Bắc Ninh, chỉ pho phép vận hành sản xuất, khi có hệ thống xử lý môi trường
Thứ sáu, 17/09/2021
Nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, UNND tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra các phương án xử lý mạnh tay, đồng thời giao Sở Tài nguyên môi trường theo dõi và hướng dẫn các cơ sở cải tạo nhằm đạt đủ các điều kiện môi trường để vận hành.
Nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, UNND tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra các phương án xử lý mạnh tay, đồng thời giao Sở Tài nguyên môi trường theo dõi và hướng dẫn các cơ sở cải tạo nhằm đạt đủ các điều kiện môi trường để vận hành.
Tỉnh Bắc Ninh quyết liệt xử lý các cơ sở sản xuất không đủ điều kiện vận hành ảnh hưởng xấu tới môi trường. Nguồn ảnh: phapluattuoitre.
Tỉnh Bắc Ninh có một cố cụm công nghiệp (CCN) tập trung đông các doanh nghiệp sản xuất giấy, như Phong Khê và Phú Lâm. Mặc dù các CCN đóng góp một phần quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, nhưng nó cũng để lại không ít vấn đề nhức nhối về môi trường.
Nhiều năm qua, con sông Ngũ Huyện Khê đoạn bắc qua phường Phong Khê thường xuyên có tình trạng kết bùn đen đặc, mùi hôi thối. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc xả thải bừa bãi của hơn 200 cơ sở sản xuất giấy trong CCN Phong Khê. Cuộc sống của người dân sinh sống xung quanh CCN cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bụi bẩn, khói đen và tiếng ồn xả ra từ đó.
Cách đó không xa, tại huyện Tiên Du, tình trạng ô nhiễm không khí cũng không khá hơn. Người dân phản ánh tình trạng khói đen xì xả ra từ các ống khói là chuyện "thường ngày ở huyện". "Chỉ mới đi gần tới CCN đã ngửi thấy mùi khói khét lẹt, huống hồ chúng tôi sống ngay gần đó thật sự rất khổ vì suốt ngày phải hít khói độc hại. Nhất là nhà nào có trẻ con người già", ông Phạm Văn Bê, một cư dân sống gần CCN cho biết. Theo phản ánh của người dân, khi chính quyền không cho xả nước thải ra sông thì cơ sở sản xuất xả thẳng ra đường, cản trở sự đi lại và mỹ quan, đồng thời ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống làng quê. Mặc dù đã được chính quyền địa phương nhắc nhở và xử lý nhiều lần, nhưng tình trạng ô nhiễm nặng tại các CCN vẫn là vấn đề nhức nhối nhiều năm nay.
Nhằm giải quyết mạnh tay các cơ sở không đạt đủ tiêu chuẩn để trả lại môi trường trong lành cho nhân dân, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở TN&MT, UBND các cấp và các cơ quan hữu quan vào cuộc. Qua những biện pháp cứng rắn của chính quyền, tình hình đã phần nào được cải thiện.
Một cơ sở sản xuất đầu tư hệ thống xử lý nước thải hơn 10 tỷ đồng trong vòng 2 tháng với mong muốn sớm được hoạt động trở lại. Nguồn ảnh: phapluattuoitre.
Cụ thể, qua quá trình kiểm tra rà soát, chính quyền đã xử phạt, đình chỉ hơn 20 cơ sở sản xuất vi phạm quy định về BVMT. Đồng thời hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở đang hoạt động nhanh chóng hoàn thiện nâng cấp hệ thống xử lý nước thải. Trong quá trình này, hơn 200 cơ sở thuộc các CCN đã đăng ký mua thiết bị và xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, địa phương cũng thực hiện các biện pháp nạo vét bùn, làm sạch lòng sông và ngăn xả thải bẩn tại sông Ngũ Huyện Khuê. Theo số liệu ghi nhận tháng 8/2021, chất lượng nước tại đây đã được cải thiện đáng kể, đạt loại B1 theo quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT.
Về chất lượng không khí, đoàn kiểm tra ghi nhận sau thời gian siết chặt các quy định về khí thải khói bụi, lượng xả thải bụi bẩn, khói đen, tiếng ồn tại các CCN đã giảm đáng kể. Nhiều cơ sở để có đủ điều kiện tiếp tục hoạt động đã đầu tư sử dụng hơi thương phẩm thay cho lò đốt thủ công truyền thống. Ông Ngô Đức Hảo, Giám đốc Công ty TNHH Giấy Đức Huỳnh, CCN Phong Khê cho biết doanh nghiệp vừa đầu tư hơn tỷ đồng mua hơi thương phẩm. Mặc dù số vốn tương đối lớn nhưng ông Hảo cho biết đây cũng là khoản đầu tư thích đáng để cải thiện môi trường sản xuất.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và cơ quan hữu quan cũng yêu cầu các doanh nghiệp mua lò hơi đốt để hạn chế phế thải công nghiệp. Doanh nghiệp không đủ điều kiện đầu tư lò hơi đốt bắt buộc phải ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với đơn vị có đủ năng lực để làm sạch môi trường… Tất cả các nỗ lực này nhằm hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm nguồn đất, nước và không khí nói chung tại các CCN.
Vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải tại CCN Phong Khê. Nguồn ảnh: phapluattuoitre.
Trong cuộc họp về xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường CCN mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh đã đặt mục tiêu xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường từ nay đến cuối năm 2021. Theo đó, các cơ sở sản xuất chỉ được phép hoạt động khi không có nước thải chưa xử lý ra môi trường, gắn hệ thống quan trắc online và báo cáo thường xuyên về Sở TNMT.
Đồng thời, tỉnh chỉ cho phép các cơ sở có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phép hoạt động. Các cơ sở này cũng phải có cam kết xây dựng xong công trình xử lý nước thải, nâng cấp các phương thức sản xuất cũ bằng các phương thức mới thân thiện môi trường hơn.
Việc theo dõi, hướng dẫn các cơ sở cải tạo nhằm đạt đủ điều kiện môi trường sẽ do Sở TNMT phụ trách và báo cáo thường xuyên lên UBND tỉnh. Sở sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để các cơ sở chưa đủ điều kiện vận hành vẫn hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường chung.
CCN Phú Lâm và CCN Phong Khê tập trung hơn 300 cơ sở sản xuất, chủ yếu là làm giấy. Các CCN đã tạo công ăn việc làm cho hơn hàng nghìn lao động và đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên do đã vận hành lâu năm và không có hệ thống xử lý nước, rác thải đồng bộ, hạ tầng kỹ thuật tại các CCN đang xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều chủ cơ sở chưa có ý thức tốt về BVMT cũng làm ảnh hưởng đến môi trường CCN nói chung. Trước tình hình này, tỉnh Bắc Ninh đã họp bàn và đưa ra phương án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật tại các CCN theo phương án xã hội hoá và trích một phần ngân sách hỗ trợ (nếu có). |
Cẩm Giàng