Chiến lược tăng trưởng xanh chính là giải pháp tối ưu nhằm làm giảm thiểu tác hại đến môi trường, làm chậm quá trình nóng lên của trái đất, đó cũng là xu hướng chung của thế giới.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH). Dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ thiên tai ở nước ta ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng kinh tế.
Theo các nhà khoa học, trong khi tài nguyên thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học đang bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, BĐKH ngày càng rõ nét, nhiều quốc gia đã lựa chọn kinh tế Xanh là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng bộ những vấn nạn đang tiếp diễn phức tạp. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế Xanh sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ các-bon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn...
Cùng với xu hướng đó, tăng trưởng Xanh hiện đang là một trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia ở Việt Nam để đối phó với BĐKH, hướng đến nền kinh tế các-bon thấp trong tương lai.
Để thực hiện được chiến lược trên, theo ông Nguyễn Hữu Lam Sơn (Văn phòng Chính phủ), Việt Nam cần làm một số việc sau:
Thứ nhất, cần thực thi từng bước các quy định trong Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH và Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn. Theo đó, mỗi quốc gia đều có trách nhiệm ban hành các chính sách, quy định pháp luật và thực hiện các biện pháp thích ứng về giảm nhẹ sự thay đổi khí hậu. Cùng với đó là có chính sách "Xanh hóa" các hoạt động có thể được ở các doanh nghiệp, công sở.
Thứ hai, xây dựng cơ chế mang tính nguyên tắc, buộc phải đánh giá tác động môi trường đối với bất kỳ hoạt động nào cỏ khả năng ảnh hưởng lớn tới môi trường thiên nhiên, trước khi chúng được thông qua.
Thứ ba, quản lý chặt chẽ công nghệ, hàng hóa xuất-nhập khẩu có liên quan đến phát thải khí nhà kính. Kết hợp thuế bảo vệ môi trường vào hệ thống thuế nhập khẩu.
Việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường đôi với hàng nhập khâu sẽ đạt được nhiêu mục tiêu: bảo vệ môi trường, bảo hộ sản xuất, tăng thu ngân sách nhà nước... Điều này không trái với nguyên tắc của WTO, mà về một ý nghĩa nào đó còn được dư luận xã hội ủng hộ.
Xem xét khả năng áp dụng đấu giá các giấy phép nhậu khẩu đối với những hàng hoá gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Đây là chính sách cần thiết có tác động điều chỉnh trực tiếp đối với các sản phẩm gây hại đến môi trường, phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính... Qua đó, số tiền mà Nhà nước thu được sẽ dùng để lập quỳ bảo vệ môi trường.
Thứ tư, ban hành các chính sách hỗ trợ nhất định để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng thu được lợi ích kinh tế từ việc đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường. Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, như: Cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn; Khuyến khích các doanh nghiệp cùng góp vốn đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm trong làng nghề, cụm công nghiệp theo phương thức Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm; Hồ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về thông tin, khả năng tiếp cận dịch vụ môi trường và nguồn nguyên liệu sạch; Trợ giúp các doanh nghiệp trong việc áp dụng/chứng chỉ phù hợp; Nhanh chóng hình thành nguồn vốn hoặc quỹ môi trường của ngành để trợ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực thực thi quy định và pháp luật bảo vệ môi trường.
Thứ năm, cần phải tạo những áp lực cần thiết từ cộng đồng xã hội, hiệp hội ngành nghề, tổ chức, buộc các nhà kinh doanh chỉ cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường cho người tiêu dùng. Điều này sẽ có tác động lan tỏa tới các nhà sản xuất.
Thứ sáu, về phía các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh phải phù hợp với các quy định tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, đầu tư đổi mới công nghệ đồng bộ và hiện đại để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực phân tích kinh tế và môi trường, biết gắn kết lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, khả năng phân tích chi phí - lợi ích khi phải tiến hành đồng thời cả nhiệm vụ kinh doanh và thực thi quy định môi trường, để từ đó họ có những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Doanh nghiệp nên hình thành bộ phận nghiên cứu và thực thi các quy định môi trường. Hàng tháng, hàng quý và kết thúc năm phải có báo cáo đánh giá của doanh nghiệp về thực thi quy định của pháp luật về môi trường.
Thứ bảy, xây dựng một chính sách tiêu dùng họp lý, khoa học. cần phải xem hướng dẫn tiêu dùng như là một bộ phận trong giáo dục lối sống của cộng đồng để đạt đến sự phát triển bền vững. Một chính sách tiêu dùng hợp lý, được chấp nhận sẽ góp phần sử dụng có khoa học các tài nguyên thiên nhiên. Tiêu dùng có văn hoá và mang tính nhân bản là tiêu dùng không chỉ cho hôm nay, mà còn nghĩ đến tương lai của thế hệ mai sau.
Hạ Lan