Ngày 02/12, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công địa phương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Tỉnh phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Để nhận được hỗ trợ kinh phí khuyến công, các tổ chức, cá nhân phải là đơn vị trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh và có đề án khuyến công được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án.
Nội dung hỗ trợ hoạt động khuyến công, gồm:
Đào tạo nghề, truyền nghề; Hỗ trợ hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm; thành lập doanh nghiệp; mở rộng thị trường; Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ; áp dụng sản xuất sạch hơn; Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; hội chợ, triển lãm; xây dựng, đăng ký thương hiệu; trưng bày giới thiệu quảng bá sản phẩm; Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; bản tin, ấn phẩm; dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp; Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác, phát triển các cụm công nghiệp; nâng cao năng lực quản lý;
Mức hỗ trợ:
Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn, vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp trên 20 tỷ đồng: mức hỗ trợ 10 triệu đồng/doanh nghiệp; Vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 10 đến 20 tỷ đồng: mức hỗ trợ 05 triệu đồng/doanh nghiệp; Vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng: mức hỗ trợ 03 triệu đồng/doanh nghiệp.
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới: Dự án đầu tư trên 05 tỷ đồng: mức hỗ trợ 500 triệu đồng/mô hình; Dự án đầu tư trên 04 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng: mức hỗ trợ 400 triệu đồng/mô hình; Dự án đầu tư trên 03 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng: mức hỗ trợ 350 triệu đồng/mô hình; Dự án đầu tư trên 02 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng: mức hỗ trợ 300 triệu đồng/mô hình; Dự án đầu tư từ 01 tỷ đồng đến 02 tỷ đồng: mức hỗ trợ 250 triệu đồng/mô hình; Dự án đầu tư dưới 01 tỷ đồng: mức hỗ trợ 20% kinh phí/mô hình.
Hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đang hoạt động có hiệu quả cần hỗ trợ tuyên truyền phổ biến, nhân rộng để các tổ chức, cá nhân khác học tập; bao gồm các chi phí: hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ; hoàn thiện quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật: mức hỗ trợ không quá 70 triệu đồng/mô hình.
Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất CN-TTCN. Dự án đầu tư trên 400 triệu đồng: mức hỗ trợ 200 triệu đồng/cơ sở; Dự án đầu tư trên 300 đến 400 triệu đồng: mức hỗ trợ 150 triệu đồng/cơ sở; Dự án đầu tư trên 200 đến 300 triệu đồng: mức hỗ trợ 100 triệu đồng/cơ sở; Dự án đầu tư từ 150 đến 200 triệu đồng: mức hỗ trợ 75 triệu đồng/cơ sở; Dự án đầu tư dưới 150 triệu đồng: mức hỗ trợ 40% kinh phí/cơ sở.
Hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 35 triệu đồng/thương hiệu; Hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn: hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 55 triệu đồng/cơ sở; Hỗ trợ để thành lập hội, hiệp hội ngành nghề: tối đa 30% chi phí thành lập, cấp Huyện không quá 30 triệu đồng/hội, cấp Tỉnh không quá 50 triệu đồng/hội; Hỗ trợ để hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp, tối đa 50% chi phí nhưng không quá 75 triệu đồng/cụm liên kết; Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 200 triệu đồng/cơ sở; Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 1 tỷ đồng/cụm công nghiệp; Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 300 triệu đồng/cụm; Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp không quá 2 tỷ đồng/cụm,…