Xu hướng xử lý rác thải điện tử hiệu quả
Thứ tư, 27/10/2021
Hội thảo trực tuyến “Xu hướng công nghệ xử lý rác thải điện tử” do Trung tâm thông tin và thống kê Khoa học và công nghệ TP.HCM (CESTI, thuộc Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM) phối hợp với chuyên gia từ các viện, trường và doanh nghiệp công nghệ tổ chức
Vừa qua, Trung tâm thông tin và thống kê Khoa học và công nghệ TP.HCM (CESTI, thuộc Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM) phối hợp với chuyên gia từ các viện, trường và doanh nghiệp công nghệ tổ chức hội thảo “Xu hướng công nghệ xử lý rác thải điện tử” dưới hình thức trực tuyến.
Rác thải điện tử đang trở thành dòng rác thải sinh hoạt gia tăng nhanh nhất thế giới với nhiều lý do như: số lượng thiết bị điện tử được tiêu thụ ngày càng nhiều hơn, vòng đời ngắn hơn và các sản phẩm điện tử khi hư hỏng ít được sửa chữa, mà thay bằng mua mới.
Theo số liệu thống kê của Hội Thống kê rác thải toàn cầu (The Global E-Waste Statistics Partnership - GESP), trong năm 2019, Việt Nam có 514.000 tấn sản phẩm điện tử được đưa ra thị trường, phát sinh 257.000 tấn rác thải điện tử.
Đứng trước thực tế này, trên cơ sở các nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Đức Quảng - ĐH Bách khoa Hà Nội - dự báo mặc dù chất thải điện tử tại Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp hơn mức trung bình của thế giới nhưng đang gia tăng nhanh chóng và sẽ tiếp tục gia tăng nhanh trong thời gian tới và còn đa dạng về chủng loại nữa. PGS.TS Nguyễn Đức Quảng cho biết ở các nước đó, chất thải điện tử thường nằm trong danh mục của các sản phẩm phải thu hồi và xử lý theo cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.
PGS.TS. Lê Văn Lữ – ĐH tài nguyên và môi trường TP.HCM, giới thiệu Lò đốt bản mạch và tái chế kim loại trong xử lý rác thải điện tử. Giải pháp công nghệ này là thành quả từ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và ông nghệ (thực hiện tại Sở KH&CN TP.HCM), cho phép tái chế rác thải điện tử bằng phương pháp đốt có hiệu quả cao, tận thu nhanh và nhiều kim loại quý. Kim loại thu hồi được nấu - luyện trong lò tái chế kim loại thích hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hiệu suất tận thu. Lò đốt thiết kế đáp ứng quy chuẩn quốc gia QCVN 30:2012/BTNMT về bảo vệ môi trường.
“Một số giải pháp tái chế vàng và ứng dụng vật liệu hấp phụ trong công nghệ tái chế rác thải điện tử” là đề tài được giới thiệu bởi TS. Triệu Quốc An – Khoa kỹ thuật thực phẩm và môi trường của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành TP.HCM. Giải pháp này sử dụng hỗn hợp persulfate/hydroxyl peroxide để bóc tách vàng từ bảng mạch và sử dụng vật liệu hấp phụ ZrO2 được biến tính bề mặt với acid thioctic để phân tách ion Au(III) trong dung dịch, có thể là các lựa chọn thay thế cho quy trình thu hồi kim loại quý từ bảng mạch điện tử. Giải pháp này đã được triển khai thành công ở quy mô phòng thí nghiệm, giàu tiềm năng thương mại hóa, sẵn sàng hợp tác với các đơn vị có nhu cầu để hoàn thiện công nghệ và ứng dụng vào khai thác nguồn rác thải điện tử.
Theo số liệu thống kê của Hội Thống kê rác thải toàn cầu (The Global E-Waste Statistics Partnership - GESP), trong năm 2019, Việt Nam có 514.000 tấn sản phẩm điện tử được đưa ra thị trường, phát sinh 257.000 tấn rác thải điện tử.
Đứng trước thực tế này, trên cơ sở các nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Đức Quảng - ĐH Bách khoa Hà Nội - dự báo mặc dù chất thải điện tử tại Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp hơn mức trung bình của thế giới nhưng đang gia tăng nhanh chóng và sẽ tiếp tục gia tăng nhanh trong thời gian tới và còn đa dạng về chủng loại nữa. PGS.TS Nguyễn Đức Quảng cho biết ở các nước đó, chất thải điện tử thường nằm trong danh mục của các sản phẩm phải thu hồi và xử lý theo cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.
PGS.TS. Lê Văn Lữ – ĐH tài nguyên và môi trường TP.HCM, giới thiệu Lò đốt bản mạch và tái chế kim loại trong xử lý rác thải điện tử. Giải pháp công nghệ này là thành quả từ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và ông nghệ (thực hiện tại Sở KH&CN TP.HCM), cho phép tái chế rác thải điện tử bằng phương pháp đốt có hiệu quả cao, tận thu nhanh và nhiều kim loại quý. Kim loại thu hồi được nấu - luyện trong lò tái chế kim loại thích hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hiệu suất tận thu. Lò đốt thiết kế đáp ứng quy chuẩn quốc gia QCVN 30:2012/BTNMT về bảo vệ môi trường.
“Một số giải pháp tái chế vàng và ứng dụng vật liệu hấp phụ trong công nghệ tái chế rác thải điện tử” là đề tài được giới thiệu bởi TS. Triệu Quốc An – Khoa kỹ thuật thực phẩm và môi trường của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành TP.HCM. Giải pháp này sử dụng hỗn hợp persulfate/hydroxyl peroxide để bóc tách vàng từ bảng mạch và sử dụng vật liệu hấp phụ ZrO2 được biến tính bề mặt với acid thioctic để phân tách ion Au(III) trong dung dịch, có thể là các lựa chọn thay thế cho quy trình thu hồi kim loại quý từ bảng mạch điện tử. Giải pháp này đã được triển khai thành công ở quy mô phòng thí nghiệm, giàu tiềm năng thương mại hóa, sẵn sàng hợp tác với các đơn vị có nhu cầu để hoàn thiện công nghệ và ứng dụng vào khai thác nguồn rác thải điện tử.
Theo nghiên cứu, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách, rác thải điện tử sẽ ảnh hưởng một cách toàn diện tới con người và môi trường cả trực tiếp và gián tiếp. Khi những chất độc này ngấm vào đất, chúng sẽ ảnh hưởng đến cây trồng trong khu vực, từ đó dễ dàng xâm nhập vào nguồn cung cấp thực phẩm của người dân địa phương. Ảnh hưởng từ các độc tố này có thể khiến trẻ em bị dị tật bẩm sinh và người lớn mắc nhiều biến chứng về sức khỏe. Chất thải điện tử cũng tác động tiêu cực đến nguồn nước. Các chất độc như thủy ngân, chì, asen, bari... có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm và đi tới các ao, hồ. Nhiều loài động vật sinh sống dựa vào các nguồn nước này có thể bị bệnh, gây ra sự mất cân bằng trong hệ sinh thái. Con người nếu sử dụng nguồn nước này cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp như mắc bệnh ung thư, bệnh ngoài da, tổn thương mắt, não, thận, gan... thậm chí tử vong. |
Hà Trần t/h