[In trang]
Heineken Việt Nam hướng đến kinh tế tuần hoàn
Thứ sáu, 11/03/2022
Heineken Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất, kinh doanh bia, với nhiều dòng sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, cho nên lượng bao bì từ công ty là rất lớn. Trong 2021, Heineken Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy, sớm hơn 4 năm so với mục tiêu của tập đoàn mẹ trên toàn cầu....
Heineken Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất, kinh doanh bia, với nhiều dòng sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, cho nên lượng bao bì từ công ty là rất lớn. Trong 2021, Heineken Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy, sớm hơn 4 năm so với mục tiêu của tập đoàn mẹ trên toàn cầu....
Ngày 8/3/2022, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Tổng giám đốc Heineken Việt Nam- ông Alexander Koch. Tại buổi làm việc, Heinenken Việt Nam đề xuất mong muốn nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo từ 52% hiện nay lên 100% vào năm 2025 cũng như muốn được tham gia thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Tổng giám đốc Heineken Việt Nam
Nỗ lực hướng đến kinh tế tuần hoàn
Nằm trong nhóm doanh nghiệp phải thực thi công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với ngành hàng bao bì kể từ năm 2024, tuy nhiên, hoạt động tái chế, tái sử dụng bao bì nhằm hạn chế chất thải ra môi trường đã được Heineken Việt Nam thực hiện từ rất sớm.
Trong đó, 100% chai thủy tinh của Heineken được tái sử dụng hơn 30 lần. Nhờ vào đó, tỷ lệ chai thủy tinh tái sử dụng đạt 97%, ngoài ra 100% chai thủy tinh hết hạn sử dụng hoặc bị vỡ đều tiếp tục được đưa vào tái chế. Két nhựa đựng chai bia cũng được thiết kế theo hướng tái sử dụng nhiều nhất có thể. Theo đại diện Heineken, những chiếc két bia của hãng có tuổi thọ từ 5 – 10 năm và cũng được tái chế sau khi hết hạn hoặc hư hỏng. Đối với sản phẩm đóng lon, Heineken sử dụng thùng giấy carton và lon nhôm, cũng có khả năng tái chế lên đến 100%. 40% nguyên liệu nhôm và 100% giấy carton là sản phẩm tái sinh.
Chai thủy tinh Haineken có thể tái sử dụng trên 30 lần
Những năm gần đây, mô hình của Heineken và nhiều doanh nghiệp khác hướng đến nâng cao tỷ lệ tuần hoàn tài nguyên, giảm rác thải ra môi trường hiệu quả, nhận được những phản hồi tích cực. Đây là kinh nghiệm tốt cho Heineken cùng các doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực thi EPR trong tương lai.
Đại diện Heineken Việt Nam cho biết, Công ty đang tiếp tục hướng tới những kết quả cao hơn cho mô hình kinh tế tuần hoàn cũng như thực thi công cụ chính sách EPR, ví dụ như tăng tỷ lệ nguyên liệu tái sinh trong lon nhôm, trên tinh thần “tăng cường hợp tác và áp dụng kinh tế tuần hoàn trong toàn chuỗi giá trị”.
Heineken đưa ra cam kết tầm nhìn tới năm 2025 tái chế 100% rác thải, bù hoàn 100% nước và sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho hoạt động sản xuất. Trong đó, riêng đối với rác thải, công ty đã đạt được tỷ lệ 100% phụ phẩm, phế phẩm trong khâu sản xuất được tái sử dụng hoặc tái chế, do đó không còn rác thải chôn lấp.
Đến cuối năm 2021, Heineken đã cam kết tài trợ cho 25 dự án về nước sạch, đạt tỷ lệ 13,4% lượng nước được bù hoàn, cộng với khoản tài trợ trị giá 30 tỷ vào cuối năm ngoái để thực hiện kịp thời cam kết 2025. Đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo, hiện tại 52% năng lượng cho dây chuyền sản xuất của Heineken là nguồn năng lượng sạch. Công ty kỳ vọng nâng cao hơn nữa tỷ lệ nay thông qua cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp (DPPA) đang được Bộ Công thương lên kế hoạch.

Tổng giám đốc Heineken Việt Nam- ông Alexander Koch Heinenken đề xuất mong muốn nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo từ 52% hiện nay lên 100% vào năm 2025 cũng như muốn được tham gia thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp tại Việt Nam.
Vượt qua khó khăn để phát triển bền vững
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động kinh doanh gắn liền với ngành bán lẻ, nhà hàng, khách sạn của Heineken bị ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, đại diện Heineken khẳng định: “ngay cả trong giai đoạn biến động nhất, phát triển bền vững vẫn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động”.
Trong những trọng tâm phát triển bền vững của Heineken, được công bố bởi tập đoàn Heineken toàn cầu vào tháng 4/2021, vấn đề không phát thải ra môi trường và xây dựng thế giới công bằng, lành mạnh hơn là một trong những vấn đề được Heineken quan tâm và hướng đến.
Hồ cá trong khuôn viên nhà máy Heineken, với nguồn nước là nước thải đã qua xử lý.
Song hành với chiến lược không xả rác, bù hoàn nước, Tập đoàn đặt mục tiêu không phát thải khí thải carbon vào năm 2030 cho hoạt động sản xuất và năm 2040 cho toàn bộ chuỗi cung ứng, sớm hơn 10 năm so với cam kết của Việt Nam.
Một số hoạt động hướng tới phát triển bền vững của Heineken Việt Nam chịu ảnh hưởng phần nào do tác động của dịch bệnh, ví dụ như hiệu quả sử dụng năng lượng hay số lượng việc làm được Heineken hỗ trợ trong các nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, Covid-19 cũng đặt ra khoảng lặng để cộng đồng doanh nghiệp cũng như các chính phủ nghiêm túc nhìn nhận lại mô hình tăng trưởng, nghiêm túc xem xét lại các mục tiêu bền vững.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 hay cam kết tại COP26 của Việt Nam là câu trả lời rõ ràng cho lựa chọn phát triển xanh, bền vững, cũng là động lực quan trọng cho các doanh nghiệp tiên phong với mô hình kinh tế tuần hoàn như Heineken.
Đại diện Heineken Việt Nam đặt kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ sử dụng năng lượng tái tạo như cơ chế DPPA, cũng như các dự án đầu tư xây dựng ngành công nghiệp thu gom, tái chế được đẩy mạnh hơn nữa để tiếp sức cho Heineken cũng như cộng đồng doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bao trùm, thịnh vượng và bền vững.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công ty cũng như đóng góp cho ngân sách nhà nước. Nếu như năm 2019, Công ty đóng góp hơn 20.000 tỷ đồng thì năm 2020 giảm xuống còn dưới 17.000 tỷ đồng. Cùng đó giá nguyên liệu đầu vào tăng cao tạo sức ép cho chi phí vận hành công ty, và đặt ra bài toán làm sao để vận hành bền vững.
Công ty Heineken Việt Nam mong muốn Việt Nam có lộ trình phù hợp trong việc thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt cho giai đoạn 2022 – 2023 cũng như xem xét việc thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn dựa trên độ cồn nguyên chất. Heinenken Việt Nam cũng muốn nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo từ 52% hiện nay lên 100% vào năm 2025 cũng như muốn trong thời gian sớm nhất sẽ không phát thải khí thải carbon ra môi trường. 

Nhật Minh