghiệp có bộ phận phù hợp để hướng dẫn không? ESG đóng góp như thế nào vào chiến lược và mô hình kinh doanh? Có nguy cơ thông tin bị sai lệch không?
Đánh giá tác động của chiến lược: Liệu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã đáp ứng thích hợp với thực tế kinh doanh mới hay chưa? Lĩnh vực nào có tác động mạnh mẽ hơn? Nếu chưa biết chủ đề bền vững nào là quan trọng đối với doanh nghiệp thì việc đánh giá hoạt động giữa các doanh nghiệp tương tự, tìm kiếm ý kiến đóng góp của nhà đầu tư và các bên liên quan khác, học hỏi từ các cuộc thảo luận trên phương tiện truyền thông đều có thể là những cách để thách thức tư duy và thúc đẩy thay đổi.
Xác định kết quả một cách rõ ràng: Xác định mức độ thành công như thế nào đối với doanh nghiệp trong bối cảnh mới? Tầm nhìn với các mục tiêu và số liệu rõ ràng để đánh giá hiệu quả không? Nếu không, sẽ khó duy trì đà phát triển.
Nguồn Tạp chí Kinh tế và dự báo