Phân bón Văn Điển gắn với canh tác nông nghiệp bền vững
Thứ hai, 20/09/2021
Trên thị trường phân bón hiện nay, phân nung chảy Văn Điển không phải là phân hóa học, mà là phân khoáng thiên nhiên đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn.
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những vật tư quan trọng, góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Song hiện nay việc sử dụng phân bón của nông dân còn rất nhiều bất cập như việc chưa biết lựa chọn phân bón phù hợp với đất đai và cây trồng; nông dân chủ yếu sử dụng phân hóa học, dùng nhiều loại phân bón tan nhanh, kỹ thuật bón không đúng cách, bón phân không cân đối các chất dinh dưỡng đa – trung - vi lượng... gây ra sự lãng phí rất lớn.
Sử dụng phân bón Văn Điển thực sự là một hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp bền vững
Theo đánh giá của các nhà kinh tế, trong nông nghiệp, đầu tư phân bón chiếm 18-22% chi phí sản xuất, song mang lại trên 55% giá thành sản phẩm. Do vậy, việc lựa chọn loại phân bón thích hợp, bón đúng kỹ thuật, đủ số lượng theo yêu cầu của cây và phù hợp với tính chất đất là rất cần thiết và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Tổng kết các nghiên cứu khoa học và đánh giá thực tiễn sản xuất, PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã có kết luận: Hiệu lực sử dụng phân bón tăng nếu như dùng phân bón tan chậm và bón phân cân đối các loại dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, nhiều trường hợp có thể tiết kiệm tới 50% phân bón.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tử Siêm, chuyên gia đầu ngành về khoa học đất Việt Nam: Phân lân Văn Điển không phải là phân hóa học, nguyên liệu sử dụng hoàn toàn là quặng khoàng thiên nhiên; phương pháp chế biến bằng vật lý nhiệt, tuyệt đối không dùng hóa chất. Là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó lân và các dinh dưỡng trung – vi lượng dễ tiêu như Mg,Si, Ca, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… chiếm trên 96% và được cây trồng sử dụng triệt để, hấp thu trên 98%, không để lại tồn dư trong đất. Vì vậy rất phù hợp với canh tác nông sản sạch an toàn theo hướng VietGAP và GlobalGAP. Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên đây là loại phân bón có tính kiềm tiềm tàng. Tác dụng khử chua và khả năng khử độc đất của 1kg phân lân nung chảy văn Điển tương đương 0.5kg vôi củ.
Phân không tan trong nước nên hiệu quả sử dụng đến 95-97% là loại phân bón bền vững, không bị rửa trôi, bay hơi hoặc bị các chất Fe, Al chuyển hóa thành các dạng khó tiêu cho cây trồng. Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu cây trồng trong cả quá trình sinh trưởng phát triển; đồng thời phóng thích ra các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh PH môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng.
Qua quá trình sử dụng, phân bón Văn Điển đã có thương hiệu và là niềm tin với bà con. Tuy không phải bón thêm vôi song đất nông nghiệp được cải tạo, giảm độ chua và tăng tơi xốp hơn, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt hơn, chất lượng cao hơn trong khi nông dân đã giảm phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ mội trường sinh thái, đồng thời giảm công lao động mà hiệu quả kinh tế tăng thêm.
Từ thực tiễn sản xuất cho thấy các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển thực sự là một hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp bền vững nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tổng kết các nghiên cứu khoa học và đánh giá thực tiễn sản xuất, PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã có kết luận: Hiệu lực sử dụng phân bón tăng nếu như dùng phân bón tan chậm và bón phân cân đối các loại dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, nhiều trường hợp có thể tiết kiệm tới 50% phân bón.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tử Siêm, chuyên gia đầu ngành về khoa học đất Việt Nam: Phân lân Văn Điển không phải là phân hóa học, nguyên liệu sử dụng hoàn toàn là quặng khoàng thiên nhiên; phương pháp chế biến bằng vật lý nhiệt, tuyệt đối không dùng hóa chất. Là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó lân và các dinh dưỡng trung – vi lượng dễ tiêu như Mg,Si, Ca, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… chiếm trên 96% và được cây trồng sử dụng triệt để, hấp thu trên 98%, không để lại tồn dư trong đất. Vì vậy rất phù hợp với canh tác nông sản sạch an toàn theo hướng VietGAP và GlobalGAP. Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên đây là loại phân bón có tính kiềm tiềm tàng. Tác dụng khử chua và khả năng khử độc đất của 1kg phân lân nung chảy văn Điển tương đương 0.5kg vôi củ.
Phân không tan trong nước nên hiệu quả sử dụng đến 95-97% là loại phân bón bền vững, không bị rửa trôi, bay hơi hoặc bị các chất Fe, Al chuyển hóa thành các dạng khó tiêu cho cây trồng. Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu cây trồng trong cả quá trình sinh trưởng phát triển; đồng thời phóng thích ra các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh PH môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng.
Qua quá trình sử dụng, phân bón Văn Điển đã có thương hiệu và là niềm tin với bà con. Tuy không phải bón thêm vôi song đất nông nghiệp được cải tạo, giảm độ chua và tăng tơi xốp hơn, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt hơn, chất lượng cao hơn trong khi nông dân đã giảm phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ mội trường sinh thái, đồng thời giảm công lao động mà hiệu quả kinh tế tăng thêm.
Từ thực tiễn sản xuất cho thấy các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển thực sự là một hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp bền vững nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hà Trần t/h