[In trang]
Ngành Cao su: Đột phá công nghệ nồi hơi SX bóng
Thứ sáu, 14/11/2014
Cũng với công suất như thế, trước đây chạy 4.500 sản phẩm/ngày, 6 phút/sản phẩm với 21 tấn hơi, còn nay 5.500 sản phẩm/ngày, 4 phút/ sản phẩm và 16,5 tấn hơi.

Cũng với công suất như thế, trước đây chạy 4.500 sản phẩm/ngày, 6 phút/sản phẩm với 21 tấn hơi, còn nay 5.500 sản phẩm/ngày, 4 phút/ sản phẩm và 16,5 tấn hơi.

Ít ai biết, những quả bóng tròn, bầu dục lăn trên sân cỏ ở các nước Nam Mỹ, châu Âu có một phần xuất xứ từ Việt Nam mà Cty CP Thể thao Ngôi sao Geru, một DN duy nhất của Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) SX ra các loại bóng "đặc chủng" nói trên.

Nồi hơi công nghệ đốt trấu giải quyết được bài toán hiệu quả kinh tế và môi trường


Để SX ra một quả bóng (gọi tắt sản phẩm) phải cần có một dây chuyền thiết bị đồng bộ bao gồm nồi hơi, máy nén khí, máy luyện kín, máy cán 2 trục, máy cán 4 trục xuất tấm, máy định hình, máy lưu hóa. Trong đó, nồi hơi đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấp nhiệt để lưu hóa sản phẩm (hiện tại đang cấp hơi 170oC). Lâu nay đơn vị vẫn dùng 2 nồi hơi sử dụng nhiên liệu dầu để đốt, tuy nhiên trong quá trình vận hành nhiều năm qua đã bộc lộ nhược điểm không thể khắc phục, đó là việc gây ô nhiễm môi trường kéo dài, bởi việc đốt hơi bằng dầu sản sinh ra khí CO2 và S (lưu huỳnh) ở nồng độ cao, trong khi xưởng SX quả bóng lại nằm trong khu dân cư đường Tân Kỳ - Tân Qúy, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM. Vì vậy, gần như năm nào, Cty cũng bị Cục Cảnh sát môi trường và Sở TN-MT TP.HCM kiểm tra xử phạt. Tháng 8 vừa rồi, ngành chức năng đã ra biên bản xử phạt Cty 120 triệu về hành vi xả khí thải độc hại ra môi trường.


"Trước tình hình này, chúng tôi buộc phải suy nghĩ theo hướng thay đổi công nghệ đốt hơi. Thay vì dùng dầu DO thì lần này phải dùng trấu (vỏ hạt lúa sau khi chà lấy gạo - PV) để đốt. Có như thế mới không gây ô nhiễm môi trường"- ông Trần Văn Hạnh, TGĐ Cty nói.


Thế nhưng, điều trăn trở của ông Hạnh là giá trên thị trường một thiết bị nồi hơi đốt trấu không dưới 2 tỷ, trong khi công nhân xưa nay lại quen đốt dầu, hơn nữa dùng nhiên liệu trấu phải đạt tiêu chuẩn khô và sạch thì phải mua ở đâu? Cuối cùng sau khi xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tập đoàn, Cty quyết định hợp tác với một DN ở TP Cần Thơ theo phương án phía đối tác chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí đầu tư nồi hơi, con người vận hành kỹ thuật, bảo trì bảo dưỡng; còn phía Cty chỉ mua hơi theo giá hơn 1 triệu đồng/tấn hơi.


Sau khi được tin Cty thay đổi công nghệ đốt hơi, ông Võ Sỹ Lực, Chủ tịch Hội đồng thành viên VRG đã trực tiếp kiểm tra và đánh giá cao mô hình, đó là giải quyết được bài toán kinh tế và môi trường. Trước đây 1 năm chi phí 10 tỷ tiền dầu, trong khi vốn điều lệ Cty có 22 tỷ đồng, rõ ràng 1 năm tiết kiệm 3 tỷ đồng, hiệu quả đạt 10 - 13%. "Công nghệ dùng trấu đốt hơi của Cty Geru xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm", ông Lực nhấn mạnh.


Ông Phan Văn Phùng, Trưởng phòng Kỹ thuật Cty cho biết, trước đây Cty mua dầu đốt lò hơi, vận hành, chi phí bảo trì bảo dưỡng kiểm định các cái. Tiền dầu bình quân 800 triệu đồng/tháng. Tính ra giá thành 1 tấn hơi lên đến 1,6 triệu đồng.


Nhưng từ ngày lắp đặt nồi hơi mới thay 2 nồi hơi cũ, mỗi tháng chỉ trả tiền mua hơi cho đối tác hơn 400 triệu đồng, hiệu quả gấp 2 lần, việc cung cấp hơi ổn định hơn trước, giảm được phế phẩm.


Đặc biệt, chất lượng sản phẩm ra "ngọt" hơn, tình trạng xuất (xưởng) mốc, bề mặt không đẹp đã dứt điểm. Cũng với công suất như thế, trước đây chạy 4.500 sản phẩm/ngày, 6 phút/sản phẩm với 21 tấn hơi, còn nay 5.500 sản phẩm/ngày, 4 phút/ sản phẩm và 16,5 tấn hơi.

Sau khi lấy kết quả giám định chất lượng khói thải từ công nghệ nồi hơi đốt trấu của Viện Môi trường - Tài nguyên (ĐH Bách khoa TP.HCM) gửi Sở TN-MT thì họ chấp nhận và yêu cầu không sử dụng 2 nồi hơi cũ (đốt dầu) nữa, từ đó việc sử phạt cũng được bãi bỏ bởi thiết bị áp lực họ đang quản lý. Điều đáng nói là Cty ký hợp đồng với đối tác 3 tháng nhưng chỉ 50 ngày đã hoàn thành.


"Ngay từ giây phút cấp hơi đầu tiên không hề xảy ra trục trặc. Tiếp theo là những hiệu ứng tích cực, cơ hội thay đổi công nghệ lưu hóa nhằm giảm thời gian lưu hóa, cũng như việc tăng suất lao động được bắt đầu. Đây là một quyết định gọn gàng, rất có ý nghĩa khi giá mủ cao su nguyên liệu đang xuống thấp. Mô hình cần được nhân rộng ra. Nồi hơi đây chỉ có 2 tấn, nhưng có những nồi hơi lên đến 30 tấn đặt ngay trung tâm TP.HCM cũng không có vấn đề về môi trường", ông Hạnh khẳng định.